Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 2 bài văn Nghị Luận về Chiếu dời đô và Ngắm Trăng

Viết 2 bài văn Nghị Luận về
Chiếu dời đô và Ngắm Trăng
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
164
1
1
Trần Đức Minh
01/05/2022 09:16:13
+5đ tặng

Trong những áng văn nghị luận trung đại, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan trọng. nó là áng văn khởi đầu cho nền văn học thời Lí – Trần. Hơn nữa, nó là áng văn đầu tiên thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hung cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

      Chiếu dời đô ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. Tuy không phải là hoàn cảnh giặc thù đang lăm le ngoài biên ải, vận mệnh Tổ quốc lâm nguy như hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ. Cũng không phải không khí tưng bừng rộn rã của cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn như hoàn cảnh ra đời của Bình ngô đại cáo. Đây là hoàn cảnh đất nước đã thái bình. Nhưng nền thái bình ấy còn mong manh, nguy cơ giặc giã thôn tính Đại Việt chưa phải là hết. Đây là thời điểm dân tộc ta đã giành được chủ quyền, có núi sông riêng, chế độ riêng, nhưng các triều đại Đinh- Tiền Lê nối tiếp nhau ra đời rồi cũng nhanh chóng tiêu vong. Nhà Lí thành lập. Một trọng trách nặng nề đè nặng trên đôi vai vương triều họ Lí. Làm thế nào để giữ yên giang sơn bờ cõi, bảo tồn được thành quả của cha ông đã giành được? làm thế nào để phát triển đất nước ngày càng hùng cường? Niềm trăn trở ấy đã biến thành quyết định dời đô của Lí Thái Tổ(Lí Công Uẩn), và bài Chiếu đã ra đời. Hơn ai hết, Lí Công Uẩn hiểu rõ lí do phải dời đô cũng như lợi ích của việc dời đô.

      Trong lịch sử nhân loại , đã có không ít những lần dời đô. Không xét đâu xa lạ, chỉ riêng một quốc gia cận kề với Đại Việt là Trung Hoa, chỉ ở hai triều đại thôi cũng đã có tới vài lần phải thay đổi kinh đô: Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Việc dời đô của các vị đế vương Thương, Chu ấy phải đâu là những việc làm tùy tiện, theo ý riêng của mình. Đó là những việc làm có suy tính đến sự thiệt hơn, đến sự hưng thịnh, tồn vong của giang sơn, xã tắc, đến hạnh phúc lâu dài của trăm họ, muôn dân. Thật là một việc làm trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân, đáng là tấm gương để đời sau noi theo.

      Từ bài học của các đế vương Trung Hoa, đi sâu vào thực tế của Đại Việt, Lí Thái Tổ càng thấy bức xúc, trăn trở: Kinh Đô của Đại Việt đóng ở Hoa Lư, nơi đất hẹp hè thưa, địa thế tuy có hiểm trở nhưng đâu phải là nơi thuận tiện cho việc giao lưu phát triển, làm sao vận nước có thể lâu dài, phong tục có thể phồn vinh như các triều đại Thương, Chu bên Trung Quốc? Và thực tế là số vận của hai nhà Đinh, Lê không được lâu bền, số vận ngắn ngủi và trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi há chẳng phải là điều đang diễn ra đó sao?

      Không chỉ bức xúc, trăn trở, nhà vua còn cảm thấy rất đau xót về việc đó. Tình cảm chân thành của ông là khát vọng về đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường. Khát vọng ấy biến thành ý chí hành động không thể chuyển dời.

      Bắt nguồn từ một khát vọng lớn lao, cao cả, với một vị trí mẫn tiệp, với tầm nhìn xa, trông rộng của một bặc thiên tài kiệt xuất, vị đế vương nhà Lí đã tìm được cho dân tộc ta một địa danh lí tưởng để định đô lâu dài. Đó là thành Đại La.( Hà Nội ngay nay). Nhà vua chỉ rõ các bá quan văn võ, cho thần dân cả nước thấy được những lợi thế vô cùng lớn của thành Đại La mà không nơi nào trên quốc gia Đại Việt có được.

      Thứ nhất, về vị trí địa lí ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuốn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi.

      Thứ hai, vế chính trị, văn hóa thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

      Đóng đô ở một nơi như thế hỏi làm sao vận nước có thể ngắn ngủi, trăm họ có thể hao tổn, muôn vật có thể không được thích nghi? Chắc chắn là vận nước sẽ được lâu dài, phong tục sẽ được phồn vinh, trăm dân muôn họ sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Hỏi có còn mong ước gì hơn? Một khát vọng thật đẹp. Khát vọng của Lí Thái Tổ cũng là khát vọng của những người dân Đại Việt lúc ấy và cả sau này.

      Chiếu dời đô đã đánh trúng vào niềm khao khát xây dựng một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường của cả dân tộc nên nó được mọi người nồng nhiệt hưởng ứng. Một kinh đô mới đã ra đời và tồn tại vĩnh viễn.

      Chiếu dời đô không chỉ thể hiện một khát vọng lớn, nó còn thể hiện được khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

      Do thế và lực còn yếu, chưa đủ sức để đối phó với nạn ngoại xâm nếu định đô ở đồng bằng, nên hai nhà Đinh, Lê phải chọn Hoa Lư làm kinh đô mong dựa vào địa thế hiểm trở để bảo tồn vương triều, giữ vững chủ quyền. Bởi chưa lớn mạnh nên số vận ngắn ngủi, trăm học phải hao tổn là lẽ đương nhiên.

      Nhưng nay, nhà Lí là sự kế tục sự nghiệp của các triều đại cha anh, có thế đã lớn mạnh hơn. Nhưng dù có lớn mạnh hơn hay chưa thực sự lớn mạnh thì quyết định dời đô của vị Thái Tổ họ Lí cũng đã khẳng định được khí phách anh hùng, dám đương đầu với mọi thử thách, vững tin vào khả năng của mình. Khí phách của vị đế vương đầu tiên của nhà Lí cũng là khí phách của cả một vương triều, của cả một dân tộc đang trên đà lớn mạnh.

      Ngày nay, càng đọc kĩ Chiếu dời đô, càng suy ngẫm kĩ về tư tưởng bài Chiếu, ta càng thấy thấm thía sự sang suốt và quyết định đúng đắn của một bậc đế vương hào kiệt, càng thêm biết ơn ông đã đặt nền móng cho sự bền vững, hưng thịnh lâu dài của đất nước, càng thêm cảm phục và quý mến ông

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Bngann
01/05/2022 09:16:54
+4đ tặng

Lí Công Uẩn là vị hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cuộc đời ông đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, Trong những năm trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn,triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp.

Năm Canh Tuất (1010), Lí Thái Tổ viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay).. Thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm. Nội dung của Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long, là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý, có đầy tính thuyết phục, phản ánh được phần nào khát khao làm chủ giang sơn. Có ý nghĩa to lớn với nền văn học của Việt Nam.

Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu là một đoạn văn được nhà sử học Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư. Việc xuất hiện bài chiếu có ý nghĩa rất nhiều đối với lịch sử Hoa Lư và Thăng Long. Nó làm nên tính chất trọng đại của hành trình 1000 năm lịch sử. Đó là một áng văn của thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long – một bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Xuất hiện và phát triển trong chế độ phong kiến, chiếu là một loại hình văn bản hành chính có vai trò rất lớn. Ở mọi triều đại, trong mọi thời kì, chiếu luôn được coi là một trong những loại hình văn bản hành chính quan phương nhất, bởi nó trực tiếp thể hiện những mệnh lệnh, những ý kiến, những suy nghĩ của nhà vua và được ban bố rộng rãi cho quần thần và dân chúng. Nhưng nó cũng mang trong mình ngôn ngữ hành chính vừa mang ngôn ngữ như đối thoại với nhân dân.

Quan sát bài chiếu, bài chiếu được hiểu có thể chia làm 3 đoạn rõ:Đoạn 1(2 câu đầu): Nêu bật được ý nghĩa của Việc chọn lựa kinh đô địa thế thích hợp đóng vai trò quan trọng giúp cho sự phồn vinh của các triều đại trong quá khứ. Đoạn 2(câu tiếp theo); Phản ánh sự sai lầm trong cách vị trí lập kinh đô của nhà Đinh, thực tế là kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang phát triển của đất nước cho nên cần thiết phải dời đô. Đoạn 3(4 câu ): nêu bật được vai trò kinh đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá mang tầm vóc quốc gia.

Xứng đáng việc chọn kinh đô củng cố cho sự phát triển thịnh vượng của muôn đời.Mỗi văn bản, tác giả để tăng độ thuyết phục,chính xác, áp dụng phương pháp lập luận sắc bén chính là cách mà Lý Công Uẩn sử dụng để thể hiện ý tứ sâu xắc, tầm nhìn thời đại của mình trong việc muốn dời kinh đô của mình, còn nêu một số dẫn chứng trong lịch sử cổ kim để củng cố lí lẽ ấy nội dung ấy được nêu rõ ràng ở đoạn Việc dời đô là việc không hề dễ dàng, trước tâm trạng rối bời của nhiều người với quyết định của ông.
Ông đã nhấn mạnh được đó là việc làm thường xuyên của các triều đại cổ Trung quốc tạo nên được những sự thành công to lớn trong cách trị vị của họ, cho nhân dân, đất nước họ. “nhà Thương đến đời Bàn Canh”, ”nhà Chu đến đời Thành Vương”được tác giả gọi với sự tôn kính “vua thời Tam Đại” lần lượt họ đều phải dời đô rất nhiều lần, tác giả đặt câu hỏi mở cho nhân dân của mình về cách suy nghĩ trong việc dời đô đấy có phải là sự ngông nghênh tự tiện, không suy nghĩ trước những quyết định của mình.

Đó mở ra nhiều điều chúng ta nên suy ngầm, họ là những bậc anh minh, luôn mong mỏi đất nước phồn thịnh, ổn định nên việc chọn vùng đất đặt kinh đô để tiện cho việc trị vì dân tộc, hỏi thăm ý dân. Được lòng dân, thuận ý trời mới đưa ra quyết định khó khăn, và nó lại mang đến được nhiều sự thay đổi tích cực cho đất nước, vậy không việc gì họ không làm việc ấy.

Việc dời đô, có thể thấy nó không có gì là bất thường, mang tính tất yếu thể hiện những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại mong mỏi của cả vua và dân, đất trời, mong cho đất nước thay đổi phồn thịnh như đất nước của các vị vua kia.

Sự suy nghĩ, óc phán đoán, phán xét tài ba của mình, ông đã đề cập những nhận xét có tính phê phán đến thời nhà Đinh rất sai lầm, khiến nhà vua rất buồn, đất nước, nhân dân cũng héo hon, triều đại phát triển không được hưng thịnh, thời thế nhanh suy.

Nếu như ông nhận định, việc dời đô không thể coi thường ý trời, tự quyết định theo ý người, không noi theo gương các triều đại cổ kim mà sửa đổi, thì mãi mãi đất nước không thể phát triển trên vùng đất hẹp, địa thế vạn vật không nhân hòa, anh linh đã được chứng minh bằng những căn cứ trong lịch sử mãi mãi hai nhà Đinh vẫn chỉ ở trong vòng củng cố mà không có sự phản kháng, lực lượng tàn dần. Nên khi nhà Lý lên ngôi, thấy được điều quý giá đó, thực tế kinh đô cũ không còn thích hợp với sự mở mang phát triển của đất nước cho nên cần thiết phải dời đô.

Còn việc chọn kinh đô là quyết định càng khó khăn hơn nữa cho vị vua anh minh, nhưng thật may mắn vị vua ấy đã hiểu được, có suy nghĩ về địa lý sâu rộng, nên quyết định sau đây của ông đã coi như là một sự thay đổi ngoạn mục cho bộ mặt hưng thịnh của nước nhà, niềm tự hào của cả dân tộc.

Đoạn 3 gợi nhắc đến chúng ta điều đó, vẫn lối chứng minh sắc sảo, việc chọn kinh thành Đại La của ông đã thực sự thu phục được lòng người nghe theo, làm theo, dựa vào thuyết phong thủy cổ xưa mà suy đoán được thế đất tốt cho việc phát triển và chứng minh lợi thế và vẻ đẹp muôn mặt của thành Đại La về địa lí, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều kiện sống của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật.

Ông đã nhận ra nơi đây là đất tốt, đất lành, đây sẽ là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời,bằng chứng theo lịch sử là thời gian sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các triều Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Lê Trung Hưng và đang là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nó nằm ở vị trí trung tâm của đất nước.,thế rồng cuộn hổ ngồi rõ ràng núi có sông có, địa thế cao, bốn hướng nam, bắc, đông, tây.
Đây cũng là đầu mối giao lưu chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước nơi đây đủ điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của Đại Việt. Và sự phân tích đúng đắn ấy cũng là tâm sự sử gia Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký tiền biên sau này nghiên cứu về kinh thành thăng long đã viết như sau: “Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền toàn bộ hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này”.

Câu hỏi tu từ tiếp sau đó thể hiện thái độ tôn trọng của người đứng đầu đất nước đối với triều đình phong kiến đương thời “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” trước khi ra bất kì quyết định nào ông cũng chú tâm đến ý kiến của công chúng để thống nhất và ra quyết đinh, thấy được ở đây sự đoàn kết đồng lòng quân dân, và một lần nữa củng cố chắc chắn quyết định này của mình.

“Chiếu dời đô” là một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi có sự kết hợp giữa lý và tình. lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân. Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng để chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc.
Qua đó, có thể thấy được khát vọng mãnh liệt của tổ tiên về một nước Đại Việt độc lập, thống nhất, hùng cường và tư thế hiên ngang của một quốc gia tự chủ đang trên đà phát triển lớn mạnh. Để rồi khi nhắc đến tác phẩm này sau hàng ngàn thế hệ, vẫn là sự quyết định đúng đắn của bậc anh nhân đầy thấm thía.

0
0
Tr Hải
01/05/2022 09:57:38
+3đ tặng

Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc. Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác , không có ý chí quyết tâm lớn, không có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn không thể nói đến chuyện dời đô . 

      Mở đầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng một lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chức thiết thực, nhà vua đã khẳng định : việc dời đô không phải là hành động, là ý chí của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về một mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh. Muốn vậy, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Như vậy, đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi 

      Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×