Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau đây.
- Tính giai cấp (tính ý chí): pháp luật bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật trước hết và luôn luôn là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội. So với các bộ phận khác thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội có các giai cấp như triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…Thì tính giai cấp của pháp luật được thể hiện một cách mạnh mẽ, trực tiếp, rõ ràng và sâu sắc. Pháp luật của mỗi Nhà nước đều chỉ rõ chuyên chính với ai ? Dân chủ với ai ? Bảo vệ cái gì ? Và xoá bỏ cái gì ?
- Tính quy phạm phổ biến: Tính quy phạm là đặc trưng vốn có của mọi pháp luật. Bởi pháp luật là hệ thống các quy tắc mang tính chất mẫu mực, khuôn thước cho mọi người trong cách xử sự, chính thông qua những khuôn mẫu, những mô hình xử sự chung đó mà người ta “đo” được hành vi của mình, người ta biết được mình có thể và không cần phải làm gì, không được làm gì và phải làm như thế nào ?
- Tính bắt buộc chung: Pháp luật là những quy tắc chuẩn mực về ứng xử của giai cấp thống trị, cho nên pháp luật mang tính bắt buộc chung. Điều đó thể hiện ở chỗ: việc thực hiện pháp luật không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của mỗi người. Khi pháp luật được Nhà nước đặt ra thì dù muốn hay không muốn tất cả mọi người trong trường hợp đó đều phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh và triệt để, không phân biệt giữa người này hay người khác.
- Tính được đảm bảo bằng Nhà nước: Khác với các quy phạm xã hội khác, pháp luật do Nhà nước ban hành và vì vậy được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều này có nghĩa là Nhà nước đã trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc với mọi cơ quan, tổ chức và công dân. Có như vậy pháp luật mới trở thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và pháp luật mới thực sự là công cụ hữu hiệu có trong tay Nhà nước để Nhà nước quản lý và điều hành mọi quan hệ, hoạt động của xã hội
Bản chất của pháp luật
Pháp luật có tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật được biểu hiện ở các điểm sau đây:
- Pháp luật là những quy tắc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp nào nắm quyền lực Nhà nước thì trước hết ý chí của giai cấp đó được phản ánh trong pháp luật.
- Ý chí của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật không phải là sự phản ánh một cách tùy tiện. Nội dung của ý chí này phù hợp với quan hệ kinh tế - xã hội của Nhà nước đó.
- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích của nó. Mục đích của pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước.
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặc ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Cần có pháp luật để giữ gìn trật tự của xã hội , bảo vệ toàn dân , làm cho toàn dân được an cư lạc nghiệp ,khiến đất nước hòa bình thịnh vượng ,dân chủ văn minh . Người dân sống đúng với pháp luật thì được chính pháp luật đó bảo vệ , có ai xâm phạm vào thân thể , tài sản , gia đình , quyền tự do v.v... của người đó thì người đó có quyền tố cáo với những cơ quan pháp luật để đươc bảo vệ . Không có pháp luật quốc gia sẽ loạn . Đất nước có văn minh thịnh vượng bao nhiêu là do pháp luật nghiêm minh bấy nhiêu . Nhờ có pháp luật cơ quan hành pháp tức là chính phủ mới quản lý điều hành đất nước được . Nhờ có pháp luật cơ quan tư pháp mới giải quyết tất cả những tranh chấp của toàn dân , không có pháp luật thì tòa án căn cứ vào đâu mà xử . Nhờ có pháp luật toàn dân mới sinh hoạt được . Nếu ra đường mà không có luật giao thông đường bộ thì làm sao đi? Như vậy , luật pháp là điều kiện tất yếu của đất nước . Như vậy sống đúng với pháp luật là hạnh phúc nhất . Nếu sống sai với pháp luật hiện hành là đau khổ nhất vì phải vào tù .