Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chứng minh nói dối có hại cho bản thân có sử dụng trạng ngữ và 1 câu rút gọn

Chứng minh nói dối có hại cho bản thân có sử dụng trạng ngữ và 1 câu rút gọn.
Gạch chân dưới trạng ngữ và câu rút gọn.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
125
1
0
Cáø Nhỏ
19/03/2022 19:53:35
+5đ tặng

Có thể nói, nói dối rất có hại cho bản thân. Nói dối đưa bạn vào tình trạng thấp thỏm, lo âu khi bản thân luôn che giấu một điều gì đó, sợ bị mọi người phát hiện. Nói dối khiến đạo đức cá nhân đi xuống, mất đi sự tín nghiệm của người khác. Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng nhìn thấy tác hại của việc nói dối. Không ít học sinh đi học muộn, thiếu bài tập về nhà dùng lời nói dối để che giấu khuyết điểm của mình, lần đầu thầy cô sẽ cho qua. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, học sinh đó không những hình thành thói quen xấu mà thầy cô, bạn bè cũng dần mất đi niềm tin. Trong một công ty, cá nhân này lại đi lấy cắp ý tưởng của cá nhân khác, nói dối lãnh đạo rằng đó là của mình. Ban đầu, người đó chắc chắn sẽ nhận được lời khen, phần thưởng. Nhưng sau đó, họ không dùng thực lực để phát huy, mọi người sẽ nghi ngờ, dần dần người nói dối ấy sẽ mất đi vị trí của mình. Như vậy, hầu hết, những lời nói dối đều mang lại những hậu quả nghiêm trọng và đều là những lời nói dối có hại cho bản thân cũng như những người xung quanh. Bởi vậy chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Avicii
19/03/2022 19:54:47
+4đ tặng

Lời ăn tiếng nói hằng ngày không chỉ là phương tiện giao tiếp mà thông qua đó còn thể hiện nhân cách của con người. Qua lời nói chân thành ta sẽ được mọi người yêu quý, thân thiết, nhưng ngược lại với những lời nói dối sẽ khiến mọi người xa lánh, ác cảm. Do vậy, nói dối có hại cho bản thân.

Nói dối là không đúng sự thật. Hiểu theo cách khác, nói dối chính là thái độ thiếu trung thực với người đang giao tiếp vì một mục đích gì đó. Nói dối có hại cho bản thân chính là lời nhắc nhở mỗi người phải luôn trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật. Khi chúng ta nói dối mà người khác biết được sự thật, người đó sẽ mất niềm tin, sự tin tưởng của chúng ta. Mà ông cha ta đã dặn "một lần bất tín, vạn lần bất tin", chữ "tín" khó xây dựng bao lâu thì "bất tin" lại dễ dàng bị huỷ hoại bấy nhiêu. Lời nói phải được dựa trên cơ sở của sự chân thật. Do vậy, khi ta nói dối, người khác sẽ có cảm nhận ta là người giải dối, không chân thành, từ đó sẽ không còn được mọi người yêu quý, kính trọng, không được sẻ chia, tâm sự. Chúng ta sẽ thấy cô đơn, lạc lõng trong chính cuộc sống của chúng ta. Còn nỗi niềm bất hạnh, khổ đau nào bằng sự cô đơn, không ai bên cạnh. Trong bất kể chuyện lớn bé của cuộc sống, chúng ta không nên nói dối bởi điều đó sẽ gây ra những hậu quả khôn lường với cuộc sống của chính chúng ta và của người khác. Một bài học đắt giá cho việc nói dối chính là câu chuyện của chú chăn cừu. Cậu đã cố tình nói dối với các bác nông dân rằng có sói tới ba lần để thoả mãn sự thích thú của cậu, nhưng lại khiến cho các bác nông dân vất vả, lo lắng. Để rồi, khi sói thật sự xuất hiện thì lúc này, chú kêu lên thì chẳng còn ai tin vào cậu nữa và kết quả là cả đàn cừu của cậu đã bị sói ăn mất. Đặc biệt, khi chúng ta nói dối thường xuyên, ta có thể sẽ trở thành kẻ lừa gạt của chính mình. Bởi khi nói dối nhiều quá, đến mức nhớ lại không biết điều ấy là sự thật hay là sư giả dối, gây hoang mang, nhầm lẫn cho chính mình. Và đó chính là khi ta đang đánh mất chính mình. Khi chúng ta nói dối nhiều lần, chúng ta không còn tin vào các giá trị đạo đức tốt đẹp nữa, từ đó khiến ta dêc dàng bị suy đồi về đạo đức, khiến ta khó có thể trở thành một người tử tế. Nhiều người vẫn chưa nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối, coi nói dối là việc bình thường, là trò giải trí, mua vui. Đây là quan niệm sai lầm, ảnh hưởng lớn tới hành động cụ thể của con người. Do vậy, cần nghiêm khắc phê phán việc nói xấu, sửa đổi tật xâu đó ngay lập tức. Tuy nhiên ta cần linh hoạt trong việc lựa chọn cách nói nói trung thực hay nói dối cho phù hợp hoàn cảnh. Không phải lúc nào nói dối cũng là có hại và ngược lại. Một Người bác sĩ nói dối bệnh nhân bị bệnh nan y của mình là anh vẫn khỏe, với mong muốn bệnh nhân đó có tinh thần thoải mái, có những tháng ngày cuối đời thật hạnh phúc. Trường hợp này có lẽ ta không nên trách vị bác sĩ ấy mà nên thông cảm với họ vì mục đích cuối cùng thật sự chính đáng, tốt đẹp và có ý nghĩa.

Trong cuộc sống ta, đôi khi phải cân nhắc, suy nghĩ nên nói thật hay nói dối để tốt nhất cho mọi người. Do vậy, cần cân nhắc .Suy nghĩ  .Vềmặt lợi mặt hại của việc nói dối để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Câu rút :Do vậy, cần cân nhắc .Suy nghĩ 
Trạng ngữ TRong cuộ sống ta

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×