Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"

Đề văn:Hãy giải thích câu tục ngữ " Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
167
1
0
Phùng Minh Phương
18/04/2022 19:55:32
+5đ tặng

Để hiểu được ý nghĩa sâu sắc trong câu tục ngữ, trước tiên chúng ta cần cắt nghĩa được hình ảnh trong câu. Nhân dân ta đã sử dụng những hình ảnh rất trừu tượng nhưng lại khá cụ thể “ngày đàng”, “sàng khôn” để truyền tải thông điệp tới mọi người. “Đàng” là một cách nói của nhiều vùng miền trên cả nước, đồng nghĩa với “đường”. Người xưa thường nói khoảng cách bằng ngày đường, một ngày đường hoặc hai ngày đường để tới một địa điểm nào đó. “Sàng” là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người nông dân. “Sàng” to gần bằng cái mâm ăn cơm, được đan bằng tre, nứa dùng để sàng lúa gạo, phục vụ trong lao động, sản xuất và đời sống hàng ngày. Ở đây, tác giả dân gian có một cách nói rất thú vị là “sàng khôn”. Thường thì trí khôn là thứ khó có thể cân, đo, đong, đếm nhưng với cách nói “sàng khôn” khiến cho người đọc người nghe dễ hình hình về số lượng. Bởi lẽ, nhân dân ta từ xa xưa chủ yếu làm nông nghiệp nên cách nói “sàng khôn” phù hợp, dễ hiểu và mang tính chất dân dã đối với mọi người. “Sàng” dùng để sàng lọc lúa gạo, ngũ cốc nên cách nói “sàng khôn” cũng ám chỉ sự chắt lọc, sàng lọc kiến thức, thu nhận kiến thức một cách có chọn lọc chứ không vơ cả. Bởi vậy, nhân dân ta mới nói “sàng khôn”, chứ không nói “rổ khôn” hay “túi khôn”. Câu tục ngữ mang ý nghĩa, con người cứ đi “một ngày đàng” thì sẽ học được cả “một sàng khôn”, còn loanh quanh mãi lũy tre làng thì không khôn lên được.

Từ việc cắt nghĩa hình ảnh trong câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu phải luôn không ngừng học hỏi, đi khắp đó đây, từng trải cuộc sống để nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được sự rộng lớn của tri thức là mênh mông, vô bờ, nếu không chịu học hỏi sẽ tự làm mình trở nên kém hiểu biết, bởi vậy luôn đề cao sự chăm chỉ học hỏi, mở rộng kiến thức.

Câu tục ngữ làm ta nhớ đến câu chuyện ngụ ngôn “ếch ngồi đáy giếng” có con ếch cả đời chẳng đi đâu, chỉ quanh quẩn trong cái giếng nên tầm nhìn hạn chế, kém hiểu biết. Đến khi được ra khỏi cái giếng thì vẫn giữ thái độ hênh hoang, không sợ ai cả, không chịu nhìn nhận thế giới rộng lớn bên ngoài nên đã bị có trâu dẵm bẹp.

 

Trong xã hội phát triển hội nhập như ngày nay, câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn” lại càng có một ý nghĩa lớn lao hơn. Khoa học kỹ thuật, y học…trên thế giới ngày càng phát triển tiến bộ bượt bậc, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và thay đổi không ngừng, điều đó càng cần chúng ta phải nỗ lực không ngừng, chịu khó học hỏi, đi khắp năm châu các nước tiên tiến trên thế giới để học hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lao động, sản xuất. Có thế thì đất nước ta mới trở nên giàu mạnh, nhân dân mới ấm no, hạnh phúc. Nếu không chịu học hỏi, tiếp thu thì đất nước sẽ bị tụt hậu, bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh này, thì câu tục ngữ cùng lời răn dạy của cha ông ta là bài học quý báu hơn bao giờ hết.

Qua câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời đời phải luôn không ngừng nỗ lực học tập, đi đó đây để nâng cao tầm hiểu biết. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ ngày nay, mùa xuân tương lai của đất nước đang nằm trong tay tuổi trẻ, những người nhiệt huyết và hăng hái cần trau dồi tri thức để đưa đất nước phát triển và đi xa hơn nữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
bichkhanh annhi
18/04/2022 19:56:57
+4đ tặng

Để hiểu được ý nghĩa sâu sắc trong câu tục ngữ, trước tiên chúng ta cần cắt nghĩa được hình ảnh trong câu. Nhân dân ta đã sử dụng những hình ảnh rất trừu tượng nhưng lại khá cụ thể “ngày đàng”, “sàng khôn” để truyền tải thông điệp tới mọi người. “Đàng” là một cách nói của nhiều vùng miền trên cả nước, đồng nghĩa với “đường”. Người xưa thường nói khoảng cách bằng ngày đường, một ngày đường hoặc hai ngày đường để tới một địa điểm nào đó. “Sàng” là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình người nông dân. “Sàng” to gần bằng cái mâm ăn cơm, được đan bằng tre, nứa dùng để sàng lúa gạo, phục vụ trong lao động, sản xuất và đời sống hàng ngày. Ở đây, tác giả dân gian có một cách nói rất thú vị là “sàng khôn”. Thường thì trí khôn là thứ khó có thể cân, đo, đong, đếm nhưng với cách nói “sàng khôn” khiến cho người đọc người nghe dễ hình hình về số lượng. Bởi lẽ, nhân dân ta từ xa xưa chủ yếu làm nông nghiệp nên cách nói “sàng khôn” phù hợp, dễ hiểu và mang tính chất dân dã đối với mọi người. “Sàng” dùng để sàng lọc lúa gạo, ngũ cốc nên cách nói “sàng khôn” cũng ám chỉ sự chắt lọc, sàng lọc kiến thức, thu nhận kiến thức một cách có chọn lọc chứ không vơ cả. Bởi vậy, nhân dân ta mới nói “sàng khôn”, chứ không nói “rổ khôn” hay “túi khôn”. Câu tục ngữ mang ý nghĩa, con người cứ đi “một ngày đàng” thì sẽ học được cả “một sàng khôn”, còn loanh quanh mãi lũy tre làng thì không khôn lên được.

Từ việc cắt nghĩa hình ảnh trong câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, ông cha ta muốn răn dạy con cháu phải luôn không ngừng học hỏi, đi khắp đó đây, từng trải cuộc sống để nâng cao tầm hiểu biết của bản thân. Ông cha ta từ xa xưa đã nhận thức được sự rộng lớn của tri thức là mênh mông, vô bờ, nếu không chịu học hỏi sẽ tự làm mình trở nên kém hiểu biết, bởi vậy luôn đề cao sự chăm chỉ học hỏi, mở rộng kiến thức.
LÀM THEO MK THÔI NHA, CÓ J Ý KIẾN THÊM

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×