Câu 1: Dòng nào dưới đây chứa các từ ghép?
A. Trắng trợn, tươi tắn, lảo đảo, C. mạnh mẽ, lạnh lẽo, ngay ngắn
B. Nhỏ nhẹ, tươi cười, lành mạnh, chao đảo D.ngang ngược, trống trải, lành lặn
Câu 2: Trong câu thơ dưới đây có mấy từ đơn, mấy từ phức?
“ Bài ru, tiếng hát, bông hồng
Mẹ trao con cả tấm lòng yêu thương.”
( Bài hát bên nôi – Johannes Brahms)
A. 4 từ đơn, 5 từ phức. C. 4 từ đơn và 4 từ phức.
B. 5 từ đơn, 5 từ phức D. 5 từ đơn, 4 từ phức.
Câu 3: Từ nào dưới đây là từ ghép phân loại?
A.Đường xá B. đồ đạc C. dụng cụ D. đường ray
Câu 4: Trong câu văn sau có mấy từ láy: “ Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn, lũ lũ bay đi bay về.” ( Cây gạo – Vũ Tú Nam)
A. 1 từ láy B. 2 từ láy C.3 từ láy D.4 từ láy
Câu 5: “ Suối chảy róc rách.” Có mấy từ
A. 2 B. 3 C.4 D.1
Câu 6: Trong câu : “ Hồ về thu, nước trong vắt mênh mông.” ( Trăng trên Hồ Tây – Phan Kế Bình) từ “trong vắt, mênh mông” thuộc từ loại gì?
A. Danh từ B. Động từ C. tính từ D. quan hệ từ
Câu 7: “Sao đang vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng” (Trần Tế Xương)
Các câu thơ trên có mấy cặp từ trái nghĩa?
A.1 B. 2 C. 3 D.4
Câu 8. Câu tục ngữ “Lửa thử vàng gian nan thử sức” khuyên chúng ta điều gì?
A. Qua thử thách gian lao, con người càng trưởng thành hơn.
B. Muốn biết vàng thật hay giả thì hơ vào lửa.
C. Muốn thử thách sức lực thì phải trải qua gian nan.
Câu 9. Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.
B.Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế.
C. Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Câu 10: Câu văn nào dưới đây có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa :
A. Những bông hoa tỏa hương thơm ngát. B. Tre bần thần nhớ gió
C. Ngôi nhà như trẻ nhỏ. D. Con đường rộng thênh thang
Câu 11: Quan hệ từ trong câu sau : “Ông lão bắt đầu kể với tôi rất tỉ mĩ về việc sau một chuyến đi săn, Lê – nin mời ông đến Mát-xcơ-va để thăm Lê – nin và xem xét mọi việc.’’
A. với, rất, về, và B. Với, về, để, và C. để, và, xem xét D. sau, đến, để
Câu 12: Câu nào dưới đây không phải là câu ghép?
A.Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. B. Cảnh vật trở nên huyền ảo.
C.Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.
D. Nước ao lấp láp, ánh trăng ngả nghiêng.
Câu 13:Trạng ngữ trong câu : “Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng, chào nắng sớm.”
A.Rồi hôm sau B.Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng,
C.con họa mi ấy D.lại hót vang lừng, chào nắng sớm
Câu 14: “Bác Tâm, mẹ của Thư, đang chăm chú làm việc. Bác đi một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ.”
(Công nhân sửa đường- Nguyễn Thị Xuyến)
Các câu văn trên liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Thay thế từ ngữ, dùng từ nối, lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ, dùng từ nối
C. Lặp từ ngữ, dùng từ nối D. Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |