Họ và tên:Lê Tuấn Tú
I/ Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong câu sau có mấy danh từ, mấy động từ, mấy tính từ?
“ Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng .”
( Đêm trăng trên Hồ Tây – Phan Kế Bình)
A. 2 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ C. 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ
B. 1 danh từ, 2 động từ, 1 tính từ D.1 danh từ, 1động từ, 1 tính từ
Câu 2: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?
“Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt.”
A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Dùng từ ngữ nối D. Cả A và B đúng.
Câu 3: Từ “tưởng tưởng” trong câu nào dưới đây là động từ?
A. Anh từng tưởng tượng ra bao nhiêu truyện ngắn truyện dài thì giờ nghĩ ra một cái cớ về sớm có gì khó.
B. Bạn ấy có một trí tưởng tượng thật phong phú.
C. Câu truyện kể về cuộc phiêu lưu của cậu bé có một trí tưởng tượng tuyệt vời.
D. “ Mỗi thứ hoa gợi cho Minh một tưởng tượng kì lạ.
Câu 4: Từ “màu xanh ’’ trong câu nào dưới đây là danh từ?
A. Lá cây xanh non, hoa màu đỏ biếc.
B. Giữa đám lá xanh non nổi bật một bông hoa đỏ thắm.
C. Màu xanh non dần dần thắm lại.
D. Những cành búp xanh non đẫm mưa xuân như chờ đợi.
Câu 5: Trong câu : “Những bông hoa bần li nhỏ bé nhị vàng, cánh xanh lơ mềm mại.” có các tính từ:
A. bông hoa, bần li, nhị vàng B. nhỏ bé, vàng, xanh lơ, mềm mại
C. bông hoa, cánh, nhị, D.nhỏ bé, nhị vàng, cánh xanh
Câu 6: Câu nào dưới đây chứa từ “lạc quan ’’là tính từ
A. Sự lạc quan của anh ấy tiếp thêm sức mạnh cho mọi người.
B. Anh ấy vẫn lạc quan vui vẻ biết mình bị bệnh.
C. Người ta ca ngợi sự lạc quan của những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống
D. Lạc quan, vui vẻ, yêu đời là những yếu tố có thể giúp người ta vượt qua khó khăn.
Câu 7: Câu nào dưới đây dùng dấu phẩy chưa đúng ?
A. Mùa thu, tiết trời mát mẻ.
B. Hoa huệ hoa lan, tỏa hương thơm ngát.
C. Từng đàn kiến đen, kiến vàng hành quân đầy đường.
D. Nam thích đá cầu, cờ vua.
Câu 8: Từ “bước đi” trong câu : “Những bước đi chậm chững của bé còn chưa vững lắm.” là từ loại:
A. Danh từ B. Động từ C. tính từ D. quan hệ từ
Câu 9: Các câu: “Bữa cơm, Bé nhường hết thức ăn cho em. Hằng ngày, Bé đi câu cá bống về băm sả, hoặc đi lợm vỏ đạn của giặc ở ngoài gò về cho mẹ” có từ “Bé” được lặp lại nhiều lần nhằm mục đích gì?
A. Để liên kết các câu với nhau trong một đoạn văn, bài văn.
B. Để nghe êm tai, dễ nhớ nội dung đoạn văn, bài văn.
C. Để người đọc dễ dàng hiểu được chủ đề của bài văn.
Câu 10. Hai câu “Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc ta. Ông đã sáng tác ra truyện Kiều” được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Thay thế từ ngữ. B. Lặp lại từ ngữ. C. Dùng từ ngữ nối.
Câu 11: Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
B. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v.
C. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
D. Dân tộc Việt Nam là dân tộc anh hùng.
Câu 12: Hai câu “Cả bọn Bọ Mõm lốc nhốc chạy ra. Thế là Dế Trũi lủi khỏi vòng chiến.” được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Thay thế từ ngữ. B. Lặp lại từ ngữ. C. Dùng từ ngữ nối.
Câu 13: “Hành động đó là … chứ không phải vô tình.” Từ thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. hữu ái B. hữu ý C. hữu dụng D. hữu tình
Câu 14: Câu : Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu này có mấy cặp từ trái nghĩa?
A. 2 B. 3 C. 4 D.5
Câu 15: Ở dòng nào tất cả các từ đều mang nghĩa chuyển?
A. lưỡi kiếm, lưỡi cưa, lưỡi lê, lưỡi liềm B. Lưng đồi, lưng ghế, đau lưng, lưng chừng.
C. Lưỡi kiếm, lưỡi mèo, đau lưỡi, lưỡi liềm.
Câu 16: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy .”
Câu tục ngữ trên nói về truyền thống đạo lí tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?
A. Tôn sư trọng đạo B. Nhân ái C.Uống nước nhớ nguồn D. Đoàn kết
Câu 17: Tìm một từ khác biệt so với các từ còn lại:
A. Xanh xao B. Xanh um C. Xanh biếc D. Xanh ngắt
Câu 18: Chủ ngữ trong câu: “Những luống rau cải bà mới trồng đã ra hoa”.
A. Những luống rau cải B. Những luống rau cải bà mới trồng
C. Những luống rau D. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 19: Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên.” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 20: Quan hệ từ trong câu sau : “Họ nhà chuồn chuồn cứ miên man đi tha phương cầu thực nhưng hể khi trời sắp dông gió thì lại bay qua đồng hoa cỏ may tìm về tránh mưa trong chân cỏ.’’
A. Nhưng , hể , thì , về , khi B. họ , cứ , khi , lại C. khi , thì , lại
D. thì , lại , tìm ,về
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |