Dựa vào thành phần dinh dưỡng thì ta phân loại thành 3 loại thức ăn sau:
- Thức ăn giàu protein (thức ăn có hàm lượng Protein >14%)
- Thức ăn giàu gluxit (có hàm lượng gluxit >50%)
- Thức ăn thô (có hàm lượng chất xơ >30%)
-Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Protein:
+ Nuôi trồng thủy hải sản.
+ Nuôi và tận dụng nguồn thức ăn từ động vật như giun đất, nhộng tằm.
+ Trồng xen, tăng vụ để có nhiều cây và hạt họ đậu.
- Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit:
+ Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn. xuất ra nhiều ngô, khoai, sắn
- Phương pháp sản xuất thức ăn thô xanh:
+ Tận dụng đất trống để trồng trọt và tận dụng các sản phẩm phụ có được trong trồng trọt để chăn nuôi.
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi
+ Protein: Cung cấp vật liệu xây dựng các cơ quan, bộ phận các hệ cơ quan của cơ thể con vật.
+ Lipit: Cung cấp năng lượng. Gluxit: Cung cấp năng lượng.
+ Nước: Chất hòa tan, chất vận chuyển, điều hòa thân nhiệt.
+ Chất khoáng Ca,P,Na,Fe…: Xây dựng các tế bào,cơ quan, hệ cơ quan.
+ Vitamin A,B,D …: Giúp cơ thể phát triển chống vi trùng gây bệnh,giúp tiêu hóa và giữ thăng bằng hệ thần kinh…
* Mục đích của chế biến thức ăn:
- Làm tăng mùi vị
- Tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều
- Dễ tiêu hóa
- Làm giảm bớt khối lượng
- Giảm độ thô cứng
- Khử bỏ chất độc hại.
* Mục đích của dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
-Nguồn gốc của thức ăn vật nuôi:
Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và các chất khoáng.
(thành phần dinh dưỡng ở trên)