LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn chủ đề khát vọng phát triển đất nước

Chủ đề : khát vọng phát triển đất nước 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.378
17
6
Nguyễn Nguyễn
29/04/2022 14:33:17
+5đ tặng
Tiếp nối khát vọng phát triển đất nước hùng cường, giàu mạnh của cha ông, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay sau khi đất nước thống nhất năm 1975, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, với khát vọng chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, nhân dân đồng lòng tin theo Đảng tiến hành sự nghiệp đổi mới. Trong 35 năm đổi mới, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao… Từ một quốc gia kém phát triển, ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã từng bước vươn lên khẳng định được vị thế, vai trò trên trường quốc tế. Những thành tựu này được bắt nguồn từ khát vọng cháy bỏng về chủ quyền quốc gia, dân tộc, khát vọng vượt qua nghèo nàn, lạc hậu hướng tới xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Lịch sử phát triển của các nước và Việt Nam đều cho thấy rõ vai trò quan trọng của việc khơi dậy và phát huy khát vọng phát triển đất nước trong sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Đó là cội nguồn sức mạnh nội sinh giúp các quốc gia, dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách để phát triển. Vì vậy, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định rõ: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”(6). Như vậy, khát vọng phát triển đất nước không những là một trong những động lực quan trọng, mà Đảng còn chủ trương khơi dậy khát vọng phát triển đất nước ở một tầm cao mới: phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, cần lộ trình, đích đến thông qua những bước đi được dự liệu một cách khoa học, rõ ràng, với phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành một nước phát triển, thu nhập cao, nhân dân thực sự được hạnh phúc. Tuy nhiên, để trở thành quốc gia phát triển, đòi hỏi chúng ta cần không ngừng nỗ lực để xác lập cho mình một vị thế vững chắc trong khu vực và trên trường quốc tế.

Trên cơ sở tận dụng, nắm bắt được cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, tiếp tục rà soát và sửa đổi, bổ sung toàn diện hệ thống pháp luật để phục vụ chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

Chính phủ cần triển khai sâu rộng với những giải pháp thiết thực, hiệu quả “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, được ban hành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3-6-2020, của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành “Đề án phát triển kinh tế số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được giao trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, ngày 1-1-2021, của Chính phủ, tạo cơ sở, định hướng xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực này.

Hai là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội.

Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số như: mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (Blockchain)…; nghiên cứu về mạng 6G và điện toán lượng tử... là những công nghệ dẫn dắt trong tương lai gần. Việc phát triển nhanh các nền tảng số trên và ứng dụng rộng rãi trong chuyển đổi số là tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt, thay đổi về chất, tiến nhanh hơn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước mắt cần tập trung đầu tư phát triển mạng 5G nhanh hơn nữa, tạo cơ sở nền tảng cho việc chuyển đổi số các ngành kinh tế, các cơ quan, doanh nghiệp cũng như các lĩnh vực của đời sống xã hội.


Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại (Trong ảnh: Trưng bày sản phẩm công nghệ tại triển lãm "Make in Viet Nam 2020 - Vibrand 2020" với chủ đề “Thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”)_Ảnh: TTXVN
Ba là, xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong 5 đến 10 năm tới cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phục vụ chuyển đổi số nền kinh tế. Theo đó, cần tập trung vào xây dựng cơ chế và giải pháp đồng bộ cho cả ba lĩnh vực: giáo dục, đào tạo nghề và đào tạo đại học, nhất là đổi mới chương trình, nội dung, tập trung đào tạo các nghề đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số nền kinh tế. Chú trọng việc liên kết trong đào tạo nghề với sử dụng lao động giữa các cơ sở đào tạo nghề, hiệp hội doanh nghiệp với các doanh nghiệp. Đồng thời, cập nhật, bổ sung tư duy, kiến thức của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, để nâng cao nhận thức cũng như chất lượng trong nghiên cứu, hoạch định chính sách và quản lý nhà nước của đội ngũ này nhằm đạt đến mục tiêu trong 10 năm tới, nguồn nhân lực Việt Nam đủ về số lượng và năng lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế số, xã hội số.

Khát vọng phát triển đất nước sẽ tiếp tục khơi dậy và phát huy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong mỗi người Việt Nam, đặc biệt là trong thế hệ trẻ hiện nay, chuyển hóa những nguồn sức mạnh tinh thần này trở thành động lực phát triển, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.

----------------------

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
23
3
Kiên Nguyễn ♥
29/04/2022 14:33:23
+4đ tặng

Nói đến khát vọng là nói đến yếu tố tinh thần, là sự mong muốn, khao khát, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt cho được mục tiêu; khát vọng là nguồn động lực vô biên để thực hiện những nhiệm vụ nặng nề nhằm đạt được ước mơ, không khuất phục trước mọi thử thách. Cụ thể ở vào thời điểm này khát vọng của dân tộc Việt Nam là đưa đất nước đi tới phồn vinh, hùng cường, thịnh vượng, sánh vai với các nước trong khu vực và thế giới.

Thực tế thì mỗi thời kỳ lịch sử chúng ta có một khát vọng khác nhau. Khi thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược đất nước ta khát vọng của chúng ta khi đó luôn là khát vọng hòa bình, được sống trong tự do và thống nhất đất nước và chúng ta cũng đã phải mất 30 năm mới thực hiện được khát vọng này. Ngày đất nước thống nhất, những tưởng sẽ được sống trong hòa bình, thịnh vượng thì ngay lập tức, đất nước lại gặp sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch. Bị bao vây cấm vận, thù trong giặc ngoài khiến cho kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái. Nhân dân rơi vào cảnh đói khổ, thiếu thốn, li tán, tha hương. Khát vọng của chúng ta trong thời kỳ này một cuộc sống ấm no, xã hội yên bình.

Vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, chúng ta quyết tâm đổi mới và đã xây dựng được một nước Việt Nam năng động, phát triển. Hiện nay, với những thành tựu thần kỳ của mình trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, Việt Nam đang trở thành mảnh đất “thiên đường” mà nhiều người nước ngoài mơ ước được sinh sống. Giờ đây, khát vọng đặt ra từ Đại hội XIII của Đảng là dân tộc Việt Nam phải bứt phá vươn lên, cất cánh xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

12
1
củ tỏi
29/04/2022 17:14:03
+3đ tặng

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc” là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy của cách mạng Việt Nam. Người là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cuộc đời, Người hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Di sản tư tưởng Người để lại có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn.

Đại hội Đại biểu toàn quôc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Đảng ta, dân tộc ta, đất nước ta; có ý nghĩa định hướng tương lai, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hòa nhập và phát triển đất nước. Lần đầu tiên trong chủ đề đại hội và trong các dự thảo báo cáo chính trị đề cập đến “ Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Đây là một điểm rất mới và là một điểm nhấn quan trọng trong nhận thức của Đảng về sức mạnh nội sinh và phương thức phát triển đất nước.

Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm năng, vị thế và uy tín Quốc tế như ngày nay với nnững thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ đại hội XII. Đó chính là tiền để quan trọng để chúng ta phấn đấu hiện thực hóa khát vọng xây dựng một nước Việt Nam phát triển, thu nhập cao vào dịp kỷ niệm100 năm thành lập Nước- năm 2045. Trong chuyên đề toàn khóa toát lên nội dung xuyên suốt là “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp, góp phần củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới đất nước; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy tinh thần yêu nước, ý chí và khát vọng phát triển vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” là thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc ấm no cho Nhân dân. Xây dựng nền kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân. Phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài. Xuất phát từ hoàn cảnh đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận và thực tiễn để đưa ra quan điểm, chủ trương phù hợp, không giáo điều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của người khác. Được thể hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Một là, xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, phú cường. Người nhiều lần nhắc nhở: "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì. Người đặc biệt chú trọng việc nâng cao dân trí, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh. "Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí". Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người bày tỏ điều mong muốn cuối cùng, cũng là khát vọng tột bậc: "Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

Hai là, thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Hồ Chí Minh ngay từ khi ra đi tìm đường cứu nước đã mang khát vọng lớn lao: Độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Người khẳng định: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Cả cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiến dâng trọn vẹn cho cách mạng, chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân.

Ba là, xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.Hiện thực khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải xây dựng chế độ chính trị dân chủ, tiến bộ, thật sự vì dân, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội văn minh, tiến bộ với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Muốn vậy, phải xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, có kế hoạch thực hiện với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.

Hồ Chí Minh mong muốn mọi người đem tài năng tri thức lo bồi bổ về mặt kinh tế và xã hội. Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành.

Bốn là, phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.Vấn đề nội lực dân tộc là một điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người chỉ rõ "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Hồ Chí Minh cho rằng, việc mở cửa, hợp tác quốc tế không chỉ nhằm mục đích nhận được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, mà thông qua đó thu hút ngoại lực, thu hút đầu tư, tạo ra những điều kiện phát huy tiềm năng của đất nước, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.

Năm là, luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáo điều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của nước khác.Theo Hồ Chí Minh, xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Việt Nam phải có cách làm, bước đi và biện pháp thích hợp. "Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác... ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội". Chúng ta dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta.

Cách mạng vô sản, độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội là con đường bảo đảm thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đó là xã hội mà Nhân dân lao động, Nhân dân là người làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao, đời sống Nhân dân được cải thiện. Ý chí tự lực tự cường trên nền tảng sức mạnh đại đoàn kết của Nhân dân, là nhân tố quyết định trực tiếp thành công của công cuộc phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tự lực tự cường ở đây là tự lực tự cường của Nhân dân. Phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết của Nhân dân thì mới có tự lực tự cường bền vững và mạnh mẽ được. Tự lực tự cường phải dựa vào dân, phải dựa vào sức mạnh của Nhân dân. Muốn như thế, phải xây dựng một sự đoàn kết thống nhất cao trong Nhân dân. Kiên định, kiên quyết, vượt mọi khó khăn, thử thách, phấn đấu cao nhất vì độc lập tự do hạnh phúc, tạo nên sức mạnh của ý chí tự lực tự cường. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định phát huy cao nhất sức mạnh ý chí tự lực, tự cường, bảo đảm thành công của quá trình thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Nhân dân là chủ thể, sức mạnh của Nhân dân là vĩ đại. Muốn phát huy được sức mạnh tự lực, tự cường của Nhân dân thì sứ mệnh đầu tiên của Đảng Cộng sản là phải xây dựng được một đường lối chiến lược đúng đắn. Tự lực tự cường gắn với hợp tác quốc tế. đề cao lợi ích dân tộc, tôn trọng và đóng góp vào sự nghiệp vì lợi ích chung của nhân loại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 4 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư