Trong những năm kháng chiến chống Pháp, hình ảnh những người nông dân mặc áo lính là nguồn cảm hứng lớn cho các nhà văn, nhà thơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người lính trong thời kì này là “Đồng chí” của Chính Hữu. Bằng sự trải nghiệm của người trong cuộc, bằng cảm xúc thơ dạt dào và bằng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, qua bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã tái hiện thành công hiện thực cuộc kháng chiến gian khổ và thiếu thốn, đồng thời làm nổi bật hình tượng người nông dân mặc áo lính với vẻ đẹp bình dị mà cao cả, tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó thiêng liêng sâu nặng.Chính Hữu thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp .Đề tài sáng tác chính của ông là chiến tranh và người lính. “Đồng chí” được viết vào đầu năm 1948, lúc tác đang cùng đơn vị chiến đấu tại Việt Bắc. Có lẽ vì thế mà hình ảnh những chiến sĩ vệ quốc quân - những người nông dân mặc áo lính với nét nổi bật là tình đồng chí, đồng đội keo sơn đã được khắc họa rất thành công trong “Đồng chí”.Bài thơ đồng chí gồm có 4 khổ. Mỗi khổ có một cái hay riêng, nhưng khổ 2, khổ 3 có thể xem là hai khổ thơ hay nhất. Khổ thơ thứ hai là những dòng tái hiện nỗi niềm, tâm sự người lính:“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”Ý thức được dân tộc là máu thịt, là cuộc đời, trước Lời Kêu Gọi của Bác Hồ: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc..” - cũng là tiếng gọi thiêng liêng của non sông, những ngườinông dân đã quyết tâm gác lại tình riêng để bước ra chiến trường cầm súng chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Từ “mặc kệ” đã cho thấy thái độ dứt khoát của họ. Thái độ ấy thật đáng trân trọng: “Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy!”Thế nhưng, đằng sau sự dứt khoát ấy là cả một tình quê hương sâu nặng. ở chiến khu, những người nông dân mặc áo lính, ai cũng nhớ thương quê hương, luôn bận tâm lo lắng về ruộng nương “gửi bạn thân cày”, về “căn nhà không” bị gió lung lay. Dường như họ cũng cảm nhận được sự nhớ nhung của hậu phương: “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Hình ảnh thơ hoán dụ mang tính nhân hoá “giếng nước gốc đa” càng tô đậm sự gắnbó yêu thương của người lính đối với quê nhà. Giếng nước gốc đa kia nhớ người ra lính hay chính tấm lòng người lính đang đau đáu nhớ quê hương? Quả thực giữa người chiến sĩ và quê hương đã có 1 mối giao cảm vô cùng sâu sắc đậm đà. khổ thơ chỉ vẻn vẹn 3 câu thơ với những hình ảnh thân thuộc: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa và lời thơlắng đọng cảm xúc đã tái hiện lại nỗi nhớ gia đình, quê hương da diết của những ng chiếnsĩ, đồng thời cho thấy sự thấu hiểu nỗi lòng nhau của họ. Đó cũng là những cơ sở xây đắpnên 1 tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu sắc.Những người lính càng hiểu và gắn bó với nhau hơn trong những tháng ngày bên nhau chiến đấu, cùng nhau nếm trải những gian nan, vất vả.Đó là câu chuyện ốm đau, bệnh tật:“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”Là sự thiếu thốn về những trang phục tối thiểu:“Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày”Một loạt những câu thơ mang tính chất liệt kê đã cho ta thấy được hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Bước chân vào cuộc chiếnđấu, những người nông dân mặc áo lính đã phải đối mặt với bao khó khăn thử thách. Họ phải đương đầu với những cơn sốt rét rừng nguy hiểm, phải nếm trải “ từng cơn ớn lạnh” và cả những lúc “sốt run người vầng trán ướt mồ hôi". Hai câu thơ như nhắc lại hình ảnh người lính Tây Tiến với cơn sốt rét đến xanh da,trụi tóc:"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá giữ oai hùm"Thiếu thuốc men điều trị, nhưng họ đã vượt qua được bằng sự sẻ chia, đồng cam cộng khổ. Không chỉ phải vật lộn để chiến thắng bệnh tật đã rất gian khổ, họ còn phải đốimặt với sự thiếu thốn về quân trang quân dụng: áo “rách vai", quần “có vài mảnh vá","chân không giày". Những câu thơ gợi nhớ đến sự thiếu thốn của những người lính trong bài thơ "Nhớ" của Hồng Nguyên: "Lột sắt đường tàu Rèn thêm đao kiếm Áo vải chân không Đi lùng giặc đánh" Người đọc chúng ta càng thấm thía hơn sự gian lao vất vả của người lính, và chắc hẳn không ai không chạnh lòng thương xót cho họ. Tuy phải sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đầy vất vả, gian lao nhưng họ vẫn lạc quan mỉm cười: “miệng cười buốt giá”. Nụ cười ấy tuy là “nụ cuời buốt giá” nhưng cũng chính là nụ cười của sự lạc quan, yêu đời, là nụ cười làm ngời sáng lên phẩm chất tốt đẹp của những người lình, là nụ cười khơidậy niềm xúc động và sự cảm phục nơi người đọc. Cảm xúc dồn nén len lỏi trong từng câu thơ, và kết tụ lại ở câu thơ cuối: “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Trong cái giá lạnh, những người lính chỉ có thể nắm lấy bàn tay nhau. trong cử chỉ nắm tay thân thương ấy ẩn chứa bao xúc động nghẹn ngào không nói lên lời. Nắm tay nhau, họ truyền cho nhau sức mạnh, niềm tin, ý chí, nghị lực để vượt qua tất cả. Dường như hơi ấm từ đôibàn tay ấy đã lan tỏa, làm ấm cả bài thơ và cả trái tim người đọc. Có thể nói,bằng những dòng thơ ngắn gọn, hình ảnh thơ chọn lọc , lời thơ ngồn ngộn hơi thở của cuộc sống, ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ Chính Hữu đã tái hiện thành công những gian khổ thiếu thốn của chiến tranh,đồng thời cũng cho ta thấy được biểu hiện của tình đồng chí , đồng đội thiêngliêng và cao cả. Hai khổ thơ với những hình ảnh chân thực,bình dị được chắt lọc từ cuộc sống thực của người lính, lời thơ mộc mạc,giản dị, giàu cảm xúc đã thể hiện một cách xúc động hình ảnh người lính và vẻ đẹp tinh thần của họ.Cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta đã kết thúc, kỉ nguyên của độc lập, tự do của ấm no, hạnh phúc đã được mở ra. Đất nước ta đã không còn bóng kẻ thù và đã lặng im tiếng súng. Đồng chí của chính hữu như trở thành lời nhắc nhở ta phải không ngừng học tập, rèn luyện, sống để xây dựng đất nước, để không phụ công ơn hi sinh bảo vệ nền độc lập, tự do của những anh bộ đội cụ Hồ