Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy nêu ví dụ về những vấn đề, hiện tượng tiêu cực trong học tập và cuộc sống

hãy nêu ví dụ vềnhững vấn đề, hiện tượng tiêu cực trong học tập và cuộc sống
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.024
1
0
Nguyễn Anh Đức
09/04/2022 08:17:03
+5đ tặng

Xã hội ngày càng phát triển, đi lên theo bước tiến của khoa học kỹ thuật. Những giá trị, chuẩn mực đạo đức của con người vì thế mà cũng thay đổi trước sự đổi thay của thời đại. Có những sự thay đổi tích cực, đáng mừng, nhưng cũng có những sự biến chất đáng buồn. Và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, gần đây nổi lên những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Hiện tượng này không chỉ diễn ra ở một trường, một địa phương mà ngày càng lan rộng. Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục nước ta đã vận động nhân dân “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Trước hết, cần phải giải thích tiêu cực trong thi cử là gì? Tiêu cực là hành động không lành mạnh. Hiện tượng tiêu cực trong thi cử là những hiện tượng không lành mạnh diễn ra trong các kì thi và những biểu hiện của nó cũng vô cùng phong phú, đa dạng. Học sinh quay cóp, trao đổi bài với nhau. Ở mức độ cao hơn, học sinh cố ý mang tài liệu vào phòng thi dưới nhiều hình thức tinh vi. Thậm chí, nhiều học sinh còn nhờ người đi thi hộ,… Phụ huynh mua chuộc giáo viên, cán bộ, đưa hối lộ bằng nhiều hình thức để được ưu ái hơn. Giáo viên bán đề, gợi ý đề, bán điểm, gạ tình đổi điểm, chấm bài thiếu trung thực. Nhiều giáo viên còn tự ý cho điểm khống… Các cán bộ thì triển khai đáp án và hướng dẫn chấm không đúng, làm việc thiếu trách nhiệm, ráp phách báo điểm sai, tổ chức kém nhưng báo cáo thiếu trung thực… Đấy là những hành vi thể hiện tình trạng tiêu cực trong thi cử.

Hậu quả của tình trạng tiêu cực trong thi cử gây ra thật vô cùng nghiêm trọng, nó dẫn đến chúng ta đánh giá không đúng về kết quả của cuộc thi đó, người tài giỏi thì bị loại, trong khi người gian lận trong thi cử lại trở thành những người chiến thắng.

Tiêu cực trong thi cử sẽ gây hậu quả xấu đối với xã hội, làm cho xã hội ta ngày càng đi xuống. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần nói không với tiêu cực trong thi cử. Ngăn chặn, phê phán, lên án những hành vi tiêu cực ấy. Trong các kì thi, bạn hãy chấp hành nghiêm túc nội quy thi cử. Không sử dụng phao, không quay cóp, không chạy điểm,… Có như thế thì những người thực tại, có ý chí mới có thể có cơ hội trở thành những người cống hiến cho đất nước. Bạn hãy nghĩ mà xem, nếu đất nước của chúng ta được điều hành bởi những người lãnh đạo mà chính họ lại vươn lên bằng cách chạy chọt bằng cấp, mua điểm,… thì xã hội này sẽ ra sao, đất nước này sẽ như thế nào. Hậu quả của tình trạng tiêu cực trong thi cử không chỉ ảnh hưởng xấu trong phạm vi một lớp học, một ngôi trường, một địa phương mà nó lan rộng ra cả ngoài xã hội.
 

Tiêu cực trong thi cử là thế, vậy bệnh thành tích trong giáo dục là gì? “Thành tích” là kết quả của sự nỗ lực mà con người đã bỏ ra. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Thế nhưng “bệnh thành tích” lại là kết quả của sự “nỗ lực” giả dối, nguỵ tạo. Sự khác nhau căn bản giữa “thành tích” và “bệnh thành tích” chỉ là sự khác nhau giữa cái thật và cái giả. Và yếu tố then chốt làm nên sự khác biệt đó chính là tính trung thực. Chính vì thế mà nỗ lực để đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thể là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương. Còn những tiêu cực và bệnh thành tích cần phải lên án và xoá bỏ.

Hàng năm, ngay từ đầu năm học, Bộ Giáo dục rồi Sở Giáo dục thường ban chỉ tiêu xuống cho các trường. Và thế là, các trường học, bằng cách nào đó, đến cuối kỳ, cuối năm sẽ phải hoàn thành được các chỉ tiêu mà trên đã ban xuống đó. Những con số báo cáo lên trên, đôi khi là những số liệu khống mà nhà trường phải nâng thành tích của trường mình lên để không bị phê bình, kỷ luật do không đạt được chỉ tiêu đưa ra. Thậm chí, còn có nhiều trường học mắc bệnh thành tích đến nỗi mọi số liệu, con số đều khai khống để có thể được coi là có thành tích xuất sắc, được khen thưởng. Có biết đâu rằng, trong những trường học đó, có những em học sinh từ năm này sang năm khác còn ngồi nhầm lớp. Học sinh lớp 8 có khi còn đọc chưa thông, viết chưa thạo; học sinh lớp 9 có khi làm một bài toán lớp 5 còn không làm được,… Vậy nhưng, do bệnh thành tích, các em cứ thế được lên lớp, không thi lại, không ở lại. Vì nếu các em ở lại lớp thì sẽ ảnh hưởng đến thành tích của nhà trường. Và cứ thế, từ năm này qua năm khác, hiện tượng ấy cứ tiếp diễn. Và hậu quả của bệnh thành tích trong giáo dục không chỉ nghiêm trọng đối với một thế hệ mà còn đối với rất nhiều thế hệ trong xã hội.

Điều lo ngại chung hiện nay là căn bệnh thành tích đang lan tràn trong ngành giáo dục của nước ta, không phải chỉ lây nhiễm cho một bộ phận những người công tác trong ngành mà còn cho nhiều gia đình trong xã hội. Với bệnh thành tích, các phương pháp đánh giá, kiểm tra kết quả học tập trở nên dày đặc, nặng nề, phức tạp nhưng lại mang tính chất rập khuôn, không có chỗ dành cho sự sáng tạo của học sinh, sinh viên. Xét từ phía ngành giáo dục, thành tích giáo dục là thước đo sự thành công trong nghề nghiệp của giáo viên nói riêng, của nhà trường và địa phương nói chung. Đáng tiếc thay, trong thời gian qua, chính ngành giáo dục lại “thiết kế” ra thước đo trên bằng các chỉ tiêu giáo dục khô cứng. “Bệnh thành tích giáo dục” chính là việc nhà trường và địa phương cố gắng đạt được các chỉ tiêu giáo dục bằng mọi giá. Chúng ta đều nhận thức rõ ràng rằng một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thịnh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển.

Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ngay từ khi mới phát động đã được xã hội quan tâm, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Bởi ai cũng biết rằng, nếu cứ để ”nạn tiêu cực trong thi cử” hoành hành và ”bệnh thành tích trong giáo dục” trở thành một căn bệnh ”mãn tính” thì sẽ dẫn đến lãng phí thời gian, sức lực, tuổi đời của học sinh; lãng phí tiền bạc, công sức chăm sóc con cái của phụ huynh; của thầy cô và lãng phí của cải xã hội. Điều đó sẽ là hệ quả tất yếu của những suy thoái đạo đức trong học sinh; đạo đức trong quan hệ thầy, trò và sẽ góp phần làm suy thoái những mối quan hệ xã hội khác. Cuộc vận động này là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt. Điều đáng mừng là nhân dân, xã hội đều quyết liệt tham gia chống lại những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, sẵn sàng lên tiếng phê phán những cá nhân hoặc tổ chức có thái độ không hưởng ứng. Sự khởi đầu tốt đẹp báo hiệu sự thành công của một cuộc vận động mang tính nhân văn sâu sắc.

Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng. Điều trước nhất là phải thay đổi từ những sai phạm của ngành giáo dục, phải kiên quyết thực hiện cuộc vận động đã đề ra, vì đó sẽ làm gương để thế hệ trẻ ngày nay tin tưởng và noi theo. Học sinh chúng ta, ngay từ bây giờ phải hết mình phấn đấu học tập bằng chính bản thân, tuyệt đối nói không với tiêu cực trong thi cử đồng thời giúp sức với nhà trường khuyên bảo và ngăn chặn các hành vi tiêu cực ấy

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lương Thanh Hằng
09/04/2022 08:17:25
+4đ tặng

Lời thường nói khi trẻ làm sai nhưng chẳng ai ý thức tác hại của câu nói ấy, nó sẽ giết chết tính tự lập, khả năng phán đoán và tính sáng tạo nơi con trẻ, hơn nữa chúng sẽ tự đánh mất niềm tin nơi bản thân.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo