Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ ý kiến trên

Nói về thơ, có ý kiến cho rằng:

Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cột cây số. Thơ chỉ chọn một ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo.

Phân tích bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ ý kiến trên.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
680
3
1
Nguyễn Thị tuyết ...
01/04/2022 16:53:12
+5đ tặng
Thơ là tình, nhưng là tình không tách rời ý. Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng không thể làm nên những vần thơ tuyệt bút. Lê Hữu Trác xác định: “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay”. Nói khác ý thấm vào tình, tư tưởng chan hòa với cảm xúc. Bùi Dương Lịch vừa khẳng định: “Thơ là sự biểu hiện của tình” vừa nhắc nhở: “Không được vây bọc nơi tình” , nghĩa là phải có lý trí, có trí tuệ hỗ trợ, cũng theo đường hướng suy nghĩ ấy, Nam Sơn Trúc sau khi nhắc lại lời của người xưa “văn chương làm quỷ thần rơi lệ”, đã bổ sung: Phải là văn chương “do người thánh học cao minh” tạo nên. Người xưa ít khi thiên lệch. họ nhìn thơ trong một tổng thể hài hòa giữa nhiều yếu tố và trong mối tương giao giữa các yếu tố với nhau. Đó là mối quan hệ giữa ý và tình, rộng hơn đó còn là mối quan hệ giữa chí và tình. Nhữ Bá Sỹ cho rằng: “thơ là để nói chí, nhưng biểu hiện ở nơi tình”. Nói “chí” là đích lớn, đích chung của thơ, biểu hiện “tình” là đích cụ thể của từng bài, từng câu.Vì thế  thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người làm những câu thơ có vần chứ không làm được thơ'' 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
phạm hoàng trung
01/04/2022 16:53:36
+3đ tặng

Bài thơ miêu tả cảnh khuya núi rừng một đêm trăng, nói lên những suy tư lo lắng của Bác Hồ đối với vận mệnh của dân tộc.

Hai câu đầu làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sơn thủy về cảnh suối rừng, trăng ngàn Việt Bắc. Nhà thơ thao thức lắng nghe tiếng suối chảy rì rầm, êm nhẹ và trong trẻo từ rừng sâu vọng đến:

‘Tiếng suối trong như tiếng hát xa’

Suối là vẻ đẹp chốn lâm tuyền, vẻ đẹp rừng già Việt Bắc. Bác lấy tiếng suối so sánh với tiếng hát, là khúc nhạc rừng ví với tiếng hát xa, êm ái ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya chiến khu trở nên gần gũi, mang hơi ấm cuộc đời. Câu thơ làm ta liên tưởng đến tiếng suối trong bài ‘Côn Sơn ca* của Ức Trai hơn 600 năm về trước:

‘Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai’

Hai hồn thơ trở nên gần gũi, thân thiết. Nguyễn Trãi đã về Côn Sơn ‘quê cũ’ để xa lánh bụi trần, danh lợi, lấy suối, đá, thông, trúc làm bầu bạn. Bác Hồ cũng đến chốn lâm tuyền Việt Bắc, xây dựng chiến khu đánh Pháp. Suối trở thành bài ca câu hát nâng*đỡ tâm hồn Bác trong những năm dài kháng chiến gian khổ.

Tả suối, ngòi bút nghệ thuật của Bác Hồ rất điêu luyện: lấy cái động (tiếng suối chảy) để miêu tả cái tĩnh (cảnh khuya) làm nổi bật sự thanh vắng, tĩnh lặng của chiến khu một đêm trăng. Càng về khuya, núi rừng như chìm trong vắng lặng mênh mông. Bác ‘chưa ngủ’ nên mới nghe rõ âm thanh rì rầm suối chảy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo