Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về khổ 2 bài Viếng Lăng Bác

cảm nhận của e về khổ 2 bài viếng lăng bác
2 trả lời
Hỏi chi tiết
108
1
1
cua
12/04/2022 19:06:55
+5đ tặng

Bốn mươi năm trước Bác "đi xa"
Cả nước đau thương mắt lệ nhòa
Ngoài Bắc mưa tuôn - trời vĩnh biệt
Trong Nam gió nổi - đất chia xa".

Ngày Bác mất, cả dân tộc ta chìm trong nước mắt, nước mắt của sự đau thương và xót xa tê tái lòng. Năm năm sau sự mất mát to lớn đó, lăng Bác được khánh thành, nơi đây trở thành chốn linh thiêng để nhân dân cả nước bày tỏ lòng tôn kính dành cho Người. Viếng lăng Bác là tác phẩm thể hiện rất sâu sắc cảm xúc của Viễn Phương khi lần đầu tiên vào lăng viếng Bác. Có lẽ khổ thơ thứ hai kết tinh lắng đọng nhất tư tưởng của cả bài thơ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Tác giả khi ấy là người con miền Nam ra thăm miền Bắc, cùng đoàn người hành hương vào lăng viếng Người. Khổ thơ đầu tiên khái quát cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng với những ấn tượng về hàng tre xanh bát ngát. Đến với khổ thơ thứ hai, người đọc thấy được cảm xúc của Viễn Phương khi cùng đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác.

Xuyên suốt cả khổ thơ là nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả khi đứng trước thềm lăng. Trước tiên, đó là tấm lòng thành kính, biết ơn lãnh tụ được gói trọn trong hình ảnh ẩn dụ:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".

Mặt trời được nhắc đi nhắc lại sóng đôi trong hai câu thơ. Nếu "mặt trời đi qua trên lăng" là hình ảnh tả thực miêu tả bước dịch chuyển của mặt trời hàng ngày, hàng giờ gắn với bối cảnh không gian quen thuộc là "trên lăng" thì "mặt trời trong lăng" lại là ẩn dụ để chỉ Bác Hồ. Nghệ thuật nhân hóa qua động từ "thấy" nhấn mạnh vầng thái dương vũ trụ chứng kiến "mặt trời trong lăng rất đỏ" với thái độ có phần ngưỡng mộ, trân trọng. Mặt trời thiên tạo gợi ra sự kì vĩ, vĩnh hằng, nguồn gốc của sự sống và là cái nôi đem lại ánh sáng cho con người. Bác Hồ cũng vậy, Bác là người cha già vĩ đại, Bác vĩnh hằng bởi Người luôn tồn tại trong trái tim nhân dân Việt Nam, dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Từ láy "ngày ngày" đứng ở đầu câu thơ vừa diễn tả sự bất biến của tự nhiên vừa góp phần bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ Trong lòng mọi người. Viễn Phương như đang nói hộ tấm lòng tôn kính của bao người đối với vị lãnh tụ mà cả cuộc đời:

"Chỉ biết quên mình cho hết thảy
Như dòng sông chảy nặng phù sa"

(Tố Hữu).

Trước lăng Bác, cảm xúc của tác giả cứ thế trào dâng:

"Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân."

Nghệ thuật điệp cấu trúc "ngày ngày" khiến đoạn thơ hiện lên trong tâm trí người đọc như một bản nhạc chậm rãi, tần suất lặp đi lặp lại của những người vào lăng viếng Bác cứ như một nhịp điệu đã rất quen thuộc. Hai câu thơ như vẽ ra một bức tranh từng dòng người xếp hàng, bước chân chầm chậm lắng đọng nỗi niềm xúc động bồi hồi - "đi trong thương nhớ". Dòng người ấy như đang "kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân", mỗi người là một bông hoa, cả đoàn người là một tràng hoa đẹp diệu kì kính dâng lên Người. Đó là đóa hoa của nỗi niềm biết ơn sâu sắc, thành kính phân ưu, tiếc thương vô hạn mà nhân dân ta kính gửi tới Bác Hồ. Hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" để chỉ số tuổi của Bác, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ ngợi ca cuộc đời sống đẹp và trọn vẹn, cống hiến những gì tinh túy nhất cho dân tộc của Bác. Câu thơ nhẹ nhàng mà kết tinh bao cảm xúc biết ơn ấy như chạm vào trái tim của biết bao bạn đọc.

Khổ thơ là cảm xúc của tác giả khi cùng dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác. Nhà thơ sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ có ý nghĩa sâu sắc khiến vẻ đẹp của vị lãnh tụ như càng ngời sáng hơn bao giờ hết. Bởi vậy, có thể nói đây là khổ thơ kết tinh trọn vẹn vẻ đẹp của Bác - người cha già cống hiến trọn vẹn tuổi xuân cho non sông, đất nước.

Viếng Lăng Bác là một trong số những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Viễn Phương, bên cạnh bài làm văn Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác, học sinh, giáo viên thường làm các bài văn như Cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác, Những nét đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác, Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác, hay các bài Bình luận bài thơ Viếng lăng Bác và cả những bài Bình giảng bài thơ viếng lăng bác hay Soạn bài Viếng lăng Bác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lụt
12/04/2022 19:10:50
+4đ tặng

Khổ thơ là cảm xúc của tác giả khi cùng dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác. Nhà thơ sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ có ý nghĩa sâu sắc khiến vẻ đẹp của vị lãnh tụ như càng ngời sáng hơn bao giờ hết. Bởi vậy, có thể nói đây là khổ thơ kết tinh trọn vẹn vẻ đẹp của Bác - người cha già cống hiến trọn vẹn tuổi xuân cho non sông, đất nước.
Viếng Lăng Bác là một trong số những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Viễn Phương, bên cạnh bài làm văn Phân tích khổ hai bài thơ Viếng lăng Bác, học sinh, giáo viên thường làm các bài văn như Cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác, Những nét đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác, Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác, hay các bài Bình luận bài thơ Viếng lăng Bác và cả những bài Bình giảng bài thơ viếng lăng bác hay Soạn bài Viếng lăng Bác.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K