Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) nêu lên suy nghĩ của em sau khi đọc bài Phong cảnh đến Hùng

Giúp mình với ạ!
1 trả lời
Hỏi chi tiết
561
2
1
hbn
02/04/2022 17:21:41
+5đ tặng
Phong cảnh đền Hùng là cõi linh thiêng.
 
Tác giả như đưa ta đi thăm thú đền Thượng, đền Trung, đền Hạ, với bao di tích, trở về với năm tháng, với cội nguồn tổ tiên, ông cha...
 
Phong cảnh đền Thượng rất hùng vĩ, tráng lệ. Đền nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hi Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú thọ. Bức hoành phi với dòng chữ vàng “Nam quốc sơn hà” treo trong đền gợi lên sự tôn nghiêm. Trước đền là những khóm hải đường "đám hồng rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn như múa quạt xòe hoa" gợi lên vẻ đẹp mơn mởn đầy sức sống.
 
Kế bên đền Thượng là lăng các vua Hùng "ẩn trong cây xanh xanh", chốn thâm nghiêm nghìn xưa còn lưu lại. Phía xa là cảnh núi, sông bao bọc, tụ hội. Đỉnh Ba Vì vời vợi, nơi Mị Nương cùng Sơn Tinh trấn giữ, ở bên trái. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chăn bên phải. Phía xa xa là núi Sóc Sơn còn in dấu chân ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương. Trước mặt là ngã ba Hạc nơi gặp gỡ 3 dòng sông lớn: sông Đà, sông Chảy, sông Hồng.


 
Tác giả không chỉ tả mà còn gợi nên đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng thú vị, mênh mang về truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, về chiến công người anh hùng làng Gióng phi ngựa sắt, dùng roi sắt và ngựa sắt đánh đuổi giặc Ân xâm lược.
 
“Cột đá thề” còn đó, gợi nhớ An Dương Vương chế nỏ thần và xây thành Cổ Loa để giữ vững sơn hà xã tắc.

 
Lưng chừng núi là đền Trung, nơi thờ 18 chi vua Hùng. Những cánh hoa dại, những gốc thông già "che mát và tỏa hương thơm cho con cháu về thăm đất Tổ". Hoa dại, thông già như những chứng nhân lịch sử bền vững, trường tồn.
 
Đi dần xuống là đền Hạ có chùa Thiên Quang, đền Giếng nơi có Giếng Ngọc trong xanh, nơi mà công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung, bốn ngàn năm trước thường xuống rửa mặt soi gương...

 
Cái hay của bài văn “Phong cảnh đền Hùng’” là lối viết chấm phá, tả ít mà gợi nhiều. Núi sông hùng vĩ, thiên nhiên tráng lệ như ôm ấp, như chở che, như nâng niu giữ gìn đền đài, lăng tẩm của các vua Hùng. Tác giả đã làm sống lại trong lòng người đọc dấu tích oai hùng của tổ tiên, dấy lên trong lòng ta bao tự hào, nhắc nhở một cách rung động thấm thía bài học “Uống nước nhớ nguồn”.
 
Bài ca dao lại xôn xao như những lớp sóng thời gian và nghĩa tình cứ dâng lên, cứ vỗ mãi trong tâm hồn ta:
 
“Ai về Phú Thọ cùng ta,
Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mùng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo