Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn( khoảng 10) dòng trình bày suy nghĩ của mình về tôn sư trọng đạo trong xã hội ngày nay

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: "Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo
các em học sinh lớp một vẽ về điều gì đã làm các em thích nhất trong đời".
Câu 3. Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?
Câu 4. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.
Câu 5. Viết một đoạn văn( khoảng 10) dòng trình bày suy nghĩ của mình về tôn sư
trọng đạo trong xã hội ngày nay.
II. Làm văn:
CHẤM
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
268
1
0
Bùi Khắc Trí
24/03/2022 14:34:02
+5đ tặng
Nhất tự vi sư – bán tự vi sư” không chỉ là câu nói có ý nghĩa trong xã hội xưa, mà cho đến ngày nay câu nói vẫn còn để lại ý nghĩa sâu sắc. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô và luôn dưỡng nuôi truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hala Madrid ...
24/03/2022 14:43:49
+4đ tặng
“Tôn sư trọng đạo” không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống đã có từ lâu đời này? “Tôn sư” ở đây chỉ sư tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học, “trọng đạo” là coi trọng những chuẩn mực đạo đức, những đạo lý làm người. Con người không ai tự nhiên đạt được thành công mà họ đều phải trải qua thời gian nỗ lực, cố gắng thành công, mà họ đều phải trải qua thời gian nỗ lực, cố gắng rất nhiều và người có công to lớn trong việc giúp ta có thêm kiến thức chính là những người thầy luôn âm thầm dõi theo từng bước đi của ta.Vì thế, khi ta đến được con đường vinh quang thì hãy luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô và đền đáp lại thật xứng đáng. Không chỉ dừng ở việc ta lễ phép, kính trọng thầy cô mà ta cần thực hiện tốt những lời thầy cô dạy, chăm chỉ rèn luyện để trở thành công dân tốt. Khi đó, không chỉ riêng ta cảm thấy vui mà những người dạy dỗ ta còn vui hơn gấp trăm lần vì họ đã đào tạo được thế hệ tương lai có ích cho xã hội. Dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống, những người thầy, người cô vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất, vậy thì họ rất xứng đáng được mọi người kính trọng và ghi nhớ công ơn. Việt Nam ta đã chọn ngày 20-11 hằng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam, ngày này cũng là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm, tấm lòng của mình cho thầy cô. “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta, nó còn thể hiện ở việc những người được thế hệ trước truyền nghề dù có đi đến bất kì nơi đâu thì trong sâu thẳm tâm thức của họ đề có sự biết ơn, ghi lòng tạc dạ công lao của các bậc tiền bối – những người sáng lập ra nghề và truyền lại cho họ. Truyền thống quý báu trên cần được quan tâm đặc biệt và để đạt được điều đó thì mỗi người cần chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, luôn sống trọn nghĩa đúng như câu: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×