Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
03/04/2022 16:00:01

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Hà Giang

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh ở Hà Giang ( viết thành bài văn ) Ko chép mạng
3 trả lời
Hỏi chi tiết
717
2
0
Tr Hải
03/04/2022 16:00:29
+5đ tặng

Nép mình giữa cao nguyên đá Hà Giang, thung lũng Sủng Là mang nét đẹp nên thơ và bình yên. Một lần được đặt chân tới, khám phá một Sủng Là đẹp đến ngất ngây người, chẳng thua kém gì chốn thần tiên quả là một trải nghiệm khó quên trong chuyến du lịch về chốn “ốc đảo” này.

Thung lũng Sủng Là là xã đẹp nhất của Hà Giang, được ví như “ốc đảo” nằm yên bình giữa lòng cao nguyên đá. Sủng Là gây ấn tượng đặc sắc với du khách với những nét văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây. Ở Sủng Là có làng Lũng Cẩm, nơi sinh sống hơn 60 hộ gia đình của các dân tộc như người Hán, người Mông, người Lô Lô… Du khách tới đây được tận mắt chứng kiến những nét đẹp vẫn còn nguyên vẹn trong đời sống của các đồng bào như dệt lanh, đèo gùi đi lấy rau, địu con…

Để đến được Sủng Là, du khách xuất phát tại Hà Nội, đón xe khách lên Hà Giang. Sau khi đã tới nơi, bạn có thể thuê xe máy vi vu mọi góc ngách ở Sủng Là. Còn nếu bạn là người ưa phượt, thích mạo hiểm, muốn khám phá những cung đường đèo ngoạn mục, thì có thể leo lên “chiếc ngựa sắt” để ngao du quả là một ý tưởng không chê vào đâu được.

Vào mỗi mùa trong năm, thung lũng Sủng Là tựa như bức tranh thiên nhiên đa màu sắc. Trong đó, mùa xuân được xem là thời điểm đẹp nhất ở ốc đảo này, hoa nở muôn nơi mang tới một khung cảnh trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết. Cũng có lẽ vì điều này mà nhiều người mến tặng cho Sủng Là một tên gọi thật trìu mến, đó là “đoá hoa hồng” trên cao nguyên đá.

Nghe tới đây, mọi người có vẻ nghĩ đã quá cường điệu bởi Sủng Là chỉ toàn là đá nhọn hoắt, lởm chởm, chĩa ngược lên trời xanh. Nhưng sự thật, đằng sau sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc ấy, sự khắc nghiệt về địa hình đã làm cho người dân nơi đây phải “gồng” mình chống chọi lại. Người dân biến núi non thành hoa, lúa, ngô… phục vụ cuộc sống thường ngày, tới đây quả là khâm phục đức tính của người dân vùng cao, chịu khó vô cùng.

Đến với Sủng Là, bạn được lạc lối vào khung cảnh đầy sắc màu tựa như chốn cổ tích thần tiên. Những tấm khăn đầy màu sắc sặc sỡ được khoác trên người của đồng bào dân tộc Lô Lô, H’mông, Dao… Du khách còn cảm nhận sự dung dị, chân phương đầy chân tình của đồng bào đối đãi với những kẽ lữ hành đầy yêu thương.

Đến với Sủng Là vào dịp cuối tuần, bạn được hoà mình vào không gian chợ phiên. Trước khung cảnh đất trời mênh mang, bạn sẽ không khỏi ngẩn ngơ trước quang cảnh những người Mông bản địa dắt ngựa thồ hàng trên những dải đá tai mèo. Hay thấp thoáng đâu đó nghe tiếng khèn của các chàng trai Mông say sưa gọi bạn tình. Những cô gái bản địa sặc sỡ trong trang phục đầy những hoạt tiết trang trí. Khung cảnh này làm cho kẽ lữ hành muốn hoà nhập ngay lập tức để trải nghiệm những điều thú vị đầy hấp dẫn.

Mặc dù nằm cheo leo trên những triền núi cao, mây xanh phủ quanh núi, cảnh sắc ở Sủng Là làm cho người ta thật sự mơ mộng. Hãy đến một lần để cảm nhận hết vẻ đẹp bình yên, nên thơ đầy màu sắc nơi núi rừng Tây Bắc để ta thêm yêu những điều giản dị nhất của cuộc sống.

Cho dù đời sống người dân ở thung lũng Sủng Là vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng lúc nào họ cũng nở nụ cười trên môi. Một lần được đặt chân tới đây, con người ta sẽ cảm nhận sự thư giãn, cảnh vật thật thanh bình và yên ả. Trong chuyến hành trình của mình, sao bạn không thử trải nghiệm mảnh đất đầy điều thú vị này, đang sẵn sàng dang tay chào đón bạn bất cứ lúc nào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Avicii
03/04/2022 16:00:35
+4đ tặng

Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, là công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang. Cụ Vương Chính Đức (1865 – 1947) là người duy nhất được đồng bào dân tộc Mông suy tôn là Vua Mèo. Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức, dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993.

Trước đây, Vua Mèo Vương Chính Đức cai quản các khu Quản Bạ, Yên Ninh, Mèo Vạc, Đồng Văn, và đây cũng là khu tự trị của người dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang. Gần 100 năm trước, ông Vương Chính Đức đã thuê thợ từ Trung Quốc sang thi công Dinh họ Vương. Hàng vạn nhân công Việt Nam cũng tham gia xây dựng Dinh Vua Mèo, chi phí xây dựng dinh thự rất lớn không thống kê được. Chỉ tính riêng tiền công thuê thợ đã tốn 15 vạn đồng bạc Đông Dương, lập kỷ lục thời đó ở tỉnh Hà Giang.

Đứng ở trên đỉnh cao nhìn xuống, Dinh họ Vương như hình mai rùa, nổi bật, bề thế giữa thung lũng Sà Phìn. Dinh được thiết kế như một pháo đài kiên cố, bao quanh Dinh thự là một dải núi cao, tạo nên địa thế hình vòng cung ôm trọn toàn bộ khu nhà. Bên trong là một khối kiến trúc đồ sộ tiêu biểu cho một dòng họ vương giả vùng cao với những dãy nhà 2 tầng ngang, dọc nối tiếp nhau như những dãy núi trùng trùng điệp điệp trên cao nguyên đá. Ngoài Dinh có 2 lô cốt để phòng thủ, các lăng mộ con, cháu cụ Vương Chính Đức.

Trong Dinh có kho chứa vũ khí, kho cất giữ vàng, bạc, tiền, kho thuốc phiện, các nhà ở, làm việc, khu bếp, khu nuôi gia súc, gia cầm… Bao quanh Dinh là vườn cây trái sum xuê và các loại hoa rực rõ, tô điểm thêm vẻ đẹp của Dinh thự. Nét đặc sắc của dinh Vua Mèo nằm ở cấu trúc và cách bố trí các phòng ở và làm việc, mô phỏng một thành quách thu nhỏ. Các họa tiết bằng đá, gỗ của Dinh được chạm khắc tinh xảo, bắt mắt, biểu tượng cho sự giàu sang, quyền quý

Chị Vương Thị Chở cho biết: “Khu nhà cụ Vương Chính Đức được xây dựng năm 1898 hoàn thành năm 1903. Ngôi nhà có tất cả 64 phòng ở được tính theo 64 quẻ hình bát quái. Dinh thự gồm 3 khu tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Tiền dinh là nơi ở là phòng lính bảo vệ, Trung Dinh là nơi ở của vợ và các con còn hậu Dinh là nơi ở Vua Mèo Vương Chính Đức. Ngôi nhà cụ Vương được tu sửa lại năm 2004. Tường, ngói, đá… vẫn được giữ nguyên hiện trạng từ xưa đến nay. Gỗ là gỗ lim thay cho gỗ thông đá trước đây. Tính ra 40% gỗ là mới, còn lại 60% vẫn còn nguyên vẹn từ trước đến nay.”

Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định trao tặng Dinh họ Vương cho Nhà nước bảo tồn. Kể từ đó, nơi đây trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch. Đến tỉnh Hà Giang, du khách không thể bỏ qua điểm tham quan thú vị này. Khám phá Dinh họ Vương, thăm chợ phiên ở trước Dinh thự rồi từ điểm dừng chân này, du khách có thể dễ dàng, thuận tiện tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh Hà Giang.

2
0
Nguyễn Nguyễn
03/04/2022 16:00:55

Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, là công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang. Cụ Vương Chính Đức (1865 – 1947) là người duy nhất được đồng bào dân tộc Mông suy tôn là Vua Mèo. Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức, dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993.

Trước đây, Vua Mèo Vương Chính Đức cai quản các khu Quản Bạ, Yên Ninh, Mèo Vạc, Đồng Văn, và đây cũng là khu tự trị của người dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang. Gần 100 năm trước, ông Vương Chính Đức đã thuê thợ từ Trung Quốc sang thi công Dinh họ Vương. Hàng vạn nhân công Việt Nam cũng tham gia xây dựng Dinh Vua Mèo, chi phí xây dựng dinh thự rất lớn không thống kê được. Chỉ tính riêng tiền công thuê thợ đã tốn 15 vạn đồng bạc Đông Dương, lập kỷ lục thời đó ở tỉnh Hà Giang.

Đứng ở trên đỉnh cao nhìn xuống, Dinh họ Vương như hình mai rùa, nổi bật, bề thế giữa thung lũng Sà Phìn. Dinh được thiết kế như một pháo đài kiên cố, bao quanh Dinh thự là một dải núi cao, tạo nên địa thế hình vòng cung ôm trọn toàn bộ khu nhà. Bên trong là một khối kiến trúc đồ sộ tiêu biểu cho một dòng họ vương giả vùng cao với những dãy nhà 2 tầng ngang, dọc nối tiếp nhau như những dãy núi trùng trùng điệp điệp trên cao nguyên đá. Ngoài Dinh có 2 lô cốt để phòng thủ, các lăng mộ con, cháu cụ Vương Chính Đức.

Trong Dinh có kho chứa vũ khí, kho cất giữ vàng, bạc, tiền, kho thuốc phiện, các nhà ở, làm việc, khu bếp, khu nuôi gia súc, gia cầm… Bao quanh Dinh là vườn cây trái sum xuê và các loại hoa rực rõ, tô điểm thêm vẻ đẹp của Dinh thự. Nét đặc sắc của dinh Vua Mèo nằm ở cấu trúc và cách bố trí các phòng ở và làm việc, mô phỏng một thành quách thu nhỏ. Các họa tiết bằng đá, gỗ của Dinh được chạm khắc tinh xảo, bắt mắt, biểu tượng cho sự giàu sang, quyền quý

Chị Vương Thị Chở cho biết: “Khu nhà cụ Vương Chính Đức được xây dựng năm 1898 hoàn thành năm 1903. Ngôi nhà có tất cả 64 phòng ở được tính theo 64 quẻ hình bát quái. Dinh thự gồm 3 khu tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Tiền dinh là nơi ở là phòng lính bảo vệ, Trung Dinh là nơi ở của vợ và các con còn hậu Dinh là nơi ở Vua Mèo Vương Chính Đức. Ngôi nhà cụ Vương được tu sửa lại năm 2004. Tường, ngói, đá… vẫn được giữ nguyên hiện trạng từ xưa đến nay. Gỗ là gỗ lim thay cho gỗ thông đá trước đây. Tính ra 40% gỗ là mới, còn lại 60% vẫn còn nguyên vẹn từ trước đến nay.”

Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định trao tặng Dinh họ Vương cho Nhà nước bảo tồn. Kể từ đó, nơi đây trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch. Đến tỉnh Hà Giang, du khách không thể bỏ qua điểm tham quan thú vị này. Khám phá Dinh họ Vương, thăm chợ phiên ở trước Dinh thự rồi từ điểm dừng chân này, du khách có thể dễ dàng, thuận tiện tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh Hà Giang.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo