Câu 1. Trạng ngữ trong câu “Cuối xuân, khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh thì đầu tường lửa lựu lấp ló, dọc theo đường làng hoa vông rực đỏ.” là những từ ngữ nào ?
A. Cuối xuân,
B. Cuối xuân, khi quyên gọi hè,
C. Cuối xuân, khi quyên gọi hè, hoa gạo thôi bập bùng đỏ rực trên vòm xanh
Câu 2. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm ?
A. Cậu bé dẫn đường tinh nghịch./ Chè thiếu đường nên không ngọt.
B. Chim kêu líu ríu đủ thứ giọng. Giọng cô dịu dàng, âu yếm.
C. Rừng đầy tiếng chim ngân nga. / Tiếng lành đồn xa.
Câu 3. Dòng nào dưới đây không gồm các cặp từ trái nghĩa ?
A. Đầu – cuối, trước – sau, ngủ - dậy, sáng suốt – tỉnh táo.
B. Mưa – nắng, đầu – cuối, thức – ngủ, vui – buồn.
C. Đầu tiên – cuối cùng, đỉnh – đáy, ngọn – gốc, mưa – nắng.
Câu 4. Dòng nào dưới đây gồm các từ ghép có nghĩa tổng hợp ?
A. Ma trơi, phụ lão, bộ đội, cá chép.
B. Hồn nhiên, nỗi niềm, tuổi thơ, hoa hồng.
C. Thân yêu, nỗi niềm, đùa nghịch, giáo viên.
Câu 5. Trong câu “Âm thầm suốt cuối mùa đông tích nhựa đắng, để đầu xuân thân phận xoan gầy khẳng trào ra các đầu cành những lộc bé xíu xinh xinh như móng gà chíp, phủ một lớp lông tơ trắng mịn.” tác giả đã sử dụng biện pháp nào để tả cây xoan ?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Nhân hóa và so sánh