Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện "Vợ nhặt"

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện "Vợ nhặt"
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
261
1
1
Mai
09/04/2022 20:49:41
+5đ tặng

Đặt câu chuyện trong bóng tối của thời sự đói khát và chết chóc ấy, nhà văn đã thể hiện cảm động tấm lòng yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và niềm khao khát hạnh phúc của những người nghèo khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả phát hiện và tập trung xây dựng thành công ở nhân vật bà cụ Tứ, mẹ của anh Tràng - người đã “nhặt” vợ.

Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ thương con như muôn ngàn người mẹ Viện Nam khác. Nhưng người mẹ ấy được đặt trong một tình cảnh hết sức éo le. Đó là việc Tràng, con trai của bà, giữa lúc nạn đói hoành hành lại lấy vợ. Nhưng dường như chính nghịch cảnh này càng làm nổi rõ ánh sáng tâm hồn ở người mẹ đáng thương.

Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện từ giữa truyện, lúc anh Tràng đưa vợ về, song từ đấy, dù rất ít nói, bà vẫn là người thu hút nhiêu nhat tâm trí của người đọc. Bởi trong lòng người mẹ ấy, cảm trăm mối tơ vò, chuyện nay, chuyện xưa đan xen lẫn lộn, niềm vui, nỗi buồn, sự cay đắng tủi cực lẫn xót thương vây lấy.

Như thường lệ, buổi chiều ấy trời sẩm tối, bà cụ Tứ về nhà. Chưa thấy người, nhưng anh Tràng biết là mẹ, bởi ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho. Từ ngoài rặng tre, bà lọng khọng đi vào. Tính bà vẫn thế, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng. Nhưng hôm nay khác, thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ và gọi với vào trong nhà: U đã về đấy! Anh con trai lật đật chạy ra đón mẹ từ ngoài cổng và trách sao bà về muộn. Ồ, hẳn có chuyện gì rồi, mọi bữa anh cu Tràng đâu có thế. Mà còn gọi với vào trong nữa. Trong nhà nào có ai. Lâu nay, khi ông lão và đứa con gái út lần lượt ra đi, nhà chỉ còn mỗi hai mẹ con. Bà nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm hỏi: Có việc gì thế vậy? Anh cu Tràng chưa chịu nói, giục bà vào nhà.

Bà cụ Tứ phấp phỏng bước vào theo con vào nhà. Phấp phỏng vì linh tính cho bà biết trong nhà hẳn xảy ra chuyện gì. Mà quả đúng như vậy. Mới đến giữa sân, bà đứng sững lại và càng ngạc nhiên hơn. Trong nhà bà có người, lại là đàn bà. Người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Bà chưa gặp, bà không quen bao giờ. Người ấy lại đưng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u?.. Ai thế nhỉ? Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu bà lão. Hay bà già rồi, trông gà hoá cuốc. Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải.. Không phải bà trông gà hoá cuốc, không phải mắt bà nhoèn. Đúng là có người rồi. Bà lão nhìn kỹ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.

Cái anh cu Tràng hôm nay thật lạ. Tự dưng khách sáo với mẹ, cứ buộc bà lão phải ngồi lên giường lên chiếc ghế chĩnh chệnh rồi mới nói. Bà lập cập bước vào. Cái người đàn bà lạ ấy tưởng mẹ Tràng già cả, điếc lác lên cất tiếng chào đến lần thứ hai. Hoá ra, bà không điếc, bà mải băn khoăn vì người đàn bà ấy chào bà bằng u. Bà vẫn chưa hiểu vì sao lại thế. Đến khi anh Tràng nói: Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi u ạ! Thì bà hiểu rất nhanh. Đột ngột quá! Bà cúi đầu nín lặng. Bà không chỉ hiểu chừng ấy. Trong lòng người mẹ nghèo ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp của đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn con mình thì… Chỉ nghĩ đó, bà đã thấy biết bao lo lắng, xót thương. Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?

Vợ chồng anh cu Tràng nào biết nỗi lòng bà cụ Tứ . Trông cảnh của chúng, bà khẽ thở dài rồi nhìn đăm đăm vào người đàn bà mà từ giờ phút này đã là con dâu. Bà nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có được vợ… Nghĩ thế, bà càng cay đắng cho thân phận của mình. Bà là mẹ, bà đã chẳng lo được gì cho con… May ra mà qua được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà la cho hết được? Trong cái khổ, có cái may. Bà khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: một khi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, bà cũng mừng lòng.

Bà cụ Tứ còn dặn dò đôi vợ chồng trẻ: Nhà ta nghèo liệu mà bảo nhau làm ăn. Khi anh Tràng bước dài ra sân, bà động viên nàng dâu: Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Rồi ra thì con cái chúng mày về sau.

Nói với con dâu là thế, nhưng lòng bà cụ Tứ thật ngổn ngang. Bà đăm đăm nhìn ra sông. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào két lẹt. Bà lão thở dài ra một hơi. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không? Những câu hỏi lại bám lấy trong đầu bà. Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy xót thương. Bà nói với con dâu, lẽ ra đám cưới phải làm được dăm ba mâm, nhưng nhà mình nghèo quá. Chắc cuũngchả ai người ta chấp nhặt, chỉ mong vợ chồng hoà thuận là bà mừng. Nhưng lúc đói to thế này mà chúng mày lấy nhau thì bà thương quá.

Ôi biết bao là buồn, vui, cay đắng, tủi cực cùng sự lo lắng, thương xót đang tràn ngập trong lòng người mẹ nghèo khổ. Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa. Bà không khóc mà nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng. Nhưng bà đâu muốn để cho đôi vợ chồng son biết bà đang buồn. Khi anh cụ Tràng đánh liềm đốt đèn, bà lão vội vàng lau nước mắt ngẩng lên. Bà chủ động nói vui: Có đèn à? Ừ thắp lên một tí cho sáng sủa… Dầu bây giờ đắt gớm lên mà ạ. Nói thế, rồi bà lão đứng dậy uể oải sang giường bên kia nằm. Bà đem cả cái tâm trạng ngổn ngang sang chiếc giường cũ kỹ!

Anh cu Tràng khi mặt trời lên bằng con sào, mới trở dậy, người êm ái lửng lơ như người từ trong mơ đi ra. Nàng dâu mới có vẻ “biết điều”, dậy sớm hơn, quét lại sân. Chỉ có bà lão, chắc đêm qua không ngủ được. Đầu hôm, bà nghĩ tới việc kiếm lấy ít nứa về đan cái phên ngăn căn nhà ra. Chưa biết chừng nửa khuya bà đã dậy. Khi anh cu Tràng thức dậy, xung quanh đã thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn đều được quét sạch sẽ gọn gàng… Hai cái ang nước vẫn để khô ong ở dưới góc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoàn ngay lối đi đã hót sạch. Bà cụ Tứ đang lúi húi giẫy những bụi cỏ dại mọc nham nhở ngoài vườn.

Thấy con trai đã dậy, bà cụ Tứ vội giục nàng dâu đi dọn cơm ăn chẳng muộn. Sáng nay, lòng bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của và rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xăm thu dọn, quét tước nhà cửa. Bà và cả đôi vợ chồng Tràng, hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn.

Bữa cơm sáng hôm nay cũng là bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Nhưng có điều lạ là hôm nay, bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Bà bàn tính với nàng dâu khi nào có tiền mua lấy đôi gà, rồi ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc có một đàn gà cho mà xem. Vì thế chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hoà hợp đến thế. Khi niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng nửa bát đã hết nhẵn, bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Đấy là nồi cám, mỗi khi đưa vào miệng, đắng chát và nghẹn bứ trong cổ, nhưng bà lão cho mọi người mà miệng tươi cười, đon đả nói, gọi là “chè khoán” và khen ngon đáo để. Bà không muốn bữa ăn đang vui bỗng ngừng lại. Thực ra, lòng đau lắm. Cả một nỗi tủi hờn đang len vào tâm trí bà.

Khi ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã khiến đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợt hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẩn trên nền trời như những đám mây đen, bà cụ Tú giải thích cho nàng dâu biết đấy là tiếng trống thúc giục thuế. Đói khát như thế này, vẫn phải đóng thuế, làm sao mà sống qua ngày được. Bà ngoảnh vội ra ngoài vì không dám để con dâu thấy bà khóc. Mà đó lại là những giọt nứoc mắt khóc bởi cái tương lai mờ mịt, xanh xám của các con bà!

Bằng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, Kim Lân đã lách sâu ngòi bút của mình để thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tấm lòng bao dung nhân hậu của bà cụ Tứ với đôi vợ chồng trẻ. Bà cụ Tứ chính là hình ảnh đẹp đẽ nhất, đại diện tiêu biểu cho hàng triệu bà mẹ Việt Nam. Đồng thời qua nhân vật này cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Kim Lân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Phùng Minh Phương
09/04/2022 20:49:45
+4đ tặng

Vợ nhặt là một tác phẩm ưu tú của Kim Lân và cũng là một thành tựu xuất sắc của nền văn học Việt Nam đã viết về một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc: nạn đói khủng khiếp năm 1945. Song câu chuyện ấy của Kim Lân không bị bụi thời gian phủ mờ, làm khuất lấp mà ngược lại cho đến bây giờ Vợ nhặt vẫn như một viên ngọc sáng lung linh. Thành công của Kim Lân trong thiên truyện không chỉ là việc chọn được một tình huống lạ, độc đáo mà còn là xây dựng lên hình ảnh bà cụ Tứ – một hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong nạn đói 1945.

Bà cụ Tứ là một nhân vật phụ xuất hiện ờ phần gần cuối truyện. Nhà văn Kim Lân không có ý định đưa bà cụ Tứ làm nhân vật chính, miêu tả hình ảnh bà cụ Tứ như một hình tượng điển hình. Nhưng thiếu nhân vật này thì Vợ nhặt chắc sẽ không còn hấp dẫn hoặc sẽ hấp dẫn theo một cách khác. Bà cụ Tứ đã giữ cho truyện Vợ nhặt có chiều sâu, mang lại cho tác phẩm sự mặn mà, đằm thắm. Viết Vợ nhặt với tình huống anh Tràng “nhặt” được vợ, nhà văn Kim Lân muốn thể hiện số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám và lòng khát khao hướng tới hạnh phúc của họ. Còn xây dựng nhân vật bà lão, Kim Lân dường như muốn hướng người đọc nhìn việc Tràng lấy vợ ở một khía cạnh khác, một góc độ khác. Càng đi sâu vào tác phẩm, càng ngẫm nghĩ, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng người mẹ nông dân nghèo trước Cách mạng. Có thể điều này nằm ngoài chủ ý của tác giả song sự kính trọng người mẹ của đứa con, nỗi khổ cực đè nặng lên đôi vai bà cụ suốt cả cuộc đời làm nên sức sống lâu bền của nhân vật bà cụ Tứ.

Ai đó đã từng nói: “sống với nhân vật tựa như được sống với thế giới tâm hồn còn thật hơn cả con người thật”. Đến với nhân vật bà cụ Tứ nhiều lúc ta có cảm giác như bà đang “hấp háy cặp mắt”, chầm chậm bước ra từ căn nhà dúm dó, tồi tàn của mình mà đi vào trang truyện, chứ không phải do dùng công xây dựng của tác giả. Bà cụ Tứ bước vào tác phẩm với cái dáng vẻ: “lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Chao ôi! biết bao nhiêu là thân thương, trìu mến! Ta gặp lại dáng hình gầy gò còng còng vì sương gió cuộc đời của người đàn bà Việt Nam quen thuộc. Nhà văn sử dụng từ “lọng khọng” đầy sáng tạo và giàu sức tạo hình. Nó vừa cho thấy sự lẩm cẩm, chậm chạp của bà lão lại vừa mang theo đó nỗi “phấp phỏng” trước sự đón tiếp khác thường của cậu con trai. Bà bước vào trong nhà, đến giữa sân, khi thấy một người phụ nữ đang ngồi ở đầu giường của con mình, bà lão rất sững sờ, đứng lại và càng ngạc nhiên hơn. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra ngay trong đầu óc già nua của bà: “Quái lạ sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường của thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? không phải con cái Đục mà – Ai thế nhỉ?” Bà làm sao mà ngờ được, giữa những tháng ngày đói kém, thóc gạo không có nổi để ăn vậy mà con bà đã dẫn không về một người vợ. Bà lão cúi đầu nín lặng, băn khoăn mãi và bây giờ “bà lão hiểu rồi”. “Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp con mình”. Khi biết con mình đã có vợ là một sự thật, bà cụ Tứ rất mừng. Mừng thế là từ nay Tràng đã có vợ. Cái điều mà cụ một đời mơ ước như một cái gì vô cùng khó khăn xa vời ấy bỗng nhiên đã đến một cách bất ngờ và giản dị. Nhưng đằng sau những điều mừng vui ấy là nỗi buồn tủi. Đó là nỗi buồn tủi của một người mẹ đã không tự mình lo liệu được chuyện lấy vợ cho con. Đó là cái tủi đã để cho con mình phải lấy vợ theo cách thức như vậy; không cưới xin, không dạm hỏi, không một nghi thức nào vẫn thường được tôn trọng trong những dịp thiêng liêng của đời người như thế ở nông thôn ta ngày xưa. Cái tủi ấy là cái tủi của một người mẹ nghèo. Càng xót xa, tủi phận mình, bà cụ Tứ càng thương con trai, “Người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm ra, những mong sinh con đẻ cái để mở mặt sau này. Còn mình thì…” Đọc những dòng này ta như có cảm giác trái tim người mẹ trong cái thân hình còm cõi ấy đang rung lên một nỗi đau đớn, xót xa, ai oán, tủi cực. Việc trọng đại nhất của cả đời con lẽ ra “làm được dăm ba mâm thì phải” nhưng “nhà mình nghèo quá” nên điều đó chỉ nằm trong suy nghĩ và không thực hiện được. Từ chỗ thương con trai, tủi phận mình rồi bà lại thương con dâu: “người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này người ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có được vợ…” Vừa mừng, vừa tủi lại vừa lo lắng trước sự kiện con trai bà lấy vợ, bà cụ lo một nỗi lo rất chính đáng của con người đã nếm trải cả một đời cực nhọc đớn đau “biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”.

Trong trận đói khủng khiếp vô cùng ấy, chỉ khoảng một năm mà “từ Quảng Trị ra đến Bắc kỳ có hơn hai triệu người chết đói”, Tràng lại đi dẫn không một người phụ nữ về nhà. Ngay đến bản thân mình cũng đang bị cái đói rình rập, đe doạ, không biết cái chết rồi sẽ đến lúc nào, “cứ mỗi sáng lại thấy vài xác người chết còng queo vì đói bên một vài lều chợ”. Ấy vậy mà bây giờ Tràng lại có thêm một miệng ăn. Có cô gái ấy thì viễn cảnh bị chết đói sẽ đến với họ nhanh hơn. Bằng kinh nghiệm, vốn sống và sự từng trải, bà lão hiểu rằng cô gái kia chỉ tìm đến con bà vì miếng ăn mà thôi. Một người mà chỉ ngồi mơm mớm ở mép giường, tay ôm khư cái thúng thì rõ là mang dáng vẻ của một người ăn nhờ ở đậu chứ chẳng hề có ý định sống trọn đời, trọn kiếp nơi đây. Biết vậy song bà không hề tỏ ra sẽ đuổi người phụ nữ kia đi mà ngược lại bà còn thương xót thị bởi sự đồng cảm giữa những người phụ nữ với nhau. Bà cụ thương cho số phận con người chấp nhận đánh mất cả nhân phẩm vì miếng ăn, chấp nhận làm tấm thân cỏ rác ngay giữa đường giữa chợ để người ta nhặt về nhà như nhặt thứ gì đó vậy. Bà “nhẹ nhàng” nói với “nàng dâu mới”: “ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…Hai chữ “mừng lòng” ấy chứa đựng biết bao nhiêu là thân thương, trìu mến và cảm thông. Chỉ một câu nói ấy thôi đã đủ để trút đi gánh nặng đang đè lên đôi vai con trai bà. Nén nỗi lo lắng trong lòng, bà cụ khuyên răn con bằng những lời lẽ thấm đẫm ân tình: “Nhà ta thì nghèo con ạ, vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời. Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”. Bà nói với con dâu những lời của một con người từng trải, vừa lo lắng vừa thương xót: “năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…” Đến đây bà cụ không nói được nữa bỗng trở nên nghẹn ngào, hai dòng nước mắt của người mẹ già nua cứ ròng ròng chảy xuống. Đó là những dòng nước mắt của một bà mẹ nông dân nghèo đã chịu nhiều cực khổ, đớn đau. Những giọt nước mắt ấy càng cho thấy bà cụ Tứ có một tấm lòng thật nhân hậu, bao dung, giàu tình yêu thương tha thiết và cảm thông cho những người cùng cảnh ngộ. Ngửi thấy mùi đốt đống rấm đâu đây để xua đi mùi tử khí, bà cụ lại chợt nhớ đến ông lão, nhớ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời cực khổ ở phía trước mà lo: “không biết vợ chồng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?. Nghệ thuật “biện chứng tâm hồn” đã thể hiện thật nhuần nhuyễn trong từng biến thái tâm lý tinh tế, phong phú của người mẹ nghèo. Tác giả phải có sự thấu hiểu, trân trọng đặc biệt, phải có vốn sống, có sự am hiểu nông thôn và người nông dân nghèo sâu sắc thì ông mới có được những trang văn diễn tả tâm trạng con người sâu sắc, chân thực và đầy cảm động đến như thế.

Dõi theo từng câu nói của bà cụ Tứ, thì người đọc không khỏi ứa nước mắt vì cảm động trước tấm lòng vị tha cao cả của một người mẹ Việt Nam. Song điều đáng nói ở đây là trong muôn vàn những đau khổ, khó khăn của cuộc đời, bà cụ vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn ở ngày mai. Trong cái đói bà cụ vẫn không mất hết hy vọng, một người già nua đã “gần đất xa trời” nhưng bà lại toàn nói về những chuyện tốt đẹp. Niềm vui có con dâu, vì hạnh phúc của con và niềm tin ở cuộc sống vẫn làm cho người mẹ dường như nhanh nhảu hơn “cái mặt bủng beo u ám của bà cũng rạng rỡ hẳn lên”. Bà dự định sẽ mua phên để ngăn thành từng buồng cho đôi trẻ, trong bữa ăn ngày hôm sau, bà cụ chỉ nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng: “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà rồi chẳng mấy chốc sẽ có cả một đàn gà cho mà xem…”. Những lời ấy không phải được thốt ra từ những người trẻ tuổi hơn như Tràng, vợ Tràng mà đó là lời của một bà lão đã cận kề cái chết, sự sống và cái chết đối với bà chỉ còn là một ranh giới rất mỏng manh. Bà cụ tựa hồ như một cái đê chắn sóng, xua đi những u buồn, những mệt nhọc và phiền muộn cùng những lo âu để truyền cho con mình niềm tin vào một cuộc sống ngày mai hạnh phúc. Cho dù bữa cơm ngày đói thật thảm hại: Chỉ có một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với một nồi cháo nước lõng bõng và một nồi “chè khoán” đắng chát. Nhưng bà cụ vẫn không quên đem lại một chút không khí vui tươi, phấn chấn cho gia đình: ” cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà không có cám mà ăn đấy”. Câu nói có xen chút tự hào của bà lão vang lên mà sao lòng người đọc lại cảm thấy xót xa, nghẹn đắng đến thế. Chao ôi, cám là thứ người ta bỏ đi, chỉ dành cho súc vật ăn vậy mà những con người đáng thương ấy đã phải ăn. Ấy thế mà gia đình Tràng như vậy là đã sung sướng lắm, có nhiều nhà còn đói rách hơn họ nhiều lần.

Câu nói và những cử chỉ đầy trìu mến, yêu thương đã phần nào khiến cho món cháo cám bớt đi vị đắng chát, nghẹn ứ nơi cổ họng. Bà mẹ nghèo ấy chẳng có của cải vật chất gì quý giá để cho đôi vợ chồng mới. Nhưng có một thứ bà dành cho các con còn đáng trân trọng, nâng niu gấp ngàn lần thứ khác: đó là tình yêu thương, sự chở che chăm sóc rất chân thành của một người mẹ. Chính tình yêu thương của bà cụ Tứ và của Tràng nữa đã đem đến cho người đàn bà vợ nhặt một sự thay đổi lớn lao. Sớm ấy thị cũng xăm xăm, quét tước, dọn dẹp nhà cửa cùng mẹ chồng, chuẩn bị bữa cơm để cả nhà cùng ăn. Thế là thị đã thực sự tìm thấy một tổ ấm gia đình, một mái nhà không chỉ bảo vệ thị trước những sương giá của cuộc đời đầy khổ ải mà hơn hết đó là tình yêu thương quý mến giữa con người với con người. Thị đã tìm được mảnh đất mà thị nhất định sẽ sống trọn đời trọn kiếp nơi đây. Và chính ngôi nhà bé nhỏ, xiêu vẹo này thị sẽ được hưởng không khí gia đình ấm cúng, hưởng tình yêu và hạnh phúc. Thị cảm nhận được vai trò của mình trong cái gia đình này và tự thấy mình phải có trách nhiệm đối với nó.

Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ còn là những trang văn mà đã trở thành những trang đời thấm đẫm biết bao giọt nước mắt tủi cực, xót xa, phấp phỏng một nỗi lo cho tương lai và niềm lạc quan trong trái tim người mẹ nghèo. Chân thực mà cũng thật cảm động, hình ảnh bà cụ Tứ không chỉ giúp ta chứng kiến những diễn biến tâm lý khá phức tạp mà còn rung động trước tâm tình tha thiết của lòng người mẹ. Những giọt nước mắt trong suốt chảy ra từ đôi mắt đã đục mờ, những giọt nước mắt lấp lánh tấm lòng vị tha cao cả, những giọt nước mắt mặn mà của muối đất, của trái tim yêu thương dạt dào như biển cả đã trở thành điểm sáng rực rỡ của toàn bộ tác phẩm. Giọt nước mắt chảy ngược vào trong đã biến thành niềm vui, thành hành động, thành những mơ ước khát khao một cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.

Cho dù không có dụng tâm xây dựng điển hình người mẹ Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp song hình ảnh bà cụ Tứ đã là một thành công lớn của nhà văn Kim Lân trong việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Dẫu rằng những mơ ước về tương lai hạnh phúc bé nhỏ, giản đơn của bà lão chưa cất lên được trước không khí u ám, ảm đạm vẩn mùi tử khí song đó vẫn là điểm sáng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Quả thật nhân vật bà cụ Tứ đã đem lại chiều sâu nhân đạo sâu sắc cho thiên truyện Vợ nhặt.

1
1
Tr Hải
09/04/2022 20:49:49
+3đ tặng

Không phải là nhân vật chính, lại xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm nhưng bà cụ Tứ - mẹ của anh cu Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân đã góp phần làm cho tác phẩm sâu sắc hơn. Với tình huống anh cu Tràng “nhặt” được vợ trong những ngày đói deo dắt, Kim Lân muốn khắc hoạ số phận bi đát của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, thể hiện sự cảm thông, sẻ chia trước khát khao hạnh phúc của những số phận khốn cùng ấy.

Sau tình huống nhặt được vợ, anh cu Tràng, chị vợ và người mẹ đường như trở thành người khác. Và bà cụ Tứ người mẹ nghèo đã bộc lộ tấm lòng sâu sắc của một người mẹ suốt đời những buồn đau, lo lắng đã đè nặng lên cuộc đời bà. Bởi thế nhân vật phụ này đã tạo lên một phần không nhỏ giá trị nhân văn của tác phẩm.

Chân thật trong hình ảnh và chân thật trong từng chi tiết, Kim Lân dường như không kể mà dắt ta đến với bà cụ Tứ. Bắt đầu là cái dáng: “lọng khọng đi vào ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Có biết bao nhiêu là thân thương, trìu mến. Ta gặp lại dáng hình gầy gầy, còng còng vì sương gió cuộc đời của người đàn bà quen thuộc. Từ “lọng khọng” đầy sáng tạo và giàu sức tạo hình. Cái lẩm cẩm, chậm chạp theo nổi “phấp phỏng” trước sự đón tiếp khác thường của ông “con giai”, bà bước vào trong nhà. Khi thấy một người đàn bà đứng ngay ở đầu giường con mình, bà hết sức ngạc nhiên.

Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu óc già nua của bà. “Người đàn bà nào lại đứng ở đầu giường thằng con mình thế kia? Không phải cái đục mà. Ai ihế nhỉ ? Sao lại chào mình bằng u ?”. Phải, bà làm sao ngờ được giữa năm đói, nhà lại nghèo mà con bà lại dẫn không về một người vợ! Băn khoãn mãi khi hiểu ra, “bà lão cúi đầu nín lặng”, vừa “ai oán vừa sót thương cho số kiếp con mình”. Thương con để rồi tủi phận mình. “Chao ôi, người ta đựng vợ gả chồng cho con là trong lúc nhà ăn nên làm nổi, còn mình thì..”. Đọc những dòng này, ta có cảm giác như trái tim người mẹ trong cái thân hình còm cõi đang rung lên đau đớn, xót xa. Việc trọng đại trong đời con, lẽ ra “làm được dăm ba mâm cơm mới phải”, nhưng "nhà mình nghèo quá”, nên điều đó chỉ nằm trong suy nghĩ, không thực hiện được.

Bà cụ thương con, tủi phận rồi lại thương dâu. “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được …” Vừa mừng tủi, vừa lo lắng, bà lo nỗi lo rất chính đáng của con người đã trải qua cuộc đời cực nhọc, đớn đau: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khái này không?”. Nén nỗi lo trong lòng, bà cụ động viên con tin tưởng vào tương lại “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?...". Bà nói với con dâu bằng giọng của người từng trải - vừa lo lắng, vừa thương xót; “...Năm nay thì đói to đây. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...” “ bà nghẹn lời không nói được nữa...”. Nhưng ta hiểu, người con dâu bà lúc này rất hiểu bà, thấy thân thiết gắn bó với bà, thực sự coi bà là mẹ. Và nghĩa là “ đám cưới ” đã xong.

Chẳng lễ nghi, không đưa đón, tấm lòng chân thật, nhân hậu của người mẹ nghèo đã thay thế tất cả. Đến đây ta cứ liên tưởng tới mẹ chồng. Dần trong “một đám cưới”(Nam Cao). Người mẹ ấy “mở tài ăn nói”, nói rất nhiều, rất “ngọt ngào” để khoả lấp sự “không có nhiều liền”, làm “mát lòng mát ruột” cha Dần. Chao ôi, những người mẹ nông dân nghèo trước cách mạng là thế ư? Tình yêu thương con, ý thức trách nhiệm của người làm mẹ khiến họ cưới vợ cho con bằng tất cả những khả năng mình có thể, dẫu chỉ là lời nói...Nhưng nếu mẹ chồng Dần nói rất nhiều thì thì bà cụ Tứ lúc này chỉ nói rất ít. Bà khóc “Nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Những giọt nước mắt ấy đã nói lên tất cả tấm lòng chân thật của bà. Bà dành lời cho bữa cơm mừng con dâu ngày hôm sau - “toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này”, bà say sưa với các con những dự định cho tương lai...

Từ sự ngỡ ngàng đến thoáng im lặng, “hiểu ra biết bao cơ sự”, từ giọt nước mắt tủi phận nghèo, thương con dâu đến nổi lo lắng “không biết chúng có nuôi nhau sống nổi qua ihì đói không” đến niềm vui mừng, niềm tin vào tương lai..., tất cả đan xen, hiển hiện dưới ngòi bút Kim Lân. Tác giả đã đi sâu phân tích diễn biến tâm lí tinh tế của bà cụ Tứ, thể hiện một cách tài tình trong từng suy nghĩ, từng hành động, lời nói. Lỗi lo xa cho tương lai, lối nhìn người mà ngẫm đến mình, tủi phận mình hay duy tâm của người già: "...chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết làm thế nào mà lo cho hết được? ”tưởng đọc lên ta không thể không chắc chắn đó là lời của bà cụ Tứ. Quả là không thể lẫn đi đâu được cách nói, cách nghĩ vừa lẫn thẩn, vừa hồn hậu của người mẹ già nông thôn.

Tác giả vừa hóa thân vào nhân vật để phân tích diễn biến tâm lý vừa khách quan ghi lại. Đặt nhân vật trong hoàn cảnh không gian, thời gian nhất định, Kim Lân đã diễn tả sâu sắc tâm trạng nhân vật. Bà cụ Tứ ngửi “mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết thoảng vào khét lẹt” mà “nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út”, đến “cuộc đời cuộc đời cực khổ dằng dặc của mình” để rồi phấp phỏng lo lắng cho tương lai của con: “liệu chúng nó có hơn bố mẹ chúng nó trước kia không?”.

Nghệ thuật “biện chứng pháp tâm hồn” đã thể hiện nhuần nhị trong từng biến thái tinh tế, phong phú của tâm lý người mẹ nghèo. Tác giả phải có sự thấu hiểu, trân trọng đặc biệt, phải có vốn sống phong phú đến mức độ nào mới có thể diễn tả một cách chân thực, tài tình đến vậy. Vợ nhặt không còn là những trang văn, đó là những trang đời - những trang đời thâm đẫm những giọt nước mắt tủi cực, xót xa, phấp phỏng nổi lo cho tương lai và rạng rỡ trong trái tim người mẹ nghèo. Chân thực mà cũng thật cảm động, hình ảnh bà cụ Tứ không chỉ giúp ta chứng kiến diễn biến tinh tế của tâm tư mà con rung cảm sâu sắc trước tâm, trước tấm chân tình tha thiết của người mẹ.

Đọc truyện, có lẽ không ai quên được cách giấu giếm đầy ngượng ngập, vụng về về những dòng nước mắt xót thương con của bà lão: “Có đèn đấy à? ừ thắp lên tí cho sáng sủa...Dầu bây giờ đắt gớm lên mày ạ...”. Bà đã cố nén sự xúc động của mình, đã cố nuốt những giọt nước mắt chát đắng xót xa vào trái tim vốn đã chát đắng xót xa vào trong trái tim vốn đã chát đắng của một đời tủi cực. Và khi ấy, trước đôi mắt nhoà lệ của người đọc, dòng “nước mắt cứ chảy ròng ròng” sau lời bộc bạch tâm tình với con dâu của bà lão lại hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết. Những giọt nước mắt trong suốt từ đôi mắt đục mờ. Những giọt nước mắt lấp lánh lòng vị tha cao quý của người mẹ. Những giọt nước mắt mặn mòi là muối của đất, là muối của trái tim yêu thương dạt dào như biển cả...

Những giọt nước mắt lặn vào trong ấy đã hoá niềm vui chân thành trong xúc động “xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa”, trong tíu tít những dự định nào ngăn buồng cho đôi trẻ, nào mua đôi gà... Để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất xa trời” này lại là người nói đến tương lai nhiều hơn tất cả. Không đơn thuần chỉ là tâm lí lạc quan khỏe khoắn của người lao động, đó là cả niềm ao ước thiết tha về một ngày mai sáng sủa hơn cho con của người mẹ nghèo. Có thể bà chẳng còn sống mấy nữa. Nhưng bà sống vì con, tìm thấy ý nghĩa đời người trong sự chăm lo vun vén cho con. Và bởi vậy, những ước muốn, hy vọng đâu chỉ dành cho tuổi trẻ - nó trở nên đằm sâu, nồng thắm hơn trong tâm lòng của những người mẹ nghèo như bà cụ Tứ. Ai dám bảo bà mẹ lẩm cẩm, dớ dẩn? Ai dám cười những ước mong, dự định của bà? Cái gốc lạc quan, yêu thương không những không tàn héo đi mà ngược lại càng xanh tươi hơn trong mưa nắng cuộc đời. Tâm tính ấy làm ta xúc động, thấm thía bao điều...

Tâm tính ấy khiến bữa cháo thành bữa tiệc, khiến nồi cháo “chát xít, nghẹn bứ trong miệng mà ngon ngọt trong lòng”. Người đọc cười ra nước mắt trước sự hào hứng, vui vẻ khi bà lão “lễ mễ” bưng nồi cháo cám “nghi ngút khói” lên nhà, đon đả tươi cười múc cho con mà bảo: “Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem”. Phải, cái nồi cháo cám hèn hạ đành rồi, nhưng tấm lòng người mẹ quê ngẫm lại không đáng thương, đáng quý hay sao? Dường như bà cố gắng xua đi cái không khí ảm đạm, cố gắng vượt lên hoàn cảnh bằng sự tươi tỉnh động viên con. Bên trong cái vẻ tươi tỉnh ấy, ta biết lòng người mẹ đang thổn thức.

Lòng người đọc cũng dâng lên bao xót xa... Tội nghiệp thay niềm vui của bà lão - cái niềm vui không cất cánh lên được. Bởi, vẫn còn đó bát cháo cám, vẫn còn đó tiếng trống thúc thuế dồn dập khiến niềm vui không thể trọn vẹn... “Bà không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc” còn người đọc thì nhìn thấy rõ những giọt nước mắt trong lòng bà, thấy rõ những giọt nước mắt của Kim Lân khi viết những dòng này. Bằng tất cả sự nâng niu, trân trọng, Kim Lân đã để trái tim đập cùng một nhịp với trái lim người mẹ nông dân nghèo...

Qua "Vợ nhặt", Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh người mẹ nghèo trong trận đói khủng khiếp 1945. Người mẹ nghèo tiền bạc nhưng giàu lòng yêu thương và hết mình vì con - người mẹ Việt Nam truyền thống. Đằng sau bà cụ Tứ, ta thấy thấp thoáng những Lão Hạc, chị Dậu, mẹ Dần... những người sống tận lòng cho những người thân yêu của họ.

1
0
Mar
09/04/2022 20:50:00
+2đ tặng

Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân đã tạc lưu lại trong tâm trí người đọc không chỉ bởi một ấn tượng dễ gọi mang tên nỗi ám ảnh về cái đói, cái cùng của những người nông dân sống trong đêm trước Cách mạng. Những tháng ngày 1945 ấy, cái đói cứ bao vây nơi nơi, tưởng đâu đâu cũng ngửi thấy “mùi đói”

Làng quê chìm trong ko khí tang thương với tiếng quạ kêu quang quác, tiếng khóc hờ của những nhà có người chết đói và thân vận rẻ rúng của bao cảnh đời: người ta có thể nhặt được vợ giữa đường chợ chỉ với 4 bát bánh đúc và mấy câu đùa cợt…. Tạm gác lại cái cứu cánh nội dung ấy, lật giở lại tác phẩm và để lòng ta lắng lại với những dư vị của cảm xúc. Ta đã hiểu… Nếu như nói đến văn học là nói đến 1 phạm trù ko giới hạn của nghệ thuật, có khả năng gợi mở mọi chiều kích của các giác quan và trường liên tưởng, thì đây: với tác phẩm vợ nhặt này ta không chỉ biết đến 1 anh Tràng thô nhám, cục mịch mà có lúc ngượng nghịu, ngẩn ngơ như một đứa trẻ lớn hiền lành, 1 chị vợ “chao chát, chỏng lỏn” mà “hiền hậu, đúng mực”, ta còn biết đến 1 nhân vật nữa: một nhân vật giữ cho câu chuyện “Vợ nhặt” có chiều sâu, mang lại cho tác phẩm sự mặn mà, đằm thắm. Đó là nhân vật bà cụ Tứ. Càng đọc, càng ngẫm nghĩ, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tấm lòng của người mẹ nông dân này.Nhà văn Tô Hoài có lần đã khẳng định: “Nhân vật là trụ cột của sáng tác, nhà văn trước tiên phải lo cho nhân vật của mình. Nhà văn nói bằng nhân vật, thông qua nhân vật, nhân vật là phương tiện để nhà văn thể hiện chủ đề và tinh thần tác phẩm”. Thì đây, nhân vật bà cụ Tứ đã cho ta hiểu bao điều về tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Bà chính là là linh hồn của tác phẩm, là hiện thân cho tình mẫu tử, là hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp các bà mẹ Việt nam: rất nhân hậu, rất bao dung, giàu lòng nhân ái, thương con vô hạn, hết lòng vun đắp cho các con được hạnh phúc, khát khao sống, khát khao yêu thương và truyền được ngọn lửa sống ấy từ mình sang cho các con. Người mẹ già ấy phải chăng chính là ánh sáng của cả thiên truyện, lặng thầm đằng sau bóng tối bi thảm của những kiếp đời nghèo khổ. Ánh sáng ấy làm cho câu chuyện anh Tràng nhặt vợ trở nên thấm thía cảm động hơn, nâng truyện ngắn “Vợ nhặt” lên tầm cao, mang chiều sâu của 1 truyện ngắn “hiện thực – nhân bản”. Ta thấy cái nhìn đồng cảm xót thương của Kim Lân chứa chan, thấm đượm trong từng câu, từng chữ, từng chi tiết của bức tranh đời sống nạn đói năm Ất Dậu, đằng sau những giọt nước mắt, những lời độc thoại được chắt ra từ 1 tâm hồn cao đẹp. Và, có phải, thông qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân còn muốn ngầm đi đến 1 lý giải nguyên nhân: vì sao thời ấy dù Tràng và biết bao người như Tràng phải chịu muôn vàn nỗi cực khổ, đè nén nhưng vẫn vượt lên và còn có khả năng nghĩ tới những điều như: “Việt Minh, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới và đoàn người đi phá kho thóc”.

0
0
bbae
09/04/2022 20:50:38
+1đ tặng

Đoạn trích Vợ nhặt của Kim Lân đã thành đề tài bàn luận không chỉ của tác giả mà còn của nhiều độc giả đón đọc. Thành công của tác phẩm không dừng lại ở việc khắc họa hiện thực xã hội đói nghèo và thiếu thốn, người chết như ngả rạ, khắp nơi bao trùm bởi không khí tang thương mà còn là vẽ ra những mảnh đời, những câu chuyện bình dị nhưng vô cùng ý nghĩa. Bên cạnh Tràng - nhân vật chính của câu chuyện, còn có chị vợ và bà cụ Tứ, mẹ của Tràng. Tuy xuất hiện ít hơn nhưng nhân vật bà cụ Tứ để lại nhiều ấn tượng và sự thương cảm trong lòng người đọc.

Qua miêu tả của Kim Lân, bà cụ Tứ là một bà cụ tuổi đã già, những cử chỉ của bà chứng tỏ bà là người bắt đầu bước sang tuổi già yếu, mắt kèm nhèm, vì hoàn cảnh đói nghèo thiếu thốn cho nên bà có khuôn mặt bủng beo, u ám, bước đi chậm rãi. Những hành động của bà không còn nhanh nhẹn mà chậm rãi và từ từ, như sợ mình không thể làm được mọi thứ một cách nhanh gọn như thời còn trẻ. Nhưng dáng vẻ đó của bà cụ Tứ thay đổi khi bà lần đầu nhìn thấy Tràng - đứa con trai tội nghiệp, vì đói nghèo, khổ ải mà không lấy được vợ, không gây dựng được hạnh phúc gia đình. Như lời bà nói thì đến cái thân mình còn lo chưa nổi nữa là lo đèo bòng.

Nhưng số kiếp, duyên số đã vồ lấy nhau thì có muốn tránh cũng không được, mắt bà cụ hấp háy như thể xác minh lại điều mình thấy đã đúng chưa hay chỉ là do tuổi già. Người phụ nữ ngồi trên giường, tay vin vào áo, vừa e thẹn rồi lại cất tiếng chào u.

Bà cụ Tứ dù sống trong kiếp sống nghèo khổ nhưng không thể phủ nhận rằng, ở bà vẫn tồn tại một nỗi niềm và tình yêu thương vô bờ bến mà bà đã dành cho con của mình. Từ bây giờ đứa con dâu kia cũng trở thành con một nhà. Hoàn cảnh thiếu thốn nhưng không có gì là không làm được. Từ hai bàn tay có thể làm được nhiều điều hơn nữa, không chỉ dừng lại ở việc lôi nhau về rồi cuối cùng chịu số phận kiếp nạn đói nghèo mãi được.

Bà rơi nước mắt vừa mừng vừa tủi cho bọn chúng - đứa con trai và con dâu tội nghiệp của bà. Khóc vì cuối cùng con trai bà cũng lấy được vợ, nhưng khóc vì tương lai đói nghèo, cái đói còn đeo đuổi những con người này tới bao giờ. Bà rồi mai này già yếu bà không lo, nhưng còn những đứa con, không biết cái đói sẽ khiến bà đi tới đâu về đâu.

Dù sống trong hoàn cảnh nào nhưng bà cụ Tứ vẫn lạc quan niềm tin yêu vào cuộc đời, và tương lai của hai đứa con của bà. Niềm vui nho nhỏ của một người mẹ già yếu chính là thấy những đứa con của mình no ấm hạnh phúc. Bạn muốn thay đổi diện mạo cuộc sống, muốn mọi thứ trở nên sạch sẽ và tinh tươm, không còn tù mù như trước nữa. Dặn dò những đứa con của mình, bà cũng mong muốn chúng bắt đầu cuộc sống và bước sang một trang mới. Cuộc sống của dâu mới không được danh chính ngôn thuận cưới về, không có mâm bàn mời bà con lối xóm, nhưng chắc chắn một điều rằng, từ nay trở đi bà đã có thêm một đứa con.

Sáng sớm tinh mơ mọi thứ được dọn dẹp sạch sẽ, bụi quang rậm cũng được phát bỏ. Một chi tiết được tác giả gây dựng khiến độc giả vừa ngậm ngùi thương xót chính là hình ảnh mà bà cụ Tứ lễ mễ bưng một nồi nghi ngút. Bữa cơm đón dâu mới theo lời bà cụ nói là “chè“ nhưng thực chất chỉ là cám. Miếng cám đến mặn chát và đắng ngắt khiến cho cô con dâu nghẹn ứ, mặt xám lại, không ai nói với ai một lời. Nhưng thông qua lời nói của bà, cách bà gọi đây là chè khiến cho cuộc sống nghèo khổ bớt nhạt nhẽo.

Tóm lại, bà cụ Tứ tuy xuất hiện ít trong đoạn trích nhưng những gì bà để lại khiến bản thân chúng ta phải suy ngẫm. Đó là một người phụ nữ giàu lòng thương yêu và đức hi sinh. Cuộc đời bà như thế nào cũng được nhưng còn con của bà, chúng phải thay đổi và cuộc sống của chúng sẽ tốt lên. Bà cụ Tứ còn gieo vào những người con của mình một niềm tin yêu, lạc quan vào cuộc sống và về tương lai sau này.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×