Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định nội dung của đoạn văn bản Hịch Tướng Sĩ

Xác định nội dung của đoạn văn bản Hịch Tướng Sĩ
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
190
1
0
Đỗ An
06/04/2022 18:17:05
+5đ tặng

Hịch tướng sĩ” đã phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.
Trần Quốc Tuấn không chỉ là một chủ soái giàu lòng yêu nước mà còn là một nhà hùng biện.

Khích lệ lòng yêu nước và ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù xâm lược 

- Khích lệ lòng căm thù giặc và nỗi nhục của kẻ mất nước. 

- Khích lệ lòng trung quân ái quốc, lòng ân nghĩa thủy chung của những người cùng cảnh ngộ

- Khích lệ ý chí lập công và tinh thần xả thân vì nước của tướng sĩ

- Khích lệ lòng tự trọng và danh dự cá nhân của mỗi người trước vện mệnh quốc gia.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hoàng Thanh Thảo
06/04/2022 18:17:06
+4đ tặng
 Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Trần Quốc Tuấn (1231- 1300) là người có phẩm chất cao đẹp, là người có tài năng, văn võ song toàn, là người có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.
  • Tác phẩm: Được viết khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần II, nhằm mục đích khích lệ tinh thần của tướng sĩ 

2. Phân tích bài thơ

a. Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách

  • Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Kính Đức, Mông Kha, Cốt Đãi Ngột Lang...

=> Làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vì vua, vì nước.

b. Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn

+ Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù được lột tả bằng những hành động cụ thể:

  • …đi lại nghênh ngang
  • uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình.
  • đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
  • …đòi ngọc lụa.
  • …thu  bạc vàng, vét của kho.

=> Bằng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, tác giả đã làm nổi bật sự ngang ngược, hung hãn, tham lam, tàn bạo của quân giặc đồng thời thể hiện rõ sự khinh bỉ và lòng căm giận của tác giả đối với quân giặc.

+ Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

  • Ta thường…quên ăn…vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm csa chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù…

-> Giọng văn thống thiết, dường như tác giả dồn hết tâm huyết, bút lực vào đoạn văn, mỗi chữ mỗi lời như trực tiếp chảy từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy.

-> Bằng một loạt các động từ mạnh và những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đoạn văn đã cho ta thấy nỗi đau xót đến quặn lòng, lòng căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường thân xác.

=> Khơi gợi lòng căm thù quân giặc, sự đồng cảm của người tướng sĩ. TQT là tấm gương yêu nước bất khuất.

c. Phân tích phải trái.

* Nêu mối ân tình giữa chủ soái - quân sĩ.

  • Vừa là quan hệ chủ-tướng (trên - dưới) -> khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.
  • Vừa là quan hệ của những người cùng cảnh ngộ (bình đẳng) -> khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung, đồng cam cộng khổ.

* Phân tích những sai lầm của tướng sĩ:

  • ...nhìn chủ nhục mà không biết lo
  • ....nước nhục...không biết thẹn
  • đãi yến ngụy sứ...không biết căm
  • lấy việc chọi gà, đánh bạc…
  • lo làm giàu…ham săn bắn…

=> Liệt kê, điệp ngữ -> chỉ ra lối sống cầu an hưởng lạc, quên danh dự, bổn phận mà chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân của các tướng sĩ.

Hậu quả của những sai lầm: nước mất nhà tan, thanh danh ô nhục.

* Khuyên răn tướng sĩ:

  • Nhớ câu”đặt mồi lửa vào dưới đống củi” là nguy cơ.
  • “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ.=> biết cảnh giác, lo xa.
  • huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên.=>tăng cường võ nghệ

Kết quả: chống được giặc ngoại xâm, giữ được nước nhà, thanh danh được lưu truyền.

d. Kêu gọi tướng sĩ

  • Vạch rõ hai con đường chính và tà, sống và chết để thuyết phục tướng sĩ.
  • Thái độ dứt khoát hoặc là địch hoặc là ta ->có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của quân sĩ.
1
0
Nguyen Mai Anh
06/04/2022 18:17:09
+3đ tặng
“ Hịch tướng sĩ” đã phản ánh tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.Trần Quốc Tuấn không chỉ là một chủ soái giàu lòng yêu nước mà còn là một nhà hùng biện
 
 
0
0
Boy lạnk lùnk
06/04/2022 18:17:33
+2đ tặng

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Trần Quốc Tuấn (1231- 1300) là người có phẩm chất cao đẹp, là người có tài năng, văn võ song toàn, là người có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên.
  • Tác phẩm: Được viết khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần II, nhằm mục đích khích lệ tinh thần của tướng sĩ 

2. Phân tích bài thơ

a. Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách

  • Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ hi sinh vì chủ: Kỉ Tín, Do Vũ, Dự Nhượng, Kính Đức, Mông Kha, Cốt Đãi Ngột Lang...

=> Làm nổi bật tinh thần quên mình vì chủ, vì vua, vì nước.

b. Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn

+ Tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù được lột tả bằng những hành động cụ thể:

  • …đi lại nghênh ngang
  • uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình.
  • đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
  • …đòi ngọc lụa.
  • …thu  bạc vàng, vét của kho.

=> Bằng những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, tác giả đã làm nổi bật sự ngang ngược, hung hãn, tham lam, tàn bạo của quân giặc đồng thời thể hiện rõ sự khinh bỉ và lòng căm giận của tác giả đối với quân giặc.

+ Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.

  • Ta thường…quên ăn…vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm csa chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù…

-> Giọng văn thống thiết, dường như tác giả dồn hết tâm huyết, bút lực vào đoạn văn, mỗi chữ mỗi lời như trực tiếp chảy từ trái tim qua ngòi bút lên trang giấy.

-> Bằng một loạt các động từ mạnh và những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, đoạn văn đã cho ta thấy nỗi đau xót đến quặn lòng, lòng căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường thân xác.

=> Khơi gợi lòng căm thù quân giặc, sự đồng cảm của người tướng sĩ. TQT là tấm gương yêu nước bất khuất.

c. Phân tích phải trái.

* Nêu mối ân tình giữa chủ soái - quân sĩ.

  • Vừa là quan hệ chủ-tướng (trên - dưới) -> khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.
  • Vừa là quan hệ của những người cùng cảnh ngộ (bình đẳng) -> khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung, đồng cam cộng khổ.

* Phân tích những sai lầm của tướng sĩ:

  • ...nhìn chủ nhục mà không biết lo
  • ....nước nhục...không biết thẹn
  • đãi yến ngụy sứ...không biết căm
  • lấy việc chọi gà, đánh bạc…
  • lo làm giàu…ham săn bắn…

=> Liệt kê, điệp ngữ -> chỉ ra lối sống cầu an hưởng lạc, quên danh dự, bổn phận mà chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân của các tướng sĩ.

Hậu quả của những sai lầm: nước mất nhà tan, thanh danh ô nhục.

* Khuyên răn tướng sĩ:

  • Nhớ câu”đặt mồi lửa vào dưới đống củi” là nguy cơ.
  • “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội” làm răn sợ.=> biết cảnh giác, lo xa.
  • huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên.=>tăng cường võ nghệ

Kết quả: chống được giặc ngoại xâm, giữ được nước nhà, thanh danh được lưu truyền.

d. Kêu gọi tướng sĩ

  • Vạch rõ hai con đường chính và tà, sống và chết để thuyết phục tướng sĩ.
  • Thái độ dứt khoát hoặc là địch hoặc là ta ->có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của quân sĩ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×