Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Câu thơ của Nguyễn Duy rất trữ tình mà vẫn đậm chất triết lí sâu xa. Dẫu có “đi trọn kiếp con người” con cũng chẳng thể đi hết “mấy lời mẹ ru” bởi tình mẹ là thiêng liêng, bao la vô tận, là bất tử; dẫu có “đi trọn kiếp con người” con vẫn mãi chỉ là một đứa bé trong lời ru ầu ơ của mẹ. Lời thơ lắng đọng lại một tình yêu thương vô bờ của đứa con với mẹ mình. Con bối rối, con bâng khuâng và con yêu biết mấy lời mẹ thiết tha trong tận sâu trái tim con. Nhà thơ đã nói hộ lòng con rằng: “Mẹ ơi, con yêu mẹ biết nhường nào!”. Con vẫn biết "Con dù lớn vẫn là con của mẹ / Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con ", bước chân mẹ sẽ luôn theo chúng con đến trọn kiếp người. Mẹ bên con, mẹ ru con mãi mãi. Mẹ ru con bằng cả tấm lòng, bằng cả tình thương; mẹ ru con bằng cả trái tim mẹ cả! Hỡi tất cả những đứa con yêu quý, hãy ghi nhớ lấy những lời thơ như một chân lí ấy: "Ta đi trọn kiếp con người / Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru".
Em mang ở trên vai
Như lời ai thầm nhắc
Hãy học hành chăm ngoan.
Các bạn thân mến!
Chiếc khăn quàng đỏ ngày ngày theo nhịp bước chúng ta tới trường, cùng chúng ta học tập, vui chơi. Cùng chúng ta chia sẻ bao niềm vui nỗi buồn đã trở thành một hành trang thân thương không thể thiếu đối với mỗi đội viên chúng ta. Chiếc khăn quàng đỏ là một phần lá cờ của Tổ quốc. Màu đỏ của chiếc khăn là màu máu của bao anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam được độc lập, tự do, được nở hoa kết trái. Màu đỏ ấy như nhắc nhở chúng ta về những trang sử hào hùng của dân tộc, nhắc ta về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn''. Màu đỏ ấy nhắc ta hãy tự hào về truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Bởi chúng ta có quyền tự hào về những anh Kim Đồng, anh Lê Văn Tám, anh Phạm Ngọc Đa, về Đội thiếu niên tình báo Bát Xát, về anh Nguyễn Bá Ngọc, chị Bùi Thu Nội… Hành động anh hùng của các thế hệ đội viên đã tô thắm thêm lá cờ đội, tô thắm chiếc khăn quàng, làm rạng rỡ truyền thống "Lớp cha trước, lớp con sau…'' Thật xúc động và tự hào biết bao khi ta được đứng trong đội ngũ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm.
Vậy mà… rất tiếc, rất buồn khi tôi phải nêu lên đây một hiện tượng đáng chê trách rằng: Trong số những đội viên của chúng ta, có không ít bạn không hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của chiếc khăn quàng đội, không cảm nhận được niềm vinh dự, tự hào khi được mang chiếc khăn quàng đội viên trên vai. Bởi vậy, việc đeo khăn quàng với các bạn ấy là điều bắt buộc. Các bạn chỉ thực hiện khi các thầy cô hoặc các bạn cán bộ lớp kiểm tra, còn không thì lại vo tròn nhét vào túi áo, túi quần làm chiếc khăn nhàu nát. Nhiều bạn đeo khăn rất cẩu thả, tùy tiện, chỉ vội vàng buộc thắt nút, khiến cho chiếc khăn xộc xệch, không đúng nghi thức đội. Có những bạn chẳng hề nâng niu trân trọng chiếc khăn mà bạ đâu vứt đấy, thậm chí còn dùng làm giẻ lau bảng, lau bút hoặc biến thành đồ chơi để quăng, vụt, ném, trói nhau…
Tất cả những hành vi ấy đều không đúng với tư cách của một đội viên, không xứng đáng với truyền thống đội, với màu khăn quàng đỏ thiêng liêng.
Nét đẹp đội viên không chỉ được thể hiện ở kết quả học tập tốt, ở trang phục quần áo đẹp, ở những tài năng, năng khiếu… mà còn được thể hiện ở những hành động, việc làm hàng ngày, mà trước hết ở việc tuân thủ tốt nghi thức đội viên, đặc biệt là ý thức đeo chiếc khăn quàng hàng ngày, ở những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của chiếc khăn quàng, về truyền thống của đội.
Chúng ta hiểu rằng được mang chiếc khăn quàng đỏ trên vai là một niềm vinh dự tự hào của người đội viên. Trước khi đi học, chúng ta hãy đứng trước gương chỉnh đốn lại trang phục và xin hãy đeo chiếc khăn quàng đúng với nghi thức đội. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy vui hơn trên đường tới trường, sẽ nhận được bao ánh mắt trìu mến, yêu thương của mọi người, sẽ thấy như vang lên trong tim lời hát:
"Các cháu hãy cố gắng
Cháu Bác Hồ Chí Minh
Các bạn thân mến!
Toàn liên đội chúng ta hãy dấy lên phong trào thi đua học tập, tu dưỡng "Tiến bước lên Đoàn'', để xứng đáng với truyền thống của Đội, với chiếc khăn quàng đỏ, xứng là một đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu giải trí của con người cũng thay đổi theo sự phát triển đó, đặc biệt là ở tầng lớp thanh thiếu niên. Thay vì những trò chơi giải trí mang tính truyền thống như bắn bi, nhảy ngựa, nhảy dây thì các bạn trẻ ngày nay lại đam mê một hình thức giải trí khác đó là trò chơi điện tử. Có những bạn ham mê thái quá dẫn tới nghiện “game” mà xao lãng việc học. Đây đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.
Game online hay trò chơi điện tử là một hình thức giải trí hấp dẫn. Đó là một phần mềm được cài vào máy tính, nhà sản xuất đã khéo léo phối hợp, giữa hình ảnh và âm thanh để tạo độ chân thực sắc nét, lôi cuốn người chơi. Trò chơi điện tử mang tính kích thích cao, mới lạ và bí ẩn nên phù hợp với sở thích của giới trẻ, đặc biệt là học sinh. Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những người sử dụng mạng internet thì có tới 61. 4% là để chơi game. Công bằng mà nói, những trò chơi điện tử lành mạnh không hề gây hại cho người chơi nếu ta biết chơi một cách điều độ. Trái lại nó còn giúp ta thư giãn, giảm stress, luyện phản ứng nhanh, …
Tuy nhiên, với một số các bạn thanh niên đặc biệt là đối tượng học sinh lại không kiềm chế được sở thích chơi game của mình, khiến cho sở thích này trở nên thái quá dẫn tới tình trạng nghiện game. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn. Các bạn trở nên sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính của mình là gì. Trong đầu chỉ luôn nghĩ tới những trò chơi điện tử mà không chú tâm vào học tập khiến cho kết quả học tập ngày càng giảm sút. Không những kết quả học tập kém đi, nhiều bạn vì mê điện tử còn làm ra những hành động sai trái khác như nói dối bố mẹ, lấy trộm tiền của bố mẹ để đi chơi điện tử. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Game dễ dẫn đến các bạn ảo tưởng về cuộc sống, những hình ảnh bạo lực như chém giết lẫn nhau dễ gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý còn non nớt của học sinh, khiến cho các bạn coi thường luật pháp và dễ vi phạm pháp luật. Nghiện game cũng gây nguy hại như nghiện ma túy. Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn.
Trò chơi điện tử tai hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ, thậm chí là có hại. Ở lứa tuổi học sinh, nhu cầu hoạt động vui chơi là rất cao. Đó là một nhu cầu rất chính đáng. Thế nhưng, nước ta lại thiếu sân chơi cho thanh thiếu niên, nhà trường còn quá chú trọng vào dạy chữ mà quên dạy người, không dạy cho học sinh những kĩ năng cần thiết để chống lại những cám dỗ trong cuộc sống, không tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho học sinh. Như một điều tất yếu, học sinh tìm đến game online để giải trí. Vậy nên, gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo thêm nhiều sân chơi cho lứa tuổi học sinh để học sinh có được sân chơi lý thú và hấp dẫn từ đó không bị lôi cuốn vào những trò chơi điện tử nữa. Bên cạnh đó gia đình phải có sự quan tâm đặc biệt cho con em mình, kiểm soát giờ chơi, đồng thời hướng dẫn con em mình chơi sao cho lành mạnh.
Trò chơi điện tử là một thói tiêu khiển rất hấp dẫn, nhưng đừng vì mê chơi game mà xao nhãng học tập cuộc sống. Ham chơi điện tử - Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được. Bởi vậy vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |