Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh lịch sử (Văn Miếu Trấn Biên)

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh lịch sử (Văn Miếu Trấn Biên).
CỨU NGƯỜI ĐI!!
2 trả lời
Hỏi chi tiết
846
2
0
Quỳnh Mai
28/03/2022 20:04:13
+5đ tặng

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài

1. Lịch sử hình thành

- Đất nước trong giai đoạn “Trịnh Nguyễn phân tranh”, đây chính là văn miếu đầu tiên được xây dựng vào năm 1715 ngay tại xứ Đàng Trong nơi cai quản của chúa Nguyễn.

=> Văn miếu được coi như là một nơi rèn luyện những nhân tài cho đất nước, là nơi tôn vinh Khổng Tử và các bậc danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

2. Gía trị của văn miếu Trấn Biên

- Được xem như là “Quốc Tử Giám” của Nam Bộ.\

- Là nơi diễn ra các buổi họp mặt quay quần, tọa đàm trình bày về chiều dài lịch sử cũng như nền văn hóa đã có từ ngàn đời nay của dân tộc tỉnh Đồng nai qua các buổi triển lãm tranh ảnh, tư liệu, hiện vật.

3. Tình cảm của người dân dành cho danh lam thắng cảnh này

- Thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của vấn đề cần thuyết minh

II, Bài văn tham khảo

Đất nước ta có vô vàn danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng. Có thể kể đến như Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương. Nhưng có lẽ, danh lam tiêu biểu, để lại ấn tượng trong em nhiều nhất có lẽ là Văn miếu Trần Biên ở Đồng Nai.

Nói đến Văn Miếu Trấn Biên là nhớ đến đất nước trong giai đoạn “Trịnh Nguyễn phân tranh”, đây chính là văn miếu đầu tiên được xây dựng vào năm 1715 ngay tại xứ Đàng Trong nơi cai quản của chúa Nguyễn. Văn miếu được coi như là một nơi rèn luyện những nhân tài cho đất nước, là nơi tôn vinh Khổng Tử và các bậc danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Trong giai đoạn 1861, nơi đây từng bị thực dân Pháp phá hủy, sau đó văn miếu được khởi công trùng tu xây dựng lại vào năm 1998 và chính thức hoàn thành khang trang lộng lẫy vào năm 2002. Khu vực linh thiêng này tọa lạc tại một khu đất rộng lớn thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa. Tổng diện tích của khuôn viên văn miếu lên đến 15ha, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km. 

Văn Miếu Trấn Biên còn đươc xem như là “Quốc Tử Giám” của Nam Bộ, bởi nằm bên cạnh văn miếu là một ngơi trường học của tỉnh Biên Hòa. Do đó, nơi đây không những là nơi linh thiêng thờ phụng thường được các chúa Nguyễn đến hành lễ, mà còn là biểu trưng cho truyền thống hiếu học, hào khí dân tộc to lớn của người dân Việt Nam ở bờ cõi phương nam. Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng từ rất sớm ở miền Nam và chỉ ra đời sau văn miếu Quốc Tử Giám khoảng 700 năm, đây là biểu tưởng cho truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng người tài từ ngàn đời xưa. Được xây dựng theo phong cách kiến trúc tương đối giống với miếu Quốc Tử Giám ở miền bắc, với sự kết hợp nhiều khu như nhà thờ chính, sân hành lễ, tả vu hữu vu,…  Với không gian thoáng đãng, cây xanh che phủ xung quanh nổi bật giữa nó là chiếc mái vòm cong với gam màu xanh lưu ly trong đầy uy nghi, hùng vĩ giữa núi rừng trập trùng. Từ cửa chính bước vào là những khung cảnh vô cùng tráng lệ lần lược là nhà bia, khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và cuối cùng của văn Miếu Trấn Biên sẽ là nhà thờ chính rộng lớn. Nhà bia là khu vực có mái che, nằm ngay chính giữa bia đá làm bằng chất liệu đá Granit Bửu Long. Trên bia được khắc bài văn do giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn, khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của vùng đất Biên Hòa, nêu bật khát vọng của toàn thể nhân dân Đồng Nai. Đi lên lầu Khuê Văn Các du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh của văn miếu trùng trùng điệp điệp đầy uy nghi tráng lệ giữa cảnh rừng xanh tươi. Đây được biết đến là một công trình nổi tiếng thể hiện sự trân trọng, đề cao học vấn văn chương thơ phú, đặc biệt lại được chính tay của một vị quan văn Võ xây dựng vào năm 1805 dưới triều đại nhà Nguyễn. Khuê Văn Cát được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, kết cấu dạng tầng gác, cổ lầu, bên trên được thiết kế với bốn góc có các hàng lan can được sơn màu nâu đỏ gợi lên sự thanh thoát, đơn giản mà lại vô cùng vững chắc. Khuê Văn Các trước đây được biết đến là nơi dành cho các bậc hiền tài, những tao nhân dùng để ngâm thơ, gảy đàn, ngắm trăng, thâm chí là bàn luận văn chương, một nơi vô cùng yên tĩnh nên thơ. Đứng trên cao nhìn ra trước cổng tam quan sẽ thấy được hồ Tịnh Quang với làn nước xanh trong ngắt, có thể nhìn rõ cả những đàn cá đang tung tăng bơi lội đủ màu sắc dưới hồ tạo nên bức tranh vô cùng đặc sắc. Tiếp đến là Đại Thành Môn là nơi có vị trí nằm ngay trên trục thần đạo tại cửa chính trước khi bước vào khu vực thờ phụng tế lễ.Nói đến Khổng Tử ai cũng biết đó là một bậc hiền tài, một người đã khai sáng nho giáo và nho học của cả một thế hệ phương Đông. Bia của bậc thánh nhân này được xây đắp đặt trên một bệ đá chạm khắc hoa văn cao 80cm, đươc đặt ở một vị trí quan trọng ngay trước sân Đại Bái trên trục thần đạo. Tiếp đến là khu vực nhà thờ chính của Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng theo kiểu nhà ba gian hai chái, nền thì lót gạch tàu, sn6 son thếp vàng. Nhà có ba gian, ở giữa là nơi thờ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi được trang trọng thờ ngài ở trên một bệ ghép bằng các đá thảng cốt cao hơn so với nền cốt nhà. Từ ngoài vào của nhà thờ chính là nơi thờ những vị danh nhân văn hóa cả nước như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du. Đây là một nơi vô cùng linh thiên các bậc hiền tài đều được thờ trên bài vị phía trước có hương án sơ son thiếp vàng, ở phía hai bên là bát bửu bằng gỗ cũng được sơn son thiếp vàng đầy trang trọng và uy nghi. Hằng năm nơi đây thường tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện nhằm khẳng định vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng quan trọng của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả một vùng đất phía Nam nói chung. Văn Miếu Trấn Biên còn là nơi diễn ra các buổi họp mặt quay quần, tọa đàm trình bày về chiều dài lịch sử cũng như nền văn hóa đã có từ ngàn đời nay của dân tộc tỉnh Đồng nai qua các buổi triển lãm tranh ảnh, tư liệu, hiện vật.

Giờ đây dù đã trải qua bao thăng trầm đã từng bị phá bỏ, nhưng Văn Miếu Trấn Biên vẫn tồn tại và sừng sững vị thế giữa một vùng trời rộng lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh đặc sắc nổi tiêng của dãy đất miền Nam. Cùng với vị thế quan trọng càng được khẳng định, Văn Miếu Trấn Biên luôn không ngừng phát triển, bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hóa lâu đời và phát huy tiềm lực du lịch bền vững hơn trong tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Cáø Nhỏ
28/03/2022 20:04:34
+4đ tặng

Đồng Nai không chỉ được biết đến là vùng đất có nhiều điểm vui chơi hấp dẫn dành cho các bạn trẻ mà còn có những di tích lịch sử nổi tiếng. Một trong số đó phải kể đến Văn miếu Trấn Biên, nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa. Vậy thì ngày hôm nay, các bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những nét đẹp độc đáo của văn miếu đã có hơn 300 năm tuổi này qua bài viết sau đây.

Tọa lạc trong khuôn viên có tổng diện tích lên tới 15 ha, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km, du khách có thể tới đây một cách dễ dàng bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, ôtô cho đến xe buýt.

Nếu đi bằng xe máy xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, các bạn đi dọc theo đường Trường Chinh đến Xa lộ Hà Nội tại Tân Hưng Thuận. Sau đó tiếp tục đến Thạnh Xuân – Hiệp Bình Phước. Đi dọc theo Xa lộ Đại Hàn/Xa lộ Hà Nội/QL1A và Quốc lộ 1K đến Nguyễn Du tại Quang Vinh, thành phố Biên Hòa. Cuối cùng các bạn đi dọc theo Nguyễn Du đến điểm đến văn miếu Trấn Biên. Nếu đi bằng xe buýt, từ Đinh Tiên Hoàng, các bạn hãy lên tuyến xe buýt số 05 đi từ Bến xe Chợ Lớn – Biên Hòa. Khi đến bến xe Biên Hòa đi bộ khoảng 30 phút là sẽ tới Văn Miếu Trấn Biên.

Đây là văn miếu được xây dựng đầu tiên ở xứ Đàng Trong (năm 1715), ngôi miếu này được lập lên để tôn vinh Khổng Tử và các danh nhân văn hóa nước Việt. Văn Miếu Trấn Biên ra đời được xem như là một “Văn Miếu Quốc Tử Giám” của vùng Nam Bộ. Một trong những biểu trưng cho truyền thống học tập, hào khí và văn hóa của người Việt phương Nam.

Năm 1715 (năm Ất Mùi), chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai Ký lục Phạm Khánh Đức và Trấn thủ Nguyễn Phan Long tiến hành xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại thôn Tân Lại, tổng Phước Dinh, huyện Phước Chánh. Nơi đây được xây dựng để chúa Nguyễn Phúc Ánh tới hành lễ hai lần mỗi năm vào mùa xuân và mùa thu. Nhưng sau năm 1802, khi chúa Nguyễn lên ngôi ở Huế thì việc hành lễ tại văn miếu giao lại cho quan tổng trấn thành Gia Định cùng với trấn quan Biên Hòa và quan đốc học.

Văn miếu Trấn Biên đã có hai lần đại trùng tu và được danh nhân Trịnh Hoài Đức ghi chép vào trong sử sách Gia Định Thành Thông Chí với một thế đất đẹp. Lần trùng tu thứ nhất vào năm Giáp Dần (1794). Vào thời điểm đó, chúa Nguyễn Phúc Ánh đã sai Lễ bộ Nguyễn Hồng Đô lo việc trùng tu. Lần trùng tu thứ hai vào năm Tự Đức thứ 5 (Nhâm Tý, 1852) được sửa chữa với quy mô lớn hơn trước rất nhiều.

Những đến năm 1861, Văn miếu Trấn Biên bị thực dân Pháp tới đốt phá khi chiếm đánh vùng Biên Hòa. Sau hơn 137 năm từ lúc thực dân Pháp tàn phá thì công trình này mới được khôi phục trên nền văn miếu cũ. Nằm cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 3 km và gần Trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long. Cho đến nay, văn miếu Trấn Biên ngày càng mở rộng và trở thành điểm đến quen thuộc của người dân trong và ngoài tỉnh tới tham quan.

Điểm nổi bật nhất trong lối kiến trúc của văn miếu Trấn Biên đó chính là những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men) vô cùng bắt mắt và thu hút. Sau khi tham quan Văn miếu môn, du khách sẽ được lần lượt chiêm ngưỡng những công trình khác như nhà bia truyền thống Trấn Biên – Đồng Nai, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, Khuê Văn Các, nhà bia thứ hai thờ Khổng Tử và cuối cùng là nhà thờ chính rộng lớn.

Khu nhà thờ chính được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kiểu nhà ba gian hai chái, nền lát gạch tàu, sơn son thếp vàng, trên các cột nhà treo đôi liễn đối. Trước nhà thờ chính các bạn sẽ tận mắt thấy một tấm bia lớn có khắc dòng chữ to: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Ở gian giữa của văn miếu có bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở trên tường thì có biểu tượng trống đồng – biểu tượng đặc trưng cho nền văn hóa Quốc Tổ Hùng Vương. Ở bên trái nhà là nơi thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam, còn bên phải thì thờ các danh nhân đất Nam Bộ.

Ngoài ra, ở đây còn có các khu sinh hoạt truyền thống gồm có nhà truyền thống, bia truyền thống và các công trình phụ cận nhằm phục vụ các du khách tới tham quan tại đây. Văn miếu Trấn Biên được xây dựng với chức năng là nơi bảo tồn, lưu giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa – giáo dục cùa vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai. Thông qua rất nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức hàng năm thì Văn Miếu Trấn Biên ngày càng thể hiện vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng đất phía Nam nói chung.

Bên cạnh những giá trị về văn hóa, lịch sử thì văn miếu còn là một công trình có lối kiến trúc đặc sắc về nghệ thuật, vừa cổ kính vừa trang nhã. Chính vì điều này mà đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách du lịch trong và ngoài tỉnh tới thăm.

Chia sẻ cơ hội

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư