Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 bài văn nghị luận có sử dụng yêu tố miêu tả, biểu cảm với hiện tượng học sinh quay cop trong thi cử

viết 1 bài văn nghị luận có sử dụng yêu tố miêu tả, biểu cảm vs hiện tượng học sinh quay cop trog thi cử[cần gấp ạ ko chép mạng]

 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
200
2
0
Nguyễn Nguyễn
05/04/2022 21:54:25
+5đ tặng
Kiểm tra, thi cử là một hoạt động rất quan trọng diễn ra trong trường học và ngoài xã hội. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá và thi cử nhằm phát hiện các điểm mạnh điểm yếu của từng người học. Qua đó điều chỉnh việc học tập và giảng dạy cho thích hợp. Thi cử cũng nhằm đánh giá phân loại và đảm bảo chất lượng đầu ra hay đầu vào của các chương trình giáo dục, bảo công bằng và hợp lý trong các cuộc tuyển chọn. Thế nhưng, việc kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện nay vẫn còn nhiều điều bất cập. Hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử diễn ra khá phổ biến. Nhất là trong giới học sinh hiện nay.

Tiêu cực là hành động không lành mạnh. Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu giếm, làm trái với quy định. Hai hành vi này có tác động không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội. Hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử là những hiện tượng không lành mạnh diễn ra trong các kì thi dẫn đến kết quả, không đúng với thực chất.

Học sinh quay cóp, trao đổi bài với nhau. Ở mức độ cao hơn, học sinh cố ý mang tài liệu vào phòng thi dưới nhiều hình thức tinh vi. Thậm chí, nhiều học sinh còn nhờ người đi thi hộ,…

Phụ huynh mua chuộc giáo viên, cán bộ, đưa hối lộ bằng nhiều hình thức để được ưu ái hơn… Giáo viên bán đề, gợi ý đề, bán điểm, gạ tình đổi điểm, chấm bài thiếu trung thực. Nhiều giáo viên còn tự ý cho điểm khống…

Cán bộ triển khai đáp án và hướng dẫn chấm không đúng, làm việc thiếu trách nhiệm, ráp phách báo điểm sai, tổ chức kém nhưng báo cáo thiếu trung thực…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Yuki Yuri
05/04/2022 23:18:09
+4đ tặng
Nghị luận về gian lận trong thi cử của học sinh - Mẫu 1

Kiểm tra, thi cử là một hoạt động rất quan trọng diễn ra trong trường học và ngoài xã hội. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá và thi cử nhằm phát hiện các điểm mạnh điểm yếu của từng người học. Qua đó điều chỉnh việc học tập và giảng dạy cho thích hợp. Thi cử cũng nhằm đánh giá phân loại và đảm bảo chất lượng đầu ra hay đầu vào của các chương trình giáo dục, bảo công bằng và hợp lý trong các cuộc tuyển chọn. Thế nhưng, việc kiểm tra, đánh giá và thi cử hiện nay vẫn còn nhiều điều bất cập. Hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử diễn ra khá phổ biến. Nhất là trong giới học sinh hiện nay.

Tiêu cực là hành động không lành mạnh. Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu giếm, làm trái với quy định. Hai hành vi này có tác động không tốt đối với quá trình phát triển của xã hội. Hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi cử là những hiện tượng không lành mạnh diễn ra trong các kì thi dẫn đến kết quả, không đúng với thực chất.

Học sinh quay cóp, trao đổi bài với nhau. Ở mức độ cao hơn, học sinh cố ý mang tài liệu vào phòng thi dưới nhiều hình thức tinh vi. Thậm chí, nhiều học sinh còn nhờ người đi thi hộ,…

Phụ huynh mua chuộc giáo viên, cán bộ, đưa hối lộ bằng nhiều hình thức để được ưu ái hơn… Giáo viên bán đề, gợi ý đề, bán điểm, gạ tình đổi điểm, chấm bài thiếu trung thực. Nhiều giáo viên còn tự ý cho điểm khống…

Cán bộ triển khai đáp án và hướng dẫn chấm không đúng, làm việc thiếu trách nhiệm, ráp phách báo điểm sai, tổ chức kém nhưng báo cáo thiếu trung thực…

Tiêu cực trong thi cử là một căn bệnh trầm kha trong giáo dục, tồn tại dai dẳng và có xu hướng gia tăng hằng ngày, hằng giờ ở mọi nơi, mọi cấp, mọi người. Tiêu cực trong thi cử đã là chuyện bình thường, là chuyện đương nhiên của những lần kiểm tra hoặc thi cử, thậm chí xã hội đã coi việc trung thực đồng nghĩa với thiệt thòi.

Không đạt được mục đích thi cử: cho kết quả thực chất, không đánh giá trình độ của người được kiểm tra dẫn đến hậu quả khôn lường. Nếu thi cử là để biết trình độ học sinh mà giảng dạy, thì việc giảng dạy sẽ không sát với đối tượng, dẫn đến nguy cơ không tiếp tục được.

Nếu thi cử để chọn người thì người được chọn sẽ không đúng, không có khả năng làm việc, không đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nếu thi cử để công nhận bằng cấp thì bằng cấp không đúng với khả năng thật, dẫn đến xã hội không thật, đưa đến việc vạch chiến lược cho đất nước sẽ quá tầm.

Nếu học sinh không coi thi cử là một công việc nghiêm túc, không coi học tập là một quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân để nỗ lực, mà chỉ trông chờ vào “sự bát nháo của trường thi” kiếm chác cho được mảnh bằng vào đời thì sẽ không có kiến thức thực tế, không đáp ứng nhu cầu xã hội, sẽ không tìm được việc làm, hủy hoại tương lai của chính bản thân, gia đình và xã hội.

Tác hại nghiêm trọng đến đạo đức con người: sống không trung thực, lừa dối, phỉnh nịnh… Tác hại đến đạo học của đất nước: hủy hoại các nền tảng giáo dục, làm triệt tiêu động lực học tốt, dạy tốt và gây lãng phí tiềm năng sáng tạo của các thầy cô giáo.

Tiêu cực trong thi cử làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng giáo dục. Do học sinh lười học, thiếu trung thực, không có ý thức phấn đấu nhưng muốn có kết quả cao nên tìm cách “chạy” để có điểm đậu.

Do cha mẹ nhận thức sai lệch, gây áp lực, đẩy học sinh vào việc tiêu cực. Bản thân cha mẹ cũng không trung thực, muốn con có kết quả cao nên luồn lách vào những kẽ hở của quy chế thi để mong tìm một chỗ học tốt cho con em. Do giáo viên “tạo điều kiện”, gợi ý cho học sinh tiêu cực, chạy đề thi, chạy điểm thi.

Do chương trình đào tạo, kiến thức giáo viên và cách truyền đạt kiến thức của giáo viên khó tiếp thu dẫn đến người học không thể tiếp thu được kiến thức nên phải tiêu cực mới đạt kết quả mong muốn. Do cấp trên gây áp lực, đưa ra tỷ lệ, dùng tỉ lệ để đánh giá kết quả giáo dục của trường, của giáo viên.

Do công tác quản lí, giám sát chưa chặt chẽ, còn sơ hở; các quy chế, quy định quản lí đào tạo bất cập, yếu kém, thiếu khoa học. Do xã hội quá coi trọng bằng cấp, ít chú ý đến thực chất, tài năng và phẩm chất trong công việc tuyển chọn và nhìn nhận, đánh giá một con người.

Muốn khắc phục hiện tượng tiêu cực trong thi cử, cần có giải pháp đồng bộ từ trên xuống, từ trong mỗi gia đình đến xã hội. Ở trường lớp giáo dục tính trung thực, tổ chức tốt việc học tập và thi cử trong từng môn học, từng tiết học, tạo cho học sinh một nề nếp nghiêm túc. Tuyên truyền để học sinh, sinh viên, phụ huynh thấy cần có năng lực thật sự để làm người, để có một nghề mới chính là giấy thông hành vào đời, chứ không phải bằng cấp có được do tiêu cực.

Không chỉ phát động phong trào chống tiêu cực trong thi cử như hiện nay mà không phải duy trì thường xuyên, không có kiểu đánh trống bỏ dùi. Ngành giáo dục cần tổ chức những kì thi tuyệt đối nghiêm túc. Cấm thi vĩnh viễn hoặc nhiều năm đối với những thí sinh vi phạm. Kỷ luật nặng hoặc cho thôi việc những giáo viên hoặc cán bộ tiêu cực.

Ngoài xã hội, trước mắt cần sàng lọc cán bộ công chức, loại những người không có năng lực hoàn thành nhiệm vụ, dù có nhiều bằng cấp “đẹp” ra khỏi bộ máy. Không quá chú trọng đến bằng cấp khi tuyển dụng.

Chăm chỉ học tập, cương quyết nói không với tiêu cực trong thi cử. Chân thành góp ý với bạn bè; tạo dư luận tích cực trong việc học tập và thi cử. Mạnh dạn lên án hành vi tiêu cực trong thi cử của xã hội.

“Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực” (William Shakespeare). Hãy luôn trung thực với bản thân, trung thực với mọi người bạn sẽ được trân trọng và yêu thương. Còn ngược lại, nếu cứ giả dối, gian lận, tiêu cực trong thi cử sớm muộn gì cũng chuốc lấy thất bại nặng nề.

Nghị luận về gian lận trong thi cử của học sinh - Mẫu 2

Ngành giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tích đáng khâm phục. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thách thức chưa thể giải quyết triệt để như bạo lực học đường, gian lận thi cử, vô lễ với giáo viên… Trong đó vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục.

Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn.

Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này.

Người ta bảo ngựa quen đường cũ, việc gian lận cũng vậy, nếu như các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Và vai trò của nhà trường trong việc đối phó với nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lí nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo.

Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt.

Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lí mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu.

Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ.

Đất nước cần những con người biết tự lập, biết tự học tập, sáng tạo, vươn lên bằng chính khả năng và sức lực của mình. Việc ngăn chặn gian lận trong thi cử cần bắt nguồn từ các bạn học sinh, như vậy sẽ cổ vũ lớn hơn tinh thần ham học tập của các bạn.

Như vậy hiện trạng gian lận trong thi cử đang diễn ra khá phức tạp, các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược để đẩy lùi vấn nạn này; mang đến cho ngành giáo dục sự lành mạnh nhất.

Nghị luận về gian lận trong thi cử của học sinh - Mẫu 3

“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Câu tục ngữ đã thể hiện phần nào sự thông minh, tinh nghịch của những cô cậu tuổi đến trường. Sự thông minh ấy được bộc lộ trong việc tiếp thu bài, trong việc vui chơi, trong việc sinh hoạt tập thể.… Tụy nhiên, thời gian gần đây, sự thông minh của học trò được sử dụng vào một mục đích không tốt, gây bức xúc trong nhà trường nói riêng và với xã hội nói chung. Mục đích đó là: gian lận trong thi cử.

Gian lận trong thi cử là sử dụng những hình thức vi phạm quy chế thi cử như mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, nhờ người thi hộ, bản bài, viết “phao”…, trong đó hình thức quay cóp, bản bài, viết “phao” được áp dụng rất phổ biến. Quay cóp, viết “phao” thường xảy ra nhiều nhất trong những giờ kiểm tra môn xã hội – những bộ môn học thuộc lòng khó “nhằn”. Còn đối với các bộ môn tự nhiên như Toán, Vật lí, hóa học,… thì hình thức bản bài hay nhìn bài bạn được học sinh “ứng dụng” triệt để.

Một thực trạng đáng buồn hiện nay là việc gian lận trong thi cử đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” đối với học sinh. Ở những nơi gần phòng thì ta có thể nhặt được rất nhiều mẫu giấy bé hơn lòng bàn tay chi chít những con chữ nhỏ xíu. Chủ nhân của những mẩu giấy này dường như chẳng cần chọn chỗ hủy “phao”, bởi họ quan niệm “người người chép phao, nhà nhà chép phao, có phải mình mình chép đâu mà sợ!”. Còn việc bản bài, nhìn bài bạn hay thậm chí là cho bạn nhìn bài mình qua con mắt học sinh trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái! Gian lận trong thi cử dường như không có gì sai trái, mà lại còn là cách học sinh thể hiện sự thông minh của mình trong việc mặt giám thị.

Nhưng liệu gian lận trong thi cử có thật sự là một việc làm thông minh? Hãy cùng nhau xem xét. Đối với học sinh, gian lận trong thi cử có thể khiến họ trở nên lười biếng, không chịu động não, không chịu đào sâu suy nghĩ vào bài học. Không những vậy, việc có được điểm số cao một cách không quá khó khăn khiến cho học sinh kém chú ý trong giờ học, quay ra làm việc riêng hoặc nói chuyện, vừa ảnh hưởng tới trật tự lớp, cản trở việc tập trung nghe giảng của các bạn khác, vừa ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô. Hơn nữa, không nắm được kiến thức cơ bản khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ khiến học sinh không đủ hành trang để bước vào cuộc đời, khó có thể tìm kiếm cho bản thân con đường đúng dân để xây dựng đất nước.

Hơn nữa, gian lận khi còn trong giai đoạn trưởng thành có thể khiến học sinh mất đi tính trung thực, tự giác, khả năng phấn đấu, học hỏi, từ đó những tính xấu như dối trá, biếng lười có thể thừa cơ phát triển. Gian lận trong thi cử đang làm hỏng cả một thế hệ tương lai của đất nước. Còn đối với gia đình và nhà trường, điểm số “ảo” do gian lận trong thi cử có được sẽ khiến đánh giá của các bậc cha mẹ và giáo viên đối với học sinh trở nên rối loạn gây khó khăn trong việc giúp đỡ học sinh tiến bộ. Như vậy, gian lận trong thi cử hoàn toàn là một việc làm xấu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.

Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến những việc làm thiếu trung thực ấy?

Có nhiều ý kiến cho rằng việc học sinh gian lận trong thi cử xảy ra bởi sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ thông tin. Những trang web, mạng internet, những trò chơi trực tuyến đang ngày một thu hút thêm Sự chú ý và say mê của giới trẻ. Thời gian dành cho việc lướt web, chơi game thay thế cho thời gian học tập ở nhà vốn đã vô cùng ít ỏi. Khi học sinh sa vào những trò chơi hấp dẫn này, thì đừng nói một tiếng, cả đêm thậm chí cả ngày hôm sau cũng khó mà có thể dứt ra được. Như vậy, các trò chơi trên Internet đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với việc học hành thi cử của học sinh.

Không những vậy, có rất nhiều học sinh chia sẻ rằng lí do khiến họ phải gian lận trong thi cử là do sức ép từ các bậc phụ huynh, những người luôn muốn được tự hào khoe thành tích học tập của con mình. Khá nhiều bậc phụ huynh đầu tư kĩ lưỡng cho việc học của con bằng cách thuê gia sư về dạy kèm con, cho con đi học thêm, luyện thi ở các “lò” luyện đông đúc chật chội. Họ không hiểu rằng những gì con họ cần là thời gian dành cho việc làm bài tập và tự ôn luyện. Nhiều học sinh nhà xa, đến được với trung tâm ôn luyện đã mất nửa tiếng, mệt đứt hơi ngồi trong lớp mà mắt cứ díp lại, đầy mệt mỏi. Thử hỏi kiến thức thu thập được là bao? Sức ép từ gia đình, từ thầy cô khiến học sinh mất phương hướng, lầm tưởng mục đích của việc học là để có điểm cao, chứ không phải là để trau dồi kiến thức cho chính bản thân mình. Từ đó, việc gian lận trong thi cử diễn ra như một Cách để học sinh đối phó với gia đình và nhà trường, một cách để họ tự giải tỏa phiền phức cho bản thân.

Tuy nhiên tất cả những lí do ấy thực chất chỉ là ngụy biện cho sự nản chí, không có quyết tâm vươn lên trong học tập. Nếu họ ham học hỏi thì sự kiềm chế của họ đối với những trò chơi điện tử phải mạnh mẽ hơn những gì họ nói. Nếu họ quyết tâm phấn đấu thì những sức ép từ gia đình sẽ biến thành động lực khiến họ cố gắng hơn, khiến cho họ chuyên cần hơn và thẳng thắn hơn để đối diện với cha mẹ và nói lên những điều họ mong muốn. “Lười biếng” mới chính là “con sâu làm rầu nồi canh”, phá hoại những đức tính tốt đẹp khác của học trò.

Gian lận trong thi cử là một việc làm xấu, cần phải được nhanh chóng đẩy lùi ngăn chặn. Với mong muốn có được môi trường học thân thiện, công bằng, nghiêm túc, đặc biệt là xóa bỏ việc gian lận trong thi cử, cả xã hội đang chung tay góp sức thực hiện những việc làm thiết thực cho nền giáo dục.

Hiểu được tâm lí học trò thích các hoạt động vui chơi, hiện nay trường học đẩy mạnh hình thức học có giáo cụ trực quan, tổ chức trò chơi củng cố kiến thức bài học trên lớp, giúp cho học sinh có thể “học mà vui, vui mà học”. Hình thức giảng dạy theo cách thảo luận nhóm cũng giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn. Khi học sinh nắm chắc và nhớ kĩ kiến thức, việc ôn luyện cho kiểm tra sẽ đỡ vất vả hơn, học sinh sẽ không cần phải dựa dẫm vào “phao” thi hay bất cứ hình thức gian lận nào khác nữa. Thêm vào đó, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã và càng đi sâu vào tâm lí học sinh, khiến cho họ ý thức rõ nét hơn về những tác hại mà gian lận gây ra cho cuộc sống mai sau của họ. Sự thấu hiểu của gia đình đối với những cố gắng nỗ lực của con em mình cũng khiến cho nhiều học sinh thay đổi cách nghĩ, trở nên kiên trì hơn trong quá trình học tập.

Nhưng điều quan trọng nhất cần phải chú ý đến, đó là mỗi học sinh cần phải nâng cao ý thức tự giác học tập. Chúng ta có thể thực hiện những việc làm nho nhỏ để “lên dây cót tinh thần” khi học: như trang trí góc học tập với. những khẩu hiệu kích thích tính ham học, như: “Học, học nữa, học mãi”, “Không gian lận trong thi cử”, “Học vì ngày mai tươi sáng”,… Khi nhìn những khẩu hiệu này, vô hình trung chúng ta đang tự xác định lại mục đích học tập đúng dẫn cho bản thân mình, từ đó học tập sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu mà học sinh không thể phủ nhận.

Hơn nữa, học sinh cũng cần phải biết cách sử dụng thời gian của mình có hiệu quả nhất. Thay vì lên mạng lướt web, chơi game, tại sao ta không lên các diễn đàn trao đổi tư liệu, kinh nghiệm học để mở rộng thêm kiến thức đã được học trên lớp. Với cách này, internet sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy đối với mỗi học sinh, giúp học sinh trau dồi kiến thức, tiếp tục bước đi trên con đường học vấn của mình.

Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!

Nghị luận về gian lận trong thi cử của học sinh - Mẫu 4

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.


Nghị luận về gian lận trong thi cử của học sinh - Mẫu 5

Ngành giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tích đáng khâm phục. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thách thức chưa thể giải quyết triệt để như bạo lực học đường, gian lận thi cử, vô lễ với giáo viên… Trong đó vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục.

Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn.

Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này.

Người ta bảo ngựa quen đường cũ, việc gian lận cũng vậy, nếu như các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Và vai trò của nhà trường trong việc đối phó với nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lí nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo.

Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt.

Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lí mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu.

Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kì thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ.

Đất nước cần những con người biết tự lập, biết tự học tập, sáng tạo, vươn lên bằng chính khả năng và sức lực của mình. Việc ngăn chặn gian lận trong thi cử cần bắt nguồn từ các bạn học sinh, như vậy sẽ cổ vũ lớn hơn tinh thần ham học tập của các bạn.

Như vậy hiện trạng gian lận trong thi cử đang diễn ra khá phức tạp, các cơ quan chức năng cần phải có kế hoạch cũng như chiến lược để đẩy lùi vấn nạn này; mang đến cho ngành giáo dục sự lành mạnh nhất.

Nghị luận về gian lận trong thi cử của học sinh - Mẫu 6

Môi trường sư phạm và nơi học đường luôn có nhiều vấn đề nổi cộm nhận được sự quan tâm của toàn dư luận trong mọi thời đại khác nhau. Một trong số đó phải kể đến hành vi gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay.

Một thực trạng đáng lo ngại đó là trong những kì thi, những giờ kiểm tra trên lớp xảy ra rất nhiều trường hợp các bạn học sinh giấu tài liệu mang vào phòng thi để chép bài với nhiều thủ thuật khác nhau từ tài liệu chép bài trên lớp, tài liệu photo rồi thu nhỏ đến các thiết bị công nghệ như điện thoại di động, tai nghe không dây,… Bên cạnh đó, tình trạng học sinh lén lút bàn luận, trao đổi bài khi giám thị không để ý cũng không phải hiếm thấy. Dù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng buồn cho thấy ý thức của các bạn học sinh ngày càng đi xuống.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gian lận trong thi cử này trước hết là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh tuy lười học, không có ý thức vươn lên nhưng vẫn muốn được điểm cao, bị bệnh thành tích. Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là do áp lực từ phía gia đình và thầy cô giáo, nhà trường luôn muốn con em cũng như học sinh của mình đạt điểm cao, có thứ hạng cao để có thành tích xuất sắc.

Hậu quả của việc gian lận trong thi cử là hình thành thói quen xấu, ỷ lại, dối trá cho các bạn, làm ảnh hưởng đến quá trình làm tạo lập tính cách của các bạn. Việc gian lận thi cử còn khiến cho các bạn học sinh không nắm chắc kiến thức bài học, tạo lỗ hổng tri thức. Bên cạnh đó, hành động này còn tạo ra “thành tích ảo” khiến các bạn học sinh tưởng rằng mình không cần chăm chỉ học tập cũng có được thành tích như thế.

Để khắc phục tình trạng và hậu quả này, trước hết bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Gia đình cần dạy dỗ các bạn đức tính trung thực, không tạo quá nhiều áp lực cho các bạn và không đặt nặng bệnh thành tích. Nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe học sinh của mình.

Mỗi cá nhân học sinh cũng như mỗi người có liên quan cùng có trách nhiệm, ý thức trong việc tự giác học tập và trung thực trong thi cử sẽ giúp cho thế hệ học sinh không chỉ bây giờ mà còn các thế hệ mai sau có đức tính tốt đẹp và có ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập.

Nghị luận về gian lận trong thi cử của học sinh - Mẫu 7

Trung thực là chìa khóa quan trọng giúp con người mở được cánh cửa vào đời. Trung thực là nhân tố không thể thiếu, là nhân tố cơ bản nhất để hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Nó cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với mỗi cá nhân học sinh chúng ta - những người đang đứng trước cánh cửa cuộc đời. Tuy nhiên, hiện tượng thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử đã và đang là tình trạng thường xuyên xảy ra và là vấn đề nhức nhối mà dư luận xôn xao, lo lắng

Vậy thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử là gì? Đó là hiện tượng học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý. Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.

Đáng buồn là, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng! Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình cảnh đáng buồn đến như vậy? Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía chính học sinh chúng ta. Vẫn là những lí do rất muôn thuở: lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt. Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước. Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.

Tuy vậy, chúng ta cũng phải trả giá rất đắt nếu thiếu đi tính trung thực ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với cá nhân chúng ta, ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng quay cóp sẽ không bao giờ bị bại lộ? Mà có ai tưởng tượng ra rằng khi bị phát hiện thì ta sẽ thế nào chưa? Đó sẽ là những ánh mắt dè dặt của bạn bè, sự thất vọng của thầy cô, bố mẹ, nhân cách và đạo đức sẽ đặc biệt bị hạ thấp. Nhưng giả sử mọi lần gian lận đều “trót lọt” thì sao? Đau đớn nhất là việc này đã để lại vết sẹo rất sâu trong tâm hồn, hình thành nên một nhân cách méo mó, không đủ hành trang để vững vàng bước vào cuộc đời phía trước. Hành động này còn có ảnh hưởng sâu sắc tới những người xung quanh. Họ nghĩ thật đến những bất công trong học đường và rộng hơn là trong xã hội, họ mất hết niềm tin vào tương lai phía trước. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con người kiến thức rỗng tuếch, chỉ sở hữu những bảng điểm và bằng cấp giả?

Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…

Trung thực là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta.

Nghị luận về gian lận trong thi cử của học sinh - Mẫu 8

Tổng thống Mandela từng nói rằng: “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi”. Gian lận trong thi cử ở bất cứ thời đại nào, hay quốc gia nào cũng có, chỉ khác nhau ở mức độ và cách xử lí hiện trạng. Ngày nay, hiện tượng ấy đang có xu hướng lan nhanh trong đối tượng học sinh các cấp, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến mức cần báo động.

Gian lận trong là hiện tượng học sinh thiếu trung thực trong thi cử, biểu hiện ở hành vi quay cóp trong giờ kiểm tra bằng mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi. Trước giờ kiểm tra, học sinh chuẩn bị hàng loạt phao phô-tô thu nhỏ giấu trong người. Họ chờ đến thời điểm giám thị hoặc giáo viên không để ý rồi mang ra dùng. Có những hôm kiểm tra đột xuất, học sinh không chuẩn bị được “phao”, lúc ấy đành phải dùng đến sách vở, lén lút để trong ngăn bàn, thi thoảng liếc xuống. Một vài bạn không dùng phao, không mở sách vở thì ghi tài liệu ra bàn, ra những chỗ xung quanh ít khi thầy cô giáo để ý.

Tinh vi hơn, một số người còn trao đổi đáp án bằng máy tính bỏ túi, dán tài liệu thu nhỏ bằng loại keo đặc biệt vào thước, sử dụng điện thoại để tra từ điển, tra google… Nếu không tự gian lận được thì các bạn nhìn bài của nhau, đọc bài cho nhau chép, ném giấy, làm hộ… Tất cả các hành vi trên đều được cho là gian lận, thiếu trung thực trong kiểm tra và thi cử.

Nghiêm trọng hơn nữa, những hành vi đó không chỉ diễn ra ở một vài học sinh cá biệt mà là một thực trạng diễn ra từng ngày từng giờ, ở từng lớp, từng trường… Tình trạng đó ngày ngày tái diễn trước mắt chúng ta trở thành những chuyện “đương nhiên”, chuyện “quá bình thường”. Một số bạn còn quan niệm rằng đã là học sinh thì phải biết quay cóp, gian lận, không như thế sẽ không thể hiện được bản lĩnh cá nhân. Với những suy nghĩ tiêu cực như vậy, người lớn cũng như những người quan tâm đến giáo dục đau lòng vô cùng. Chúng ta xót xa khi nhìn thấy một màu trắng xóa của những mẩu “phao” thu nhỏ trên sân trường sau những kì thi. Chúng ta phẫn nộ khi chứng kiến càng ngày những thủ đoạn gian lận càng trở nên tinh vi. Chúng ta thất vọng vì sự thật gần như 100% học sinh phổ thông thừa nhận đã từng gian lận trong kiểm tra thi cử, không nhiều thì ít.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay. Trước hết phải kể đến nguyên nhân chủ quan đến từ phía bản thân học sinh. Học sinh ngày nay lười học, không chịu học bài cũ, đọc lại bài ở nhà, đến lúc kiểm tra mới cuống quýt sử dụng tài liệu. Tuy vậy, vẫn có những người vô tình không học bài, chấp nhận bị điểm kém, nhưng đó là bộ phận rất nhỏ. Đại bộ phận đều không dũng cảm làm vậy. Ai cũng muốn được điểm cao, điểm tốt, để không thua kém bạn bè, để không bị bố mẹ trách phạt.

Với suy nghĩ như vậy, học sinh đi học nếu không học bài thì nhất định phải làm đủ mọi cách để đạt điểm số cao. Không kể có những trường hợp cố tình không học bài, yên tâm bên mình lúc nào cũng có tài liệu trợ giúp, một lần trót lọt không bị bắt là lần sau sẵn sàng làm tiếp. Họ nghĩ rằng học làm gì cho mất công mất sức, cứ như vậy điểm của mình còn cao hơn khối đứa mất công học trước.

Ta cũng không thể không kể đến nguyên nhân khách quan. Cũng là vì áp lực từ phía gia đình, phía nhà trường và thầy cô. Con cái có đạt điểm cao, điều đó mới thể hiện là con mình giỏi, con mình khá. Không đạt điểm cao tức là con mình dốt, là không bằng bạn bằng bè… Một phần cũng là từ phía giám thị coi thi. Căn bệnh rất cũ của xã hội là bệnh thành tích, nên một số giám thị còn cố tình coi thi dễ dãi, thậm chí còn cả những trường hợp làm bài hộ và nhắc bài… Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng đau lòng và nhức nhối này.

Bởi gian lận trong thi cử cho nên, chất lượng giáo dục ngày càng thấp kém, học sinh ngày càng hư hỏng, tình trạng vô cảm, vô đạo đức ngày càng phổ biến trong xã hội. Học sinh lười học, chỉ mong chờ vào sự gian lận để có kết quả học tập cao. Như thế, không những đạo đức ngày càng yếu kém mà tri thức thu nhập được chẳng có bao nhiêu. Khi bước ra cuộc sống, nhờ sự gian lận mà học sinh có được vị trí làm việc tốt. Hiển nhiên, con người ấy chẳng làm được điều gì tốt đẹp cho cuộc sống. Ngu dốt mà tham vọng là ngọn lửa phá hoại khủng khiếp nhất đối với con người.

Gian lận trong thi cử khiến cho hoạt động thi cử thiếu trung thực và công bằng, gây tâm lí bất mãn đối với những học sinh khác. Từ sự bất mãn đó, khiến học sinh không còn tin tưởng vào hệ thống giáo dục, buông bỏ việc học.

Phải có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn tình trạng này. Trước hết, về phía mỗi cá nhân chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức vững vàng, tự tin vượt qua mọi kì thi, kì kiểm tra. Ta cũng hãy tập chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, có thất bại thì lần sau ta mới có thành công. Còn về phía nhà trường, hãy đề ra những biện pháp thích hợp, xử lí kỉ luật nghiêm khắc, gương mẫu để đủ sức răn đe; mặt khác cũng cần phải kiên quyết nói không với bệnh thành tích. Ngoài ra, phía gia đình cũng không nên quá kì vọng và gây áp lực nặng nề đối với con em mình, bố mẹ phải biết lượng sức của con cái để đưa ra những yêu cầu phù hợp…

Học sinh đừng gian dối nữa. Người lớn đừng vô tâm, vô cảm nữa. Hãy chung tay ngăn chặn hiện tượng gian lận trong thi cử, khôi phục ý chí học tập và tinh thần trách nhiệm ở mỗi học sinh để nuôi dưỡng những mầm xanh tương lai đất nước.

Trung thực là bông hoa đẹp nhất trong khu vườn nhân cách, là đức tính quý báu mà học sinh chúng ta cần phải rèn luyện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Muốn vậy, trước hết chúng ta hãy tự giác chấp hành đúng những quy định trong giờ kiểm tra. Giá trị đích thực của tri thức luôn luôn chiến thắng và đó chính là thước đo nhân cách của mỗi chúng ta.



CÓ 8 MẪU LẬN NHA BẠN

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×