Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
03/05/2022 15:13:43

Em hãy viết 1 bài văn nghị luận về tác dụng của việc đọc sách

em hãy viết 1 bài văn nghị luận về tác dụng của việc đọc sách
3 trả lời
Hỏi chi tiết
740
2
0
Tr Hải
03/05/2022 15:17:23
+5đ tặng

Mỗi con người khi sinh ra không tự nhiên mà trở nên thành công hay tài giỏi. Tất cả đều là do quá trình rèn luyện, tu dưỡng mà nên. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự trưởng thành của con người chính là việc đọc sách. Chính vì thế, ý kiến: “Đọc sách giúp con người trưởng thành cả về trí tuệ và nhân cách” là hoàn toàn đúng đắn.

Đọc sách giúp con người tiếp thu nguồn tri thức khổng lồ mà con người đã đúc kết được để tự rút ra bài học hoàn thiện bản thân về trí tuệ và vốn sống, giúp chúng ta suy nghĩ đúng đắn hơn, quan trọng nhất là đủ kiến thức để tìm kiếm công việc nuôi sống bản thân.

Mỗi con người không thể trưởng thành, mở rộng tầm hiểu biết nếu không tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, mà hiện nay, kiến thức được ghi lại, tập trung chủ yếu dưới dạng sách vở. Nếu xã hội không có sách vở, kiến thức sẽ chìm trong u tối với sự lạc hậu, những thông điệp tốt đẹp, truyền thống văn hóa không được lưu truyền từ đời nọ sang đời kia tạo nên bản sắc văn hóa riêng. Nếu các thế hệ đi trước không lưu lại kiến thức, bài học vào sách vở thì hiện nay chúng ta sẽ không có những bài học bổ ích và xã hội sẽ không phát triển như bây giờ. Bên cạnh đó, ngày nay và mai sau, mỗi người chúng ta cũng có thể chia sẻ bài học, lan tỏa thông điệp tốt đẹp thông qua sách vở. Sách vở còn giúp con người giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi bằng những câu chuyện cười hài hước.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cuốn sách hay, bổ ích không chỉ giúp con người mở mang hiểu biết mà còn dạy cho ta cách sống, cách làm người, đối nhân xử thế. Hồi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, làm bạn với hầu hết chúng ta là những cuốn sách giáo khoa của các lớp, tổng hợp kiến thức của các lĩnh vực khác nhau giúp ta phát triển cả về tư duy và tâm hồn. Lớn thêm một chút, chúng ta lựa chọn được nghề nghiệp để theo đuổi nó, ta sẽ được học những kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra con người có thể tìm đến những cuốn sách nổi tiếng như Đắc Nhân Tâm, Tony Buổi sáng,… để tìm hiểu thêm kiến thức. Mỗi cuốn sách sẽ mang đến cho con người những giá trị và lợi ích bổ ích khác nhau.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của sách vở, chưa có ý thức đọc sách, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mà chỉ lười biếng, dựa dẫm vào người khác hoặc mải chạy theo những thú vui tiêu khiển mà làm lãng phí thời gian của chính mình. Những người này mãi sẽ không tiến bộ và đáng bị chỉ trích.

Mỗi con người chỉ có quỹ thời gian một ngày như nhau, việc ta sống và làm việc thế nào là do chính ta lựa chọn, hãy sống và học tập thật chăm chỉ để trở thành một con người có ích, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội để sau này không có gì phải hối tiếc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
_ttt_
03/05/2022 15:17:37
+4đ tặng

Trong toán học, hẳn ta biết được lí thuyết một chiều: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Tương tự như vậy cũng có quan điểm được đưa về dạng như một định lí, ví như của Chu Quang Tiềm: “Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”.

Đúng vậy, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. Nếu lấy mốc là từ lúc ta biết tiếp nhận kiến thức, thì đó là cái mốc không thể xác định chính xác, bởi đôi khi sự tiếp nhận kiến thức của con người rất có thể diễn ra một cách bản năng, chứ không nhằm một mục đích chủ quan nào. Ta học được bất cứ điều gì từ cuộc sống kể cả những kiến thức khoa học và con người – đó là học vấn. Những học vấn đó ta có thể thu nhận được từ rất nhiều nguồn trong cuộc sống, học ở thầy cô, bạn bè, gia đình, xã hội; và tất nhiên trong những nguồn ấy không thể thiếu sự góp mặt của sách.

Sách là kho tàng tri thức nhân loại, được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức quý giá và là vô tận đối với mọi người, đặc biệt là học sinh hay rộng hơn là những người trí thức. Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy cô, từ cuộc sống, từ sách vở. Chính vì vậy, ngoài sự tiếp nhận từ thầy cô, bạn bè hay xã hội, thi sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận tri thức của mỗi người. Những cuốn sách vở mở ra cho chúng ta một chân trời mới, giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy. Những cuốn sách mang đến cho chúng ta nhiều tư tưởng khác nhau, cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức về các nền văn hoá khác nhau hay giản đơn chỉ là những bài học làm người, những cách đối nhân xử thế… Dù với bất cứ lợi ích gì, sách cũng đều giúp con người trưởng thành trong nhận thức, sâu sắc hơn trong tư tưởng và chín chắn hơn trong suy nghĩ. Đọc sách là một thói quen có mục đích.

Vì vậy, đọc sách cũng là một con đường của học vấn cũng như là những con đường khác. Tuy nhiên, trong tất cả các con đường ấy, đọc sách là con đường quan trọng vì: “Sách là một kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại”, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựa của con người qua các thời đại. Từ xa xưa, sách tồn tại không phải dưới dạng một cuốn sách làm từ sợi gỗ và trắng sạch như bây giờ mà là những thanh tre, trúc. Từ lâu, con người đã biết đúc kết, ghi lại những điều học tập được trong cuộc sống và khám phá. Sách hình thành từ đó. Vậy sách ghi lại để làm gì? Là để lưu truyền tri thức, truyền lưu những kinh nghiệm sống và cả những quan niệm sống, để người sau tiếp tục khám phá và mở rộng tầm mắt. Và rồi sách trở thành phương tiện để ghi chép, cô đọng, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người.

Với vai trò là một người con, là một học sinh, là một công dân của một quốc gia và là một trong những người kế thừa những sản phẩm tinh thần của cha ông thì nhiệm vụ của chúng ta là tiếp thu và tích lũy kiến thức đã thu nhận được từ những trang sách. Để kế thừa những đức tính, kế thừa những sản phẩm tinh thần, để đi đứng với tinh thần của cha ông và nâng cao hơn kiến thức của mình. Đọc sách trước hết là một sở thích, một nhu cầu tự thân và cũng là nhiệm vụ của mỗi người.

Những lợi ích của việc đọc sách ta không thể nào nói trong một phạm vi hay trong phạm vi nhất định. Sách đúc kết những kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và trong cả tương lai. Sách là những bậc thang trên con đường vươn tới tri thức. Vì vậy để tiếp tục đi lên chúng ta phải bắt đầu từ những bậc thang cha ông đi trước đã xây nên để tiếp tục hoàn thiện công trình mang tên tri thức. Theo cách hiểu hình ảnh đỗ, ta nhận được tầm quan trọng của sách ở một khía cạnh nữa. Sách là con đường ngắn nhất, quan trọng nhất để tích lũy, nâng cao vốn tri thức, giúp con người chuẩn bị cho “cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát triển thế giới mới”. Ở đây là sự thay đổi, phát triển cuộc sống của cá nhân, của cộng đồng liên tục qua từng ngày. Vì vậy sách không bao giờ mất đi cái giá trị mà nó đang ngự trị. Bởi không thể thu được các thành tựu mới nếu không biết kế thừa thành tựu của các thời kì đã qua. Không chỉ thế, sách còn giúp ta tự bồi dưỡng tư duy logic, phương pháp làm việc khoa học và nhát là tư duy sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản thân mình. Hoàn thành được nhiệm vụ học tập, công tác của người cán bộ khoa học kỉ thuật ở mọi trình độ.

Tích cực tư duy khi đọc là một trong những phương pháp tốt nhất để việc đọc sách đạt hiệu quả, đọc sách mà không tư duy chỉ phí thời gian vô ích. Tích cực tư duy là phải luôn suy ngẫm, nhận định được vấn đề được đề cập đến; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Từ đó mà rút ra được nội dung cốt lõi của vấn đề, bản chất của những sự việc, hiện tượng và rút ra những bài học, những kiến thức cho bản thân. Trên cơ sở đó, tạo được cái nhìn mới, toàn diện hơn, đúng đắn hơn về một vấn đề nào đó. Ngoài việc giúp cho người đọc tìm thấy bản chất của vấn đề, đọc có tư duy tích cực còn giúp cho người ta phát triển, nâng cao những tri thức đã thu nhận, tìm thấy những điều mới từ những điều ta đã biết và phát hiện ra những điều chưa biết, cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép, đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc. Nếu luôn tích cực tư duy khi đọc thì mỗi người sẽ thực sự “lớn lên" qua mỗi trang sách.

Các nhà triết học nổi tiếng như Mác, Lênin rất ham đọc sách và đánh giá cao vai trò của sách trong cuộc sống, coi đó một công cụ sắc bén, một công cụ để nhận thức và tuyên truyền trong cuộc đấu tranh cách mạng. Mác đã dành nhiều thời gian để đọc sách và chính sách báo đã giúp Mác rất nhiều trong suốt cuộc đời lao động, sáng tạo của mình. Ông đã từng nói: “Sách là nô lệ của tôi nhưng cũng là người thầy của tôi”.

Xu hướng học tập của sinh viên ngày nay chủ yếu là tự nghiên cứu, thu thập kiến thức trong tài liệu, sách vở… với nhiều loại phương tiện sẵn có, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Mặt khác, với sự bùng nổ thông tin hiện nay, các quan niệm, các nhận định, các phương pháp tiếp cận khoa học ngày càng đổi mới. Chính vì lẽ đó, mà đọc sách phải có hệ thống (vì đọc sách là công việc hằng ngày chủ yếu để thu nhận kiến thức) là bước đầu tạo cho mình thói quen suy nghĩ khi tiếp cận vấn đề.

Đọc sách có hệ thống có nghĩa là tìm hiểu vấn đề từ gốc, theo một logic mà các tác giả đã đặt ra và lí giải trong một điều kiện khoa học nào đó. Chính trong quá trình tìm tòi, nghiền ngẫm đó con người có được lòng say mê, ham tìm hiểu cặn kẽ vấn đề để rút ra kết luận hay một vấn đề tâm đắc của mình. Đó cũng là một quá trình sáng tạo, đồng thời giúp ta học tập được phong cách làm việc bền bỉ, kiên trì cách đặt vấn đề, lí giải vấn đề, thậm chí là phản bác lại vấn đề mà tác giả, các nhà khoa học đã đặt ra.

Sách không bao giờ cũ, đó là món hàng đặc biệt của nhân loại sẽ còn tồn tại mãi mãi cùng sự phát triển của nhân loại, bởi nó là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của con người và xã hội. Thế hệ đi trước đã dùng sách để thắp lên ngọn lửa trí thức trong mỗi con người. Đằng cách đó lửa không bao giờ tắt. Vì vậy qua việc đọc sách và những yêu cầu trong việc đọc sách ta đã tự rèn luyện những đức tính cần thiết cho bản thân để tự phục vụ không những cho mục đích mai sau mà còn nâng cao được khả năng tiếp nhận thông tin và kiến thức từ sách.

Như vậy đọc sách là một trong những con đường của học vấn, của tri thức nhưng con đường ấy là con đường quan trọng và cốt yếu của học vấn và tri thức, vì từ việc đọc sách ta không những rèn luyện được đạo đức, tính sáng tạo và khả năng tư duy, tiếp nhận những giá trị vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại: học vấn, vốn tri thức.

1
1
❤HGOTRL❤
03/05/2022 15:18:17
+3đ tặng

Sách có từ bao giờ? Có lẽ sách chỉ ra đời khi con người có nhu cầu ghi lại những gì mà người ta nhận thức về thế giới xung quanh, nhằm lưu giữ và truyền lại cho hậu thế. Ta được biết, ban đầu sách có nguồn gốc là những chiếc mai rùa, xương thú có ghi chữ viết, sau đó là thẻ tre, da động vật. Chỉ đến khi nền công nghiệp giấy ra đời, công nghệ in phát triển, ta mới có những quyển sách được in giấy như bây giờ. Sự có mặt của sách trên thế gian này là như thế.

Trước khi có sách, tri thức của nhân loại được tích lũy bằng con đường truyền khẩu. Những kinh nghiệm gieo trồng, cách đoán biết về thời tiết, những phát hiện về đời sống về vũ trụ, về giới tự nhiên… tất cả đều đã được lưu giữ trong những ca dao tục ngữ, thậm chí cả trong những truyện ngụ ngôn, cổ tích…, và được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

Cùng với chữ viết, sách là phương tiện để con người ghi lại những nhận thức của mình về thế giới. Sự ghi lại ấy lại được chia thành những lĩnh vực khác nhau: khoa học, triết học, thơ ca… Mỗi lĩnh vực lại là một cuộc hành trình dài của con đường chiếm lĩnh và khám phá thế giới tự nhiên và tâm hồn con người.

Các thế hệ nối tiếp nhau đã ghi lại những thành quả lao động, học thuật của mình. Vì thế, Chu Quang Tiềm cho rằng: sách là “kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại” (Bàn về đọc sách). Cùng với ý nghĩa này, sách đã trở thành chiếc cầu nối vững chắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Ngày nay, cùng với sách, các phương tiện thông tin ngày càng trở nên đa dạng. Văn hóa đọc hình thành từ khi có sách, đến nay không còn giữ nguyên ý nghĩa là đọc trong sách mà mở rộng thêm: đọc trong báo, đọc trên mạng… Sách tồn tại trong cuộc sống không chỉ là sách được bán ở hiệu sách mà sách được đưa lên mạng…

Dù dưới hình thức nào, đối với con người, nhu cầu tìm hiểu thế giới tự nhiên và thế giới con người không bao giờ vơi cạn. Vì thế, sách mãi mãi vẫn giữ vai trò quan trọng của mình trong đời sống nhân loại, là phương tiện giúp con người nhận thức về thế giới và khám phá thế giới.

Chừng nào con người vẫn còn nhu cầu nhận thức về thế giới và thưởng thức vẻ đẹp của trí tuệ, chừng nào loài người còn biết đề cao văn hóa, và các giá trị tinh thần, thì chừng ấy sách vẫn còn là một công cụ hữu hiệu và vô giá trong công cuộc khai hóa nền văn minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo