Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam đã chứa đựng những bài học vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” nhắn nhủ con người về mối quan hệ của chị em trong một gia đình.
Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ nhắc đến một hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống, khi người chị vấp ngã, em sẽ là người nâng đỡ chị dậy. Nhưng qua hình ảnh này, ông cha ta muốn đưa ra lời khuyên nhủ cho con cháu rằng chị em trong một gia đình phải biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
Thúy Kiều khi xưa đã chọn chữ hiếu, bán mình để chuộc cha. Nàng nhờ em gái là Thúy Vân, thay mình trả mối nợ tình nghĩa cho Kim Trọng. Sau này, Thúy Vân đã thay chị mình trả tình nghĩa cho Kim Trọng. Bởi vậy mới có cảnh trao duyên đầy xót xa, cay đắng trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong cuộc sống hiện tại, xã hội ngày càng phát triển với nhiều cám dỗ, trách nhiệm của người làm chị, làm em là phải biết khuyên nhủ và bảo vệ để chị em của mình tránh xa những điều xấu xa. Khi chị em gặp khó khăn thì cần phẩn hết lòng giúp đỡ. Anh em, chị em trong một gia đình không nên tranh giành, nghi kỵ lẫn nhau. Sự hòa thuận, yêu thương sẽ giúp gia đình hạnh phúc, cha mẹ vui lòng.
Tóm lại, câu tục ngữ “Chị ngã em nâng” đã đem đến một lời khuyên giá trị cho mỗi người. Chúng ta hãy luôn yêu thương, trân trọng những người thân yêu trong gia đình.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |