Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc bài sau và thực hiện yêu cầu bài tập

Đọc bài sau và thực hiện yêu cầu bài tập:

                                           RỪNG GỖ QUÝ

          Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.

          Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bển chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:
          - Ông lão đến đây có việc gì?

          - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!

          - Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà ông mới được mở ra!

          Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp toả ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:

          - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra?

          Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn…

          Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa nữa.

                                                                  TRUYỆN CỔ TÀY - NÙNG

Câu 1: ( 0,5đ) Khi thấy hiện ra cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì?

A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.

B. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc.

C. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.

D. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc.

Câu 2: (0,5đ) Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh?

A. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.

B. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông.

C. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau.

D. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc.

Câu 3: ( 0,5 đ) Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì?

A. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.

B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.

C. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.

D. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.

Câu 4: (0,5 đ) Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý?

A. Toả mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp tră lần chiếc hộp trước.

B. Toả mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.

C. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.

D. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước.

Câu 5: ( 0,5 đ) Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất?

A. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước.

B. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước.

C. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng.

D. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.

Câu 6: (0,5 đ)  Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện?

A. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ.

B. Muốn có rừng gỗ quý, phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa.

C. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc.

D. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt.

Câu 7: (0,5đ). Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ bền chắc?

A. Bền chí

B. Bền vững

C. Bền bỉ

D. Bền chặt

Câu 8: ( 0,5đ) Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm?

A. gian lều cỏ tranh / ăn gian nói dối

B. cánh rừng gỗ quý / cánh cửa hé mở

C. hạt đỗ nảy nầm / xe đỗ dọc đường

D. một giấc mơ đẹp / rừng mơ sai quả

Câu 9: (0,5đ). Các vế trong câu “Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra.” được nối với nhau bằng cách nào ?

A. Nối bằng một quan hệ từ

B. Nối bằng một cặp quan hệ từ.

C. Nối bằng một cặp từ hô ứng.

D. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).

Câu 10: (0,5 đ) Hai câu cuối bài (“Chẳng bao lâu. … như xưa”) được liên kết với nhau bằng cách nào?

A. Lặp từ ngữ

B. Dùng từ ngữ nối.

C. Thay thế từ ngữ.

Câu 11: (0,5 đ). Truyền thống nghĩa là gì?

A. Phong tục tập quán của tổ tiên ông bà.

B. Lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

C. Cách sống và nếp nghĩ của nhiều người ở nhiều địa phương khác nhau.

Câu 12: (0,5 đ). Chọn vế câu thích hợp để hoàn thành câu ghép sau: “Tôi càng dỗ,…”

A. Mẹ đã ra đồng

B. Tiếng trống thu bài đã vang lên

C. Nó càng khóc to hơn

Câu 13: (0,5 đ) Chọn cặp quan hệ từ thích hợp được dùng cho hai vế của câu ghép sau: “…… tôi ăn uống điều độ ………. tôi chóng lớn lắm.”

A. Nếu …… thì

B. Tuy …… nhưng

C. Bởi …… nên

Câu 14: (0,5 đ). Khi kể lại một câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện nên chọn ngôi kể nào?

A. Anh

B. Tôi

C. Chúng nó

2 trả lời
Hỏi chi tiết
627
1
0
Avicii
21/03/2022 12:06:35
+5đ tặng

Câu 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì?
a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.
b. Rất nhiều cột kẻo, ván gỗ.
c. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.
d. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.

=> Giải thích: Trích: "Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất."


Câu 4. Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý?
a. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước.
b. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.
c. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.
d. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước

=> Giải thích: Trích: "Hộp lần nầy rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ."


Câu 5. Vì sao cô tiên nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất?
a. Vi có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước.
b. Vi có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước.
c. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng.
d. Vi có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.

=> Giải thích: Hộp thứ nhất tuy sẵn có cột kèo, ván gỗ nhưng cũng chỉ có giới hạn, chỉ có hạt giống ta tự trồng, tự chăm sóc mới sử dụng được lâu dài.

 
Câu 6. Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện.

Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc.

 

Câu 7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc" ?
a. bền chí
b. bền vững
c. bền bị
d. bền chặt

=> Chọn b. bền vững.


Câu 8. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa?
a. gian lều có tranh/ ăn gian nói dối
b. cánh rừng go quý/ cánh cửa hẻ mở
c. hạt đỗ này mầm/ xe đỗ dọc đường
d. một giấc  đẹp/ rừng  sai quả

=> Chọn b. cánh rừng go quý/ cánh cửa hé mở.

 

Câu 9. Các vế trong câu: "Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hỗ
làm nhà ở bền chắc." Được nổi với nhau bằng cách nào?

Các vế câu được nối với nhau qua cặp quan hệ từ "Giá...thì...".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Erina
21/03/2022 13:41:04
+4đ tặng
b
c
b
d
a
b
hc tot 

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo