Bài học về sự chủ động trong học hành của tôi bắt đầu từ khoảng 30 năm về trước. Dạo đó, tôi mới sang Úc, và vào học chương trình master. Lần đầu tiên vào giảng đường, tôi bị sốc vì gặp một vị giáo sư cao tuổi rất lạ lùng
Bài học về sự chủ động trong học hành của tôi bắt đầu từ khoảng 30 năm về trước. Dạo đó, tôi mới sang Úc, và vào học chương trình master. Lần đầu tiên vào giảng đường, tôi bị sốc vì gặp một vị giáo sư cao tuổi rất lạ lùng.Ông đến lớp học hoàn toàn tay không. Không có bài giảng, và cũng không có tài liệu như các vị giáo sư khác. Ông ngồi trên bàn viết, một chân chấm đất, một chân đong đưa, thỉnh thoảng đi qua đi lại, và nói chuyện suốt gần hai tiếng đồng hồ. Ông nói về nghiên cứu của ông là chính, và tỏ ra cực kỳ hào hứng. Sinh viên chúng tôi há hốc ngồi nghe, chẳng ghi chép gì cả, và… chẳng hiểu gì cả. Trong suốt thời gian đó, ông không hề đụng đến bút mực, và dĩ nhiên là không bao giờ viết gì trên bảng (thời đó chưa có powerpoint). Đến giờ tan lớp, có sinh viên thắc mắc tại sao thầy không viết gì để sinh viên ghi lại vài ý, ông thản nhiên trả lời: "Đó không phải là việc của tôi, tôi chỉ cho các anh chị ý tưởng, các anh chị hãy về nhà tìm thông tin mà học thêm".
Câu nói tìm thông tin mà học thêm đó chính là một phương pháp giáo dục phổ biến trong các đại học phương Tây. Đó cũng chính là khái niệm tự học mà thuật ngữ giáo dục gọi là autodidacticism. Thật vậy, sinh viên càng học cao càng được khuyến khích tự học. Ngay từ bậc cử nhân và thạc sĩ, sinh viên đã được cơ hội làm quen với việc chủ động tìm thông tin, thẩm định thông tin, phản biện, và làm nghiên cứu khoa học. Họ được huấn luyện để tự mình phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, được dạy kỹ năng tự làm nghiên cứu, rèn luyện tinh thần tôn trọng sự thật và khách quan trong phán xét. Do đó, khi sinh viên tốt nghiệp đại học, họ tự tin về kiến thức, năng động trong công việc, và sẵn sàng tham gia vai trò lãnh đạo (nếu cần)
Câu 1 ptbd chính
Câu 2 Nd chính
Câu 3phép từ từ *ngay từ bậc ... Nghiên cứu khoa học*
câu 4 các thông điệp
0 trả lời
1.057