LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Trạng ngữ trong câu thuộc loại trạng ngữ nào sau đây

Câu 6 : Trạng ngữ trong câu: “Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.” thuộc loại trạng ngữ nào sau đây?
A. Trạng ngữ chỉ mục đích
B. Trạng ngữ chỉ phương tiện
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Câu 7: Câu: “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.” gồm có mấy vế câu?
A. 1 vế câu
B. 2 vế câu
C. 3 vế câu
D. 4 vế câu
Câu 8: Dấu hai chấm trong câu: “Áo dài phụ nữ có hai loại: Áo dài tứ thân và áo dài năm thân.” có tác dụng gì?
A. Báo hiệu một sự liệt kê.
B. Để dẫn lời nói của nhân vật.
C. Báo hiệu bộ phận đứng trước giải thích cho bộ phận đứng sau.
D. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 9: Nếu phải chuyển trường vì lý do gia đình, em viết đơn xin chuyển trường cần gửi cho ai ?
A. Thầy ( cô) hiệu trưởng của trường mới.
B. Thầy ( cô) hiệu trưởng của trường cũ.
C. Thầy ( cô) hiệu trưởng của trường mới và trường cũ.
D. Thầy ( cô) chủ nhiệm của trường mới và trường cũ.
Câu 10: Dòng nào có từ mà tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?
A. Nhân loại, nhân tài, nhân lực.
B. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.
C. Nhân công, nhân chứng, chủ nhân.
D. Nhân dân, quân nhân, nhân vật.
Câu 11: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ.
B. Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy con sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.
C. Mùa xuân, hoa đào, hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc.
D. Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới là tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương.
Câu 12: Từ nào sau đây gần nghĩa nhất với từ hoà bình?
A) Bình yên.
B) Hoà thuận.
C) Thái bình.
D) Hiền hoà.
Câu 13: Câu nào sau đây không phải là câu ghép.
A) Cánh đồng lúa quê em đang chín rộ.
B) Mây đen kéo kín bầu trời, cơn mưa ập tới.
C) Bố đi xa về, cả nhà vui mừng.
D) Bầu trời đầy sao nhưng lặng gió.
Câu 14:Trong câu thơ “Sao đang vui vẻ ra buồn bã/ Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.” có những từ trái nghĩa nào?
A.Vui – buồn
B.Mới – đã
C.Vui vẻ - buồn bã và quen – lạ lùng
D.Đang vui – đã lạ lùng
Câu 15: Câu:"Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực không?" thuộc kiểu câu:
A. Câu cầu khiến
B. Câu hỏi
C. Câu hỏi có mục đích cầu khiến.
D. Câu cảm.
Câu 16: Từ trái nghĩa với từ “ thắng lợi” là:
A.Thua cuộc
B.Chiến bại
C.Tổn thất
D.Thất bại
0 trả lời
Hỏi chi tiết
216

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư