Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn nghị luận về câu ca dao sau

viết 1 bài văn ghị luận ề câu ca dao ăn quả nhớ kẻ trồng cây( ko đc tra trên mạng chỉ thâm khảo)
bạn nào giỏi văn giúp mik với
đg cần gấp ạ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
116
1
0
Avicii
17/03/2022 19:53:22
+5đ tặng

Dân tộc ta với hơn 4000 năm văn hiến, trải qua biết bao nhiêu thay đổi của thời đại, thế nhưng những nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của dân tộc, những phẩm chất đáng quý mà ông cha ta cố gắng giữ gìn và phát huy bao đời nay từ tiếng nói, chữ viết, văn hóa dân gian, phong tục tập quán,... và đặc biệt không thể thiếu đó là truyền thống ân nghĩa với cội nguồn dân tộc. Điều đó thể hiện qua rất nhiều các hoạt động lễ hội ví như lễ Hội Đền Hùng nổi tiếng với câu ca dao "Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3". Hay trong các văn học dân gian ta cũng thấy có sự xuất hiện của nhiều những câu ca dao tục ngữ nhắc nhở con cháu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ví như "Uống nước nhớ nguồn", "Chim có tổ, người có tông", "Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu"... và một trong số đó là câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" với những tầng nghĩa sâu sắc, trở thành đạo lý sống mà chúng ta vẫn thường nghe cha mẹ bảo ban từ thuở còn ấu thơ.

Trước tiên ta cùng tìm hiểu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Mỗi khi nhắc về "quả" , người ta thường mường tượng đến thứ sản phẩm ngọt lành và là kết tinh tuyệt vời nhất của cây, sao bao nhiêu ngày đơm bông, kết trái, nuôi dưỡng. Nhưng dĩ nhiên cây không thể tự mọc, rồi tự cho ra thứ quà thơm ngon thế được, nếu có thì là thứ quả dại vừa chua vừa chát, không thì cũng sâu xia, ỏng eo chẳng đáng giá. Mà ở đây để có được quả vừa ngon vừa ngọt vừa đẹp đẽ thì phải có bàn tay của "kẻ trồng cây", bàn tay cần cù, tỉ mỉ, chăm bón hàng ngày. Dõi theo cây từ những ngày gieo hạt, lúc cây mọc lá, phát cành, cung cấp cho cây đủ nước nôi, phân bón, bảo vệ cây khỏi sâu bệnh hại. Chăm chút từng đóa hoa, từng cái quả, để cuối cùng sau bao ngày mong đợi những chùm quả trĩu nặng chín vàng, chín đỏ trên cây chính là phần thưởng cho người có công chịu khó bỏ tâm huyết của mình vào cái cây đó. Chính vì thế khi ta ăn một thứ quả ngọt lành thì trước tiên phải nghĩ đến người tạo ra nó đã phải vất vả, dãi nắng dầm sương bao lâu, phải nhớ đến công sức mà những người trồng đã bỏ ra. Để biết trân trọng hơn những thứ mà ta được tận hưởng, đồng thời cũng trân trọng và biết ơn sâu sắc những người đã vất vả tạo ra nó. Mở rộng ra ngoài khuôn khổ của quả ngọt và kẻ trồng cây, thì cây tục ngữ chính là lời khuyên dạy sâu sắc của cha ông ta đối với mỗi con người về lòng biết ơn, nhắc nhở chúng ta rằng mỗi một thành quả mà chúng ta hưởng dụng ngày hôm nay không phải tự nhiên mà xuất hiện. Mà nó là cả một quá trình phấn đấu, gây dựng của những người đi trước, trong đó thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu, và tất cả tâm huyết của biết bao lớp người.

Người đầu tiên mà chúng ta phải biết ơn trên cõi đời này chính là cha mẹ của chúng ta, khi tôi ngồi đây viết nên những dòng chữ này, tôi đã thấy rất xúc động khi nghĩ về người mẹ tảo tần, mưa nắng, mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày để cho tôi một hình hài dáng vẻ lành lặn, tôi biết ơn phụ mẫu đã cho dạy dỗ nâng đỡ tôi từng bước tiến vào đời. Họ cho tôi một cuộc sống trải đầy những đóa hoa yêu thương hạnh phúc, còn bản thân mình thì chấp nhận dầm mưa dãi nắng, dành hết tất cả những gì tốt đẹp nhất về cho con bao gồm các điều kiện vật chất, giáo dục, giải trí,... Có lẽ rằng đối với các bậc cha mẹ, chúng ta chỉ biết ơn thôi thì không bao giờ là đủ, bản thân mỗi chúng ta phải có những hành động sâu sắc hơn, thiết thực hơn để báo đáp công ơn của cha mẹ.

Xa hơn một chút, bản thân chúng ta ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành không chỉ là nhờ sự giáo dục chăm sóc của gia đình mà còn phụ thuộc rất nhiều vào công lao của những "người lái đò", đó là những người thầy người cô dành cả đời đứng trên bục giảng, quanh năm hít mùi bụi phấn, dành mọi tâm huyết để truyền dạy cho chúng ta những lớp hành trang tri thức, để chúng ta bước vào đời một cách dễ dàng hơn. Hơn ai hết họ xứng đáng là những người được trân trọng, được tri ân sâu sắc, bởi một xã hội chỉ phát triển khi nền giáo dục của xã hội ấy phát triển. Ông cha ta từ xưa đến nay cũng đã dạy "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy", hay truyền thống "Tôn sư trọng đạo" cũng là một trong những biến thể của lòng biết ơn dành cho thầy cô giáo. Chung quy lại "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", là con người có phẩm cách thì không bao giờ được quên điều đó.

Thêm nữa có bao giờ bạn ngẫm lại rằng, cuộc sống yên bình ngày hôm nay của chúng ta đã được xây dựng như thế nào không? Nói không ngoa thì bản thân chúng ta đang sống trên những gì được gây dựng bằng xương máu của hàng triệu con người. Trong hơn 4000 năm văn hiến lịch sử, từ thuở dựng nước, đã biết bao lần mảnh đất này bị giày xéo, đô hộ, và cứ mỗi lần như thế chưa khi nào ông cha chịu khuất phục họ đã đứng lên giành lại độc lập cho tổ quốc một cách anh hùng, họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để đất nước được tự do. Bao nhiêu con người đã nằm xuống, bao nhiêu mồ hôi xương máu đã đổ xuống mảnh đất này, để ngày hôm nay chúng ta có một xã hội công bằng, một đất nước hòa bình không chiến tranh. Với tư cách là một công dân của đất nước chúng ta phải luôn luôn khắc sâu trong tim sự hy sinh của cha ông, mãi mãi trân trọng những con người anh hùng của đất nước bằng tấm lòng chân thành và biết ơn sâu sắc. Đồng thời bản thân chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn đất nước này, noi theo tấm gương của cha ông sẵn sàng đứng lên khi đất nước gọi tên thế mới là tròn bổn phận.

Lòng biết ơn không chỉ giới hạn trong những việc tôi kể trên mà nó còn xảy ra trong mọi trường hợp khác, như bạn ăn một hạt cơm, hạt gạo thì bạn cũng phải nhớ đến những người nông dân cày cuốc sớm trưa, lội bùn, lội nước làm ra hạt lúa, hạt thóc. Bạn thưởng thức một tách trà thơm ngát bạn cũng phải nhớ đến người đã tỉ mẩn hái từng búp trà rồi phơi, rồi ướp, rồi sấy,... Khi bạn ngồi dưới ánh điện sáng trưng bạn cũng phải nhớ đến cách đây vài trăm năm đã có một người tên là Thomas Edison, từng thức trắng nhiều đêm để tạo ra bóng đèn. Khi bạn đọc một cuốn sách hay, nghe một bản nhạc độc đáo, hay coi một bộ phim tuyệt vời bạn cũng đừng quên những người đã dồn biết bao trí tuệ, tâm sức để sáng tác ra nó. Nói tóm lại bạn phải luôn có tấm lòng biết ơn, trân trọng những con người và những thành quả họ đã tạo dựng cho bạn hưởng thụ.

Việc sống với tấm lòng biết ơn sâu sắc khiến cho bạn trở nên hiền hòa, tình cảm, tâm hồn ngày càng trở nên trong sáng, bạn sẽ được mọi người xung quanh yêu quý tín nhiệm vì lối sống tình nghĩa, được bạn bè coi trọng và tin tưởng. Từ đó cuộc sống của bạn cũng dần trở nên tươi đẹp hơn, bởi nó được tô điểm bởi những giá trị truyền thống mà bao đời nay ông cha ta hết sức giữ gìn và khuyên dạy con cháu một cách sâu sắc. Đồng thời lối sống ân tình, thủy chung với nguồn cội, biết trân trọng những con người đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến những người xung quanh, đặc biệt là với con cái, các thế hệ tiếp nối, chúng ta sẽ trở thành tâ gương sáng truyền dạy lại truyền thống văn hóa của dân tộc cho đời sau. Những thế hệ tiếp nối của chúng ta từ đó mà cũng có một lối sống đẹp đẽ làm rạng danh gia đình.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là truyền thống vô cùng tốt đẹp và quý báu của dân tộc mà mỗi chúng ta cần có ý thức thực hiện, giữ gìn và phát huy nó. Bản thân chúng ta phải không ngừng nỗ lực học tập, sáng tạo để đền đáp lại những giá trị mà lớp người đi trước đã dày công xây dựng cho chúng ta hưởng thụ. Đồng thời góp phần xây dựng, kiến thiết đất nước để tạo ra những thành quả tốt đẹp cho các thế hệ đi sau, tiếp nối truyền thống của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Mai
17/03/2022 20:23:20
+4đ tặng
Việt Nam có kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng đồ sộ, thông qua những câu ca dao, tục ngữ, ông cha ta đã thể hiện được những tư tưởng, quan điểm, những lời khuyên bảo đối với những thế hệ sau về đạo đức, về cách sống ở đời.Một trong số đó có câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là lời nhắc nhở đối với mỗi con người cần biết ơn đối với quá khứ, cội nguồn, đồng thời đây cũng là lời răn dạy của cha ông về thái độ trân trọng và biết ơn đối với những người đã vun đắp cuộc sống cho mỗi chúng ta

Câu ca dao sử dụng những từ ngữ giản dị, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của con người, trước hết, câu ca dao gợi ra những hình ảnh thật sinh động. Những trái chín không tự nhiên mà có, nó được sinh trưởng và kết quả là nhờ công lao của người trồng cây. Từ ý nghĩa tả thực ấy, câu ca dao đã mang ý nghĩa biểu tượng đậm tính nhân văn, mở rộng phạm vi ý nghĩa của câu nói ra thái độ và cách ứng xử của con người với cội nguồn, tổ tiên của mình.

Trong ý nghĩa rộng lớn của nó, “quả” ở đây ý chỉ những thành quả, thành tựu mà chúng ta được thừa hưởng ngày hôm nay. Câu tục ngữ chính là lời khuyên nhủ đầy tế nhị mà sâu sắc, đó là phải biết ơn đối với những con người đã có công gây dựng, đắp bồi để chúng ta có cuộc sống như ngày hôm nay.

Câu tục ngữ không chỉ hướng đến một đối tượng nhất định nào mà nó nhằm khuyên bảo, răn dạy đến tất cả mọi người.Mọi sự vật, hiện tượng, sự sống trên đời đều không tự nhiên mà có. Ngay cả sự sống và sự xuất hiện của chúng ta chẳng phải nhờ công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ hay sao. Bởi vậy mà để báo đáp công ơn sinh thành thì những người con cần có ý thức và trách nhiệm báo hiếu, phụng dưỡng đối với cha mẹ của mình.
 

Không chỉ sự sống, ngay cả những nhận thức từ đơn giản đến phức tạp cũng không tự nhiên mà có, đó chính là thành quả giáo dục của cha mẹ, thầy cô. Hay đơn giản nhất, những vật chất mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay như hạt cơm, bát gạo cũng không phải có sẵn trong tự nhiên, đó chính là thành quả của một quá trình lao động mệt nhọc của những người nông dân…

Không chỉ vật chất, ngay cả những giá trị về tinh thần, chẳng hạn như một bộ phim hay, một cuốn truyện hay là  sản phẩm tin thần của những người đạo diễn, diễn viên và những người nghệ sĩ. Qua đó ta có thể hiểu được bất kì thành quả nào mà chúng ta được thụ hưởng ngày nay đều nhờ vào công sức của rất nhiều người, do vậy hãy biết trân trọng từng giá trị và có thái độ trân trọng đối với những người đã có công lao làm ra nó.

“Trồng cây” trong câu ca dao trước hết là những thế hệ cha anh đi trước đã phải đổ máu, hi sinh để gây dựng và bảo vệ. Trong suốt một nghìn năm dựng nước và giữ nước, có biết bao kẻ thù nhòm ngó, xâm lược nhưng với ý thức tự lực, tự cường thì ông cha ta đã đứng lên đấu tranh, giành lại độc lập cho dân tộc. Vì vậy mà có thể nói, cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc của chúng ta ngày nay được gây dựng trên chính công sức, xương máu của thế hệ đi trước. Là một người dân Việt Nam, chúng ta không chỉ tự hào mà cần ghi nhớ và trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã bỏ biết bao công lao, xương máu mới có thể gây dựng được.
 

Sống trong cuộc sống này, hãy trân trọng đối với những người tạo nên thành quả để chúng ta có thể hưởng thụ, chúng ta không thể nào quay lưng, phủ định được công lao nuôi dưỡng của bố mẹ, công giáo dục của thầy cô cũng như công lao gây dựng của các thế hệ đi trước. Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta chỉ biết nghĩ đến bản thân mà quên đi quá khứ, cội nguồn.

Lòng biết ơn cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện được con người tình nghĩa trong dân tộc giàu yêu thương, trọng đạo lí ấy. Nguyễn Trãi, một nhà chính trị, quân sự, một nhà văn, nhà thơ lớn khi đi ngang qua sông Bạch Đằng- con sông đã đi vào lịch sử với bao chiến công hiển hách đã vì xúc động mà thốt lên rằng:

“Việc cũ, ngoảnh đầu ôi đã vắng 
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.”

Đó là những cảm xúc dâng trào của lòng biết ơn trước những chiến công đã đi vào lịch sử và những con người đã làm nên chiến công ấy.

Frank A.Clark từng nói “Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được”.  Chúng ta cần biết ơn đối với những giá trị mà chúng ta đang được thụ hưởng, đó không chỉ là tấm lòng chân thành, biết ơn mà cần được biểu hiện bằng những hành động cụ thể.

NGay khi còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần tích cực rèn luyện để có thêm những kiến thức hay, bồi dưỡng và hình thành nhân cách để không phụ lòng dạy dỗ, chăm sóc của cha mẹ, thầy cô. Cần biết tôn trọng lịch sử, vì nếu không có quá khứ đấu tran anh dũng, hào hùng ấy thì chúng ta cũng sẽ không có ngày hôm nay. Coi thường, không trân trọng quá khứ, lịch sử cũng là một thực trạng tồn tại ở rất nhiều người trong xã hội hiện nay, đặc biệt là những người trẻ tuổi, nhận thức còn hạn chế, họ cho rằng trong thời hiện đại, cần sống hướng về hiện tại và tương lai mà vô hình chung chưa có thái độ trân trọng đúng mực đối với quá khứ, cội nguồn.
Câu ca dao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời răn dạy về thái độ của mỗi người đối với quá khứ, cội nguồn. Đó là những người đã mang đến cho chúng ta sự sống, hòa bình ấm no, bởi vậy cần có thái độ trân trọng và biết ơn đối với những người gây dựng nên thành quả ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×