LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hà
Tất cả như xôn xao ...
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Câu 1 (0,5 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có đoạn trích trên.
Câu 2 (0,75 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính, nêu nội dung đoạn trích
trên.
Câu 3 (0,5 điểm): Hình ảnh người cầm súng, người ra đồng được nhắc đến trong
đoạn trích có ý nghĩa gì?
Câu 4 (0,75 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng được sử
dụng trong đoạn trích.
Câu 5 (0,5 điểm): Đặt đoạn thơ trong hoàn cảnh riêng của tác giả khi đó, em cảm
nhận được điều gì về tình cảm của nhà thơ với quê hương, đất nước?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
114
1
0
_ttt_
01/05/2022 20:30:35
+5đ tặng
Câu 1 : Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ viết vào tháng 11-1980 trong hoàn cảnh đất nức đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách, không đầy một tháng trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm tha thiết của nhà thơ để lại với đời.
Vâu 2 : Phương thức biểu đạt : biểu cảm, miêu tả
Câu 3 : Trong nhịp sống đi lên của đất nước, nhà thơ chọn lọc hai hình ảnh tiêu biểu “ Người cầm súng - Người ra đồng”. Nếu như người cầm súng là người chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc thì người ra đồng lại là những người lao động để xây dựng đất nước. Họ là hai lực lượng tiêu biểu bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ đem lộc xuân về, họ gieo lộc xuân, góp vào mùa xuân đất nước,  đối xứng nhau một cách hài hoà như nhịp bước song hành của đất nước đi lên. Tuy nhiên, phát hiện đầy sáng tạo và độc đáo nhất của nhà thơ lại thể hiện qua hình ảnh lộc xuân. Lộc không chỉ là chồi non, lá non mà  lộc còn có nghĩa là mùa xuân - tượng trưng cho sự sống, sự sống này thể hiện trong nhịp điệu hối hả. Ở đây hình ảnh  lộc gắn với người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang như mang theo sức xuân vào trận địa, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Nhưng con người lao động chiến đấu ấy mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước. 
Câu 4 : 

- BPTT điệp ngữ “mùa xuân”, “lộc”, “người” => như trải rộng khung cảnh hiện thực gắn với cuộc sống lao động, chiến đấu của nhân dân.

- điệp ngữ “tất cả”, các từ láy “hối hả”, “xôn xao” làm nổi bật không khí náo nức, khẩn trương của đất nước khi bước vào mùa xuân mới.
Câu 5 : nhà thơ miêu tả cả dân tộc cùng bước vào mùa xuân với khí thế khẩn trương tưng bừng nhộn nhịp " như hối hả, xôn xao". Những từ gợi tả “ hối hả”, “ xôn xao” cùng với điệp ngữ “ tất cả như” làm cho câu thơ vang lên nhạc điệu vui tươi mạnh mẽ khác thường. Về nhịp điệu, đó là nhịp điệu của lịch sử, của thời đại, của đất nước đi lên phía trước không ngừng, không nghỉ. Qua đó cho thấy tình yêu đơi, yeu đất nước tha thiết của nhà thơ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Khánh Sky
02/05/2022 14:56:13
+4đ tặng
câu 1: sáng tác năm 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh không lâu sau thì qua đời  
câu 2:phương thức biểu đạt biểu cảm .nd 








;

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư