Mở đầu khổ thơ thứ hai, tác giả đã khắc họa rõ nét không gian ra khơi với trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng như vẽ lên trước mắt người đọc, người nghe một bức tranh tràn đầy sức sống, lí tưởng và hứa hẹn. Hình ảnh “con tuấn mã” khỏe khoắn, mới mẻ trong thơ cùng những động từ mạnh “phăng” và “vượt” đã thể hiện phần nào nhịp đời lao động hăng say, khéo léo tôn vinh vẻ đẹp của con người, của cuộc sống. So sánh giữa giữa cái hữu hình là cánh buồm và cái vô hình là mảnh hồn làng, hình ảnh đã vốn lãng mạn sao giờ lại lớn lao, bay bổng và thiêng liêng đến thế! Cái tài của Tế Hanh hòa nhịp của bút pháp riêng biệt khiến cho Hoài Thanh cũng phải trầm trồ: “Tế Hanh đã làm cho người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm, như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương”