Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật ông hai trong bài làng

Phân tích nhân vật ông hai trong bài làng
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
82
1
2
Phùng Minh Phương
07/04/2022 18:52:41
+5đ tặng

Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện "Làng" được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính là ông Hai người làng chợ Dầu. Tác giả đã miêu tả khá thành công diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin đồn làng ông theo giặc. Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần yêu nước của ông nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.

Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông. Ông nói cho sướng miệng và để cho đỡ nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe không ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng.

Ông cứ muốn về làng, muốn được "cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian! Lúc đầu ông không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại "giọng ông như lạc hẳn": "Liệu có thật không hở bác. Khi có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh đóng cột ở làng ông "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi"..., thì ông Hai không thể nghe thêm được nữa.

Ông đánh trống lảng rồi đi thẳng. Văng vẳng bên tai ông tiếng người đàn bà cho con bú: "Cha mẹ tiên sư chúng nó ! Đói khổ ăn cắp, ăn trộm bắt được người ta còn thương. Còn giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !". Những lời nói ấy như những nhát dao chém vào ông, tim ông se thắt lại. Bao nhiêu câu hỏi giằng xé trong ông. Tức quá, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thể này!"... Rồi ông nghĩ lại "chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được, ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả. Trong ông đang diễn ra sự giằng xé. Nửa tin, nửa ngờ.

Đêm đó, ông Hai không sao ngủ được, "ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài". Khi mụ chủ nhà nói xa nói gần không chứa chấp người làng làm Việt gian, ông lão ngồi lặng đi. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu ông, ông định quay về làng. Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ống phản đối ngay: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó Theo Tây cá rồi, về làng tức từ bỏ kháng chiến". Nghĩ vậy nước mắt ông giàn dụa. Nhớ lại thuở xưa - thuở cuộc đời đen tối, lầm than, ông "rợn cả người"... Chỉ chừng ấy chi tiết. Kim Lân đã cho người đọc hiểu tình cảm của ông Hai đối với Cách mạng, đối với đất nước như thế nào. Nếu không yêu nước, không tin tưởng vào Cách mạng làm sao ông uất nghẹn, đau khổ đến như thế.

Và cũng chính điều đó mà ông đã mừng rơn lên khi biết đích xác những lời kia chỉ là sự đồn đại láo toét. Ông đi tìm bác Thứ để thanh minh: "Chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả " Ông cứ lặp đi lặp lại câu "láo hết, toàn là sai sự mục đích cả", ông Hai còn múa tay lên mà khoe tin ấy với mọi người... Và tối hôm ấy, ông lại sang bên nhà bác Thứ, lại ngồi trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái làng của ông... Kim Lân đã chọn được một tình huống khá độc đáo. Cách thể hiện lòng yêu nước của nhà văn cũng có nét riêng không giống với bất cứ nhà văn nào cùng thời.

Có thể nói "Làng" là một truyện ngắn khá hay. Thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật là khả năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Đoạn ông Hai nghe tin đồn làng ông làm Việt gian đã thể hiện tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
anh
07/04/2022 18:52:51
+4đ tặng

Người nông dân Việt Nam yêu mến, kháng chiến đặc biệt với làng xóm, quê hương của mình. Chính tình yêu này là nền tảng của tình yêu đất nước, nhân dân cũng là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam ta trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Tình cảm sâu đậm ấy được nhà văn Kim Lân khắc họa sinh động qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” nổi tiếng của mình.

Ông Hai, thật vậy, đã yêu cái làng Chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi tổ tiên, cha mẹ ông đã từng sinh trưởng và cũng là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu có từ lâu, sâu sắc và bền bỉ như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương. Nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh đất quê hương ấy. Bởi thế mỗi lần nói đến cái làng Chợ Dầu ấy, ông đều nói với giọng say mê, nao nức lạ thường. Hai con mắt sáng hẳn lên. Cái mặt biến chuyển hoạt động. Ông yêu tất cả cảnh vật ở làng ông, nên mạnh dạn tự hào: Nhà ngói san sát sầm uất như tình, đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa đi bùn không dính đến gót chân, phơi thóc phơi rơm thì tốt thượng hạng. Đôi khi ông cường điệu, ông tự hào mãnh liệt đến cả cái sinh phần của cụ Thượng vườn hoa cây cảnh nom như động ấy.

Mãi đến sau Cách mạng tháng Tám, ông mới nhận ra chính cái định cư của quan Tổng đốc ấy đã đem lại bao nỗi khổ ái cho dân làng. Có người bệnh, có người chết, bao nhiêu người phải làm không công. Riêng phần ông, đã bị một chồng gạch đỏ vào, bại hai bên hông. Cả cái chân ông sau này khập khiễng, đi đứng không ngay ngắn bình thường được là do cái làng tai ác ấy. Dưới mắt ông, cái gì của làng Dầu cùng lớn, cũng đẹp hơn hẳn của người thiên hạ. Từ cái phòng thông tin triển lãm sáng sửa rộng rãi nhất vùng, đến cái chòi phát thanh trong làng, cả đến cây lúa ngoài đồng. Cái gì của làng ông cũng làm ông say mê, hãnh diện, tự hào.

Lúc cuộc kháng chiến của cả dân tộc bùng bên, lòng yêu làng của ông Hai đã có những chuyển biến rõ rệt. Nếu trước kia, ông hãnh diện vì làng Dầu giàu có, tươi đẹp, cái sinh phần của cụ Thượng tốt tương, mới lạ thì sai. Cách mạng, nhờ giác ngộ chính trị, ông lại tự hào về không khí cách mạng ở làng ông, từ những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giác thông hào chiến đấu. Ông đã bộc lộ niềm sung sướng của mình trước những sự thay đổi ở đó, sự xuất hiện của phòng thông tin, chòi phát thanh. Đó là cuộc đời, số phận ông, thực sự gắn liền với những bước thăng trầm của làng Chợ Dầu yêu dấu của ông.

Đối với ông Hai, khi ấy, tình yêu làng mạc và tình yêu đất nước đã chan hòa làm một trong tình cảm và nhận thức của ông. Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn tự hào về việc làng Dầu của mình cùng đã tham gia với cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ngay bàn thân ông cũng đã nhiệt tình với mọi người đi đào đường, đắp ụ dê cản giặc và tha thiết muốn ở lại để được trực tiếp chiến đấu.

Nhưng sau đó, ông Hai phải theo vợ con tản cư đến một làng khác. Nỗi nhớ làng khôn nguôi, ở nơi tản cư, ông theo dõi tin tức về kháng chiến. Không đọc được báo, ông tìm hỏi tin cho bằng được. Trước tin một em bé ban tuyên truyền xung phong dũng cảm cắm cờ lên Tháp Rùa, một anh đội trưởng giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng, ông Hai cứ tấm tắc khen: Khiếp thật, tinh những người tài giỏi cả. Ngoài việc khâm phục những người anh hùng trong kháng chiến, ông Hai còn hả lu trước thất bại của địch: chỗ này giết được tên Pháp với hai Việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe dip... Ruột gan ông lão cứ múa cả lên.

anh
chấm 3đ nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×