1. Phần trích trên trích trong văn bản Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh.
Xuất xứ của văn bản:
- Trích "Văn chương và hành động"
- Được in trong "Bình luận văn chương" (1998)
2. Nội dung của đoạn trích: Đoạn trích khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương.
Phương thức biểu đạt của đoạn trích là tự sự và nghị luận.
3. Văn có nghĩa là vẻ đẹp, chương có nghĩa là sự sáng tỏ. Ta có thể hiểu văn chương dụng ngôn từ đẹp, ý tứ rõ ràng, minh bạch, tức là người đọc hiểu rõ tác phẩm đó muốn biểu đạt điều gì.
4. Trong cuộc sống của chúng ta, văn chương là một trong những thứ rất quan trọng. Văn chương là hình dung của sự sống, nó phản ánh lại những gì có trong thực tế. Văn chương giúp chúng ta có những tình cảm mà chúng ta không có và rèn luyện cho chúng ta những tình cảm ta đã sẵn có. Khi chúng ta đọc một tác phẩm văn chương như Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ta lại càng thêm cảm thương cho những người nông dân chất phát bị đè nén trong xã hội phong kiến và ta càng thêm căm hờn những tên quan lại tham lam, tàn bạo; đó là văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có. Còn với những tình cảm ta sẵn có như yêu quê hương, yêu đất nước khi chúng ta đọc những tác phẩm như Nam quốc sơn hà, chúng ta lại càng thêm yêu quê hương, đất nước. Sẽ như thế nào nếu thế giới này không có văn chương? Có lẽ lúc đó, chúng ta sẽ trở nên nghèo nàn về cả tâm linh lẫn cảm xúc.
5. Văn bản có cùng phương thức biểu đạt với văn bản trên là Đức tính giản dị của Bác Hồ và tác giả là Phạm Văn Đồng.