Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ" và “Chiến tranh đặc biệt" của Mi ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau?

1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân "tim diệt" và "bình
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ" và “Chiến tranh đặc biệt" của Mi
ở mién Nam có điểm gì giỏng và khác nhau ?
2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục hô" sủa Mi
2 trả lời
Hỏi chi tiết
199
1
0
anh
20/04/2022 13:30:20
+5đ tặng

THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRONG HOÀ BÌNH Ở MIỀN BẮC (1955-1964)

Miền Bắc vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, gặp muôn vàn khó khăn. Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp bị tàn phá, đồng ruộng nhiều nơi bị bỏ hoang. Đường xá, cầu cống hầu như bị phá huỷ. Nền tài chính còn yếu kém, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Văn hoá giáo dục, y tế còn nhiều hạn chế.

Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch  đã viết: “Sau 80 năm bị đô hộ áp bức, bóc lột, ăn không no, mặc không ấm, sức khoẻ người dân Việt Nam sút kém. Hàng năm những dịch như đậu mùa giết hàng vạn người. Các bệnh xã hội có tính chất rộng rãi trong quần chúng đã hoành hành, tàn phá sức khoẻ của nhân dân ta ghê gớm: 90% dân miền núi bị bệnh sốt rét, 90% nhân dân vùng đồng bằng bị bệnh mắt hột...Bên cạnh đó còn có những dịch cúm, dịch bại liệt ...do siêu vi trùng, rất khó phòng và điều trị, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, đến đời sống tương lai của trẻ em.

Cán bộ chúng ta trải qua hàng chục năm kháng chiến gian khổ, sức khoẻ cũng sút kém nhiều, đau nhiều bệnh kinh niên như sốt rét, dạ dày, kiết lỵ, thần kinh...

GS. Nguyễn Xuân Nguyên từ trường ĐHYK (Chiêm Hoá, Tuyên Quang), cùng với một số Y sĩ đi thuyền theo đường sông về đến Hà Nội ngày 28.10.1954. Sau khi được giao nhiệm vụ làm Viện trưởng Viện Mắt, ông bắt tay ngay vào công việc ổn định tổ chức bộ máy hành chính, chuyên môn để sớm khôi phục lại hoạt động của Viện. Lúc bấy giờ số cán bộ nhân viên cũ ở lại có vào khoảng 50 người, chủ yếu là y tá, hộ lý, công nhân tạp vụ. Đến năm 1956, biên chế đã lên tới 109 người, trong đó có 1 Giáo sư Viện trưởng, 4 Bác sĩ là Lê Thành Thân, Ngô Như Hoà, Nguyễn Duy Hoà, Tôn Thất Hoạt, 10 Y sĩ, 31 y tá, 1 Dược sĩ (Bà Phúc, vợ nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch), 1 dược tá, 1 xét nghiệm viên (cụ Cống), 31 hộ lý và nhân viên cấp dưỡng. Đầu năm 1955, có các y sỹ: Võ Đình Chi, Long, Mẫn, Thái Anh, Lành được đi học lớp đầu tiên về phòng chống bệnh mắt hột ở Thái Bình do Đoàn chuyên gia Liên Xô mở và về công tác tại Viện Mắt một thời gian (hồi ký của Võ Đình Chi). Bộ phận hành chính, quản trị gần 20 người, trong đó một số có trình độ nghiệp vụ cao như cụ Thiện, cụ Sỹ, ông Kỳ, ông Sơn... Ngoài ra, còn có một số sinh viên năm thứ 5, năm thứ 6 từ ngoài kháng chiến về như Phan Kiểm, Hà Văn Trạch, Hà Huy Tiến, Trần Trọng Hoàn, Nguyễn Văn Quyên... đến thực tập và viết luận án tốt nghiệp.

Trong thời gian đầu sau ngày tiếp quản, công tác giáo dục chính trị tư tưởng là vô cùng quan trọng. Vì thế Ban lãnh đạo Viện được tăng cường thêm một cán bộ chính trị (trình độ tỉnh uỷ viên) làm Phó Viện trưởng là đ/c Phạm Viết My. Chi bộ Đảng đầu tiên ra đời do đ/c My làm Bí thư. Lúc bấy giờ nhiệm vụ quan trọng nhất của Chi bộ là lãnh đạo công tác tư tưởng, chăm lo động viên toàn bộ CBCNV, tăng cường đoàn kết giữa anh em từ ngoài kháng chiến về với anh em ở lại thành một khối để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ của Viện. Bên cạnh Chi bộ còn có các tổ chức đoàn thể quần chúng như công đoàn, thanh niên, phụ nữ cũng tích cực hoạt động góp phần củng cố và phát triển Viện.

Năm 1956 là một năm có nhiều sự kiện lớn mở đầu thời kỳ phát triển mới của Viện.

Sự kiện thứ nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Viện (tháng 8.1956). Thật là một vinh dự vô cùng lớn lao. Bác bận trăm công nghìn việc mà vẫn dành thời gian về thăm hỏi cán bộ công nhân viên và bệnh nhân. Đầu tiên Bác đi thẳng vào nhà bếp, rồi đi dọc theo hành lang vào phòng bệnh nhân, sau đó vào phòng mổ xem mổ lông quặm, rồi xuống phòng chiếu chụp điện quang. Sau cùng Bác đi lên hội trường nói chuyện và căn dặn: "Các cô, các chú là những người thầy thuốc chữa mắt nên phải có phương pháp dự phòng bệnh mắt hột, phải tích cực chạy chữa cho những người bị đau mắt, đem lại ánh sáng cho nhân dân" (trích sách: Kỷ niệm về Bác Hồ, của Quận uỷ Đảng bộ Hai Bà Trưng, xuất bản năm 1984).

Đi qua các khoa, phòng, Bác thấy bệnh nhân nằm quá đông, chỗ làm việc quá chật chội, nên Bác đã quyết định phải cải tạo xây dựng thêm cơ sở nhà cửa. Do đó đến năm 1957-1958, Bộ Y tế đã cấp kinh phí, cho phá dỡ dãy nhà trệt ở phía đường Trần Nhân Tông, xây lên toà nhà 3 tầng, nới rộng diện tích sử dụng thêm 2.000m2và tăng số giường bệnh lên. Cũng từ ngày đó, cổng chính của Viện Mắt mở ra phía đường Bà Triệu, khang trang, đẹp đẽ hơn.

Sự kiện quan trọng thứ 2 là đầu tháng 4.1956, đoàn chuyên gia Liên Xô về bệnh mắt hột đến Viện để giúp ta làm công tác phòng chống bệnh mắt hột, thực hiện lời căn dặn của Bác. Đây là đoàn chuyên gia đầu tiên của một nước anh em đến giúp ta sớm nhất và cũng ở lâu dài nhất (18 tháng). Đoàn gồm 7 người, đều là phụ nữ, trong đó có 3 bác sĩ là Louisa – Trưởng đoàn, BS. Kama, BS. Nina; 3 y tá là Valia, Natasa và Jenia; một phiên dịch tiếng Pháp là Irina. Giúp đoàn có 2 cán bộ phiên dịch tiếng Nga của bộ gửi xuống (Trần Thị Quế và Đinh Ngọc Diêm).

Đầu năm 1957, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đến thăm Viện. Sau khi đi qua các khoa, phòng lâm sàng thăm hỏi bệnh nhân, Thủ tướng dừng chân ở khối khoa học cơ sở nghe báo cáo về kết quả nghiên cứu mắt hột. Thủ tướng có nói một câu rất sâu sắc: "Chừng nào nhân dân ta còn rửa mặt bằng nước ao thì chưa thể nói đến chuyện thanh toán bệnh mắt hột". Như vậy có nghĩa là trong công tác phòng chống bệnh mắt hột phải đẩy mạnh việc vệ sinh phòng bệnh là chính.

Ngày 1.7.1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 287/TTg thành lập Viện Mắt hột (và đồng thời cả Viện Sốt rét) với nhiệm vụ: Nghiên cứu bệnh mắt hột và tình hình bệnh mắt hột, nghiên cứu những phương pháp phòng và chữa bệnh mắt hột để giúp Bộ Y tế lãnh đạo toàn ngành và nhân dân tiến lên từng bước giảm dần tỷ lệ và tiêu diệt bệnh mắt hột...

1. Tổ chức bộ máy của Viện (Thời kỳ 1955-1964):

Trên cơ sở Nghị định số 287/TTg, Viện Mắt hột đã xác định cụ thể chức năng nhiệm vụ của Viện như sau:

- Tổ chức các cuộc điều tra để nắm được tình hình bệnh mắt hột (và đồng thời cả một số bệnh khác về mắt) ở các vùng khác nhau trong nước (lúc bấy giờ là ở miền Bắc). Bước đầu nắm được dịch tễ học bệnh mắt hột, nguyên nhân gây bệnh và tác nhân lây truyền bệnh, để trên cơ sở khoa học và thực tiễn, xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh mắt hột.

- Nghiên cứu các phương pháp điều trị ít tốn kém, dễ thực hiện mà lại có hiệu qủa cao để tổ chức việc điều trị hàng loạt cho cộng đồng dân cư, giải phóng sức lao động sản xuất cho nhân dân.

- Đào tạo nhanh chóng đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác phòng chống bệnh mắt hột cho các địa phương, cụ thể trước mắt là để thành lập các đội lưu động chống mắt hột và tuyên truyền, vận động vệ sinh phòng bệnh.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc nghiên cứu khoa học về các phương pháp phòng chống bệnh mắt hột có hiệu quả nhất.

- Nghiên cứu và xây dựng một chương trình tổ chức công tác phòng chống bệnh mắt hột cho từng giai đoạn để hạ thấp dần tỷ lệ bị mắt hột, tiến đến thanh toán bệnh mắt hột.

Để làm được chức năng và nhiệm vụ của một Viện đầu ngành (cả về mắt hột và nhãn khoa), Viện phải củng cố tổ chức tăng cường bộ máy hành chính cũng như chuyên môn.

Đầu thập kỷ 60, về lãnh đạo, ngoài GS. Nguyễn Xuân Nguyên là Viện trưởng còn có 2 Phó Viện trưởng là cán bộ chính trị (đ/c Võ Xuân Hựu, chuyên trách công tác Đảng và công tác chính trị, tư tưởng, đ/c Nguyễn Thành Danh, phụ trách chỉ đạo công tác mắt hột và khối Dược, xét nghiệm).

Trực tiếp giúp Ban giám đốc Viện có các phòng tham mưu kế cận. Bên khối chuyên môn có phòng Y vụ – Tổng hợp (do BS. Hà Huy Tiến phụ trách); Phòng Huấn luyện – Nghiên cứu khoa học (BS. Phan Đức Khâm); Phòng chỉ đạo chuyên khoa (BS. Vũ Công Long). Bên khối Hậu cần có Phòng Hành chính – Quản trị – Tài vụ (đ/c Đào Văn Hách, Phạm Thị Thanh) và Phòng Tổ chức cán bộ (các đ/c Lê Bá, Phạm Kim, sau đó Thái Hồng Cẩm, Lê Thị Tuyết, Nguyễn Bá Tân).

Khối lâm sàng hồi bấy giờ chưa chia thành các chuyên khoa sâu. Bệnh nhân nằm điều trị nội trú được rải đều cho 4 phòng (A, B, C, D) mỗi phòng khoảng 30-40 bệnh nhân. Tuy nhiên mỗi phòng cũng đã có xu thế thiên về một vài bệnh.

Phòng A dành cho bệnh nhân cán bộ, trong đó có 5 giường giành cho cán bộ có tiêu chuẩn Việt-Xô (bệnh viện Việt-Xô lúc đó chưa có khoa Mắt). Cán bộ chủ chốt ở phòng này là các BS. Nguyễn Thị Sinh, Nguyễn Thị Cúc Anh; đến năm 1964 có thêm PTS. Nguyễn Trọng Nhân ở Liên Xô về. Phòng B thiên về bệnh glôcôm, có các BS. Tôn Thất Hoạt, Ngô Song Liễu, Nguyễn Năng... Phòng C thiên về chấn thương, lệ đạo có các BS. Ngô Như Hoà, Nguyễn Xuân Trường, Phan Đức Khâm. Phòng D thiên về bệnh kết-giác mạc và mắt hột có các BS. Nguyễn Duy Hoà, Nguyễn Duy Tân, Phan Kế Tôn. Mỗi phòng có thêm 2, 3 y sĩ làm công tác điều trị. Ngoài ra còn có phòng M (thường gọi là phòng Mờ) là phòng hậu phẫu (có cụ Lan và cô Lưu Thị Phương là y tá). Nhà mổ (do bà Bảo phụ trách, sau đó BS. Lê Thị Nguyệt Áng, chuyên gây mê) là nơi có nhiều người có kinh nghiệm về các công tác như sấy hấp dụng cụ, chuẩn bị bông, băng, gạc, chuẩn bị đồ mổ và cả tít mổ (phụ mổ) với một đội ngũ y tá lành nghề như bác Triệu (chuyên gây mê và mài dao kéo), cô Hài, cô Kim, cô Phúc, v.v...

Khu khám bệnh do BS. Lê Thành Thân phụ trách nhiều năm liên tục, sau có BS. Nguyễn Trọng Nhân, Nguyễn Thị Cúc Anh, Ngô Thị Song Liễu, Lê Thị Định...

Bộ phận thử kính có y tá Ngọc, y tá Luật có tay nghề giỏi.

Thực hiện chủ trương của Bộ Y tế về ứng dụng và phát triển Y học cổ truyền trong các bệnh viện, năm 1960, thành lập một bộ phận mới gọi là phòng Đông y do lương y Phạm Văn Khiết phụ trách. Từ năm 1962 về sau, bổ sung thêm các BS. Cù Nhân Nại, Vương Đình Bách là những bác sĩ được đào tạo cả về Đông y và Tây y tại Trung Quốc, chính thức ra đời Khoa Đông-Tây y kết hợp, chuyên trị về các bệnh đáy mắt nhưng cũng có làm các phẫu thuật như đục thể thuỷ tinh, bong võng mạc…

Khối cận lâm sàng cũng được phát triển thêm, có Phòng Xét nghiệm vi khuẩn và siêu vi khuẩn (BS. Nguyễn Hiền), Phòng Sinh hoá (BS. Chu Ánh Tuyết), Phòng Huyết học, Phòng Giải phẫu bệnh (BS. Võ Thế Sao) và một labô bệnh học thực nghiệm do BS. Ngô Như Hoà phụ trách (có cả nhà nuôi khỉ, thỏ và chuột bạch).

Khoa Dược cũng được mở rộng và triển khai nhiều hoạt động mới (các dược sĩ Tôn Nữ Minh Chí, Nguyễn Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Bạch Liên, Nguyễn Thị Chế), tự pha chế, sản xuất được 60 loại thuốc nước nhỏ mắt, mỡ tra mắt, thuốc tiêm, thuốc uống, có cả cao đơn hoàn tán và sắc thuốc thang cho bệnh nhân. Nói chung các sản phẩm của khoa Dược hồi bấy giờ rất đa dạng, phong phú. Có một thời gian đầu khoa Dược Viện Mắt tự đảm đương lấy việc pha chế hàng chục vạn ống thuốc nước Sulfacilum, thuốc mỡ Syntomicin cho công tác mắt hột của các địa phương. Đặc biệt là khoa đã sản xuất ra các loại thuốc Filatov uống và tiêm từ cuống rốn lấy ở các nhà hộ sinh và bệnh viện C, được các khoa lâm sàng sử dụng rộng rãi cho bệnh nhân. Sau khi Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc thì khoa còn sản xuất cả chỉ từ gân đuôi chuột cho phẫu thuật theo sự hướng dẫn của PTS. Nguyễn Trọng Nhân. Đây là một sáng kiến có giá trị đã giải quyết được khó khăn về chỉ khâu cho phẫu thuật mở nhãn cầu hồi bấy giờ (và cả suốt hàng chục năm sau). Nó là một loại chỉ tự tiêu được làm từ gân đuôi chuột bạch, nhưng ở nước ta không có nhiều loại chuột này nên đã dùng gân đuôi chuột cống hoặc chuột đồng. Qua thực tế sử dụng, chỉ đã đáp ứng được yêu cầu phẫu thuật nên số lượng chỉ sản xuất ngày càng cao, khoa Dược phải đặt mua đuôi chuột tận trong Hà Đông (mỗi tuần 50 đuôi), và ngay ở Viện một số người cũng tổ chức săn bắt chuột (như đ/c Toàn thợ điện, y tá Nga nhà mổ).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
kngn
20/04/2022 13:32:54
+4đ tặng

I. Các điểm giống nhau

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. 

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ. 

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” đều bị thất bại.

II. Những điểm khác nhau

1. Về âm mưu

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: “dùng người Việt đánh người Việt”

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.

2. Về thủ đoạn và hành động

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”

3. Về lực lượng tham gia

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mỹ và quân đồng minh.

4. Về địa bàn

– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Miền Nam

– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo