Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy làm sáng tỏ vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại

Đề 2: Ông cha ta từng dạy:

     “Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”

Em hãy làm sáng tỏ vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại.

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
141
1
0
Kim Mai
11/04/2022 10:58:55
+5đ tặng

Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: "Không thầy đố mày làm nên" để bộc lộ rõ nét điều đó.

Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: "thầy" - "mày", từ "mày" không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ "thầy" cho vần và dễ nhớ.

Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.

Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ, chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.

Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.

Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Huy Phúc Nguyễn Đào
11/04/2022 13:21:06
+4đ tặng

Trước áp lực của cơ chế kinh tế thị trường, nhiều nét văn hóa truyền thống đã bị tác động, trong đó phải thừa nhận thực tế có một số truyền thống văn hóa đẹp đã bị phôi phai. Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt các trang mạng xã hội đưa các tin bạo lực hoặc tha hóa trong quan hệ thày trò làm nổi cộm lên trong dư luận xã hội câu hỏi: Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” ngày nay liệu có phải đang bị băng hoại? Thậm chí ngay trong đội ngũ giáo giới không ít thày cô trước hiện tượng học sinh “Quậy phá” cũng nêu nghi vấn: Phải chăng, nét đẹp văn hóa ấy đã bị xói mòn do xu thế xã hội?“Tôn sư trọng đạo”  vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Tục ngữ Việt cổ, nơi thể hiện nhận thức trí tuệ Việt đã nêu bài học quý  thể hiện một thói quen văn hóa tốt đẹp “Mùng 1 tết cha, Mùng 3 tết thầy”. Từ ngàn xưa ca dao lưu truyền bài học như một triết lý dân gian: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Thời hiện đại, Lãnh tụ Hồ Chí Minh là người  quan tâm đến giáo dục nhất. Khi đánh giá về đội ngũ nhà giáo Bác khẳng định “Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội cho được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng ca ngợi “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Dẫn ra những điều mang tính lý luận này để khẳng định một hiện thực, từ xưa đến nay trong tiềm thức dân gian, hay trong những nhận định của các nhà chính trị, “Tôn sư trọng đạo” là một nét văn hóa đẹp không thể mai một và phải giữ gìn như một tất yếu.Những ngày chuẩn bị vào đàu năm học, được chứng kiến câu chuyện xảy ra trên đất học Trạng Trình. Anh Phạm Quang Hòa 55 tuổi vốn là một cựu sỹ quan an ninh, hiện đang công tác tại Việtnam Airlines, thay mặt 400 thành viên của Hội những người Hải Phòng tại thành phố Hồ Chí Minh lặn lội về tận quê để trao những xuất quà cho các nhà trường làm lễ khai giảng và hỗ trợ các học sinh nghèo. Số tiền không nhiều, nhưng các Thày hiệu trưởng THPT tại Vĩnh Bảo rất xúc động. Trong câu chuyện , anh Hòa kể về những ngày tháng học tập gương mặt những thày cô anh nhớ và bạn bè trong hội qua anh gửi lời chào lời kính chúc nhân ngày khai giảng. Anh nói “Chúng em có trang Website riêng, chỉ cần đăng 1 tin về giáo dục Vĩnh Bảo sẽ có ngay 500 lượt truy cập. Hiện chúng em lập quỹ hỗ trợ tất cả các học sinh học tập tại thành phố Hồ Chí Minh”. Câu chuyện ấy chỉ là một câu chuyện trong số trăm nghìn câu chuyện tương tự nó tự nói lên một sự thật hiện hữu : “Tôn sư trọng đạo” nét văn hóa Việt chưa hề bị mai một. Với sự phát triển của xã hội, trước cuộc sống hiện đại, niềm tin về truyền thống quý báu này có  lúc có nơi ở đâu đó mang tính hiện tượng có thể bị giảm sút. Và đâu đó trong  cuộc đời làm công việc “trồng người”, mỗi thầy cô có  gặp phải những học sinh có những hành vi trái đạo đức truyền thống, song  rõ ràng đó không phải là tất cả ý thức xã hội.Tuy nhiên, do tác động của những mặt trái của nền kinh tế thị trường, bên cạnh những thành tựu đạt được của giáo dục hôm nay, sự nghiệp “trồng người” cũng đang phải đối mặt những thách thức cam go. Những biểu hiện xuống cấp về chất lượng, đạo đức, Hai tiếng “nhà giáo” vì thế có nơi có lúc cũng giảm bớt giá trị thiêng liêng. Tăng cường uy tín nhà giáo, thổi bùng lên ngọn lửa đạo học trên đất Cảng hoàn toàn không phải là điều quá khó. Suốt 10 năm qua, sự nghiệp giáo dục cuả thành phố luôn ở tốp đầu toàn quốc, đó là sự thật không thể chối từ. Kết quả ấy phản ánh một điều căn cốt là truyền thống văn hóa “Tôn sư trọng đạo” vẫn cháy nóng nơi mảnh đất đầu sóng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×