Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ "Nhớ Rừng" để làm nổi bật tâm trạng buồn chán u uất của con hổ

Phan tích khổ thơ đầu của bài thơ "Nhớ Rừng" để làm nổi bật tâm trạng buồn chán u uất của con hổ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
123
4
0
Tr Hải
05/05/2022 12:43:06
+5đ tặng

Hình tượng con hổ là hình tượng trung tâm trong bài "Nhớ Rừng" của Thế Lữ. Thấm đượm trong từng câu, từng ý là nỗi "Nhớ rừng" của con hổ.

Nỗi nhớ ở đây được biểu hiện một cách hết sức mãnh liệt, có khi trở nên dữ dội trên nhiều khía cạnh của tình cảm, chứ không phải là một nỗi nhớ man mác, bâng quơ. Nỗi nhớ ở đây giống như nỗi nhớ của một anh hùng bị thất thế, chứ không phải là một nỗi nhớ của một kẻ bé nhỏ, tầm thường.

Ngay từ đầu bài thơ, ta thấy nỗi "Nhớ rừng" của chúa sơn lâm được biểu hiện ở thái độ căm tức đến mức đau đớn cho số phận không may của mình:

"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt…" vì "sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm". Nó cảm thấy nhục vì phải trở thành một "thứ đồ chơi cho một lũ người "mắt bé" nhưng lại "ngạo mạn" và "ngẩn ngơ". Nó không chịu được cái cảnh phải "sống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi".

Nó căm hờn! Nó thấy nhục! Nó căm ghét tất cả! Vì nó đang phải nằm dài trong cũi sắt.

Nỗi nhớ rừng của mãnh hổ càng được biểu hiện một cách mãnh liệt hơn, sâu sắc hơn khi nó hồi tưởng về một thời quá khứ vàng son, oanh liệt của mình với một tâm trạng luyến tiếc. Nó nhớ những hình ảnh đẹp đẽ, những âm thanh vang vọng của núi rừng:

"Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội".

Giũa cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó, nó xuất hiện như một vị sơn thần. Từ "bước chân" "dõng dạc" đến "lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng", từ " vờn bóng âm thầm" đến "quắc đôi mắt thần" làm sáng rực cả hang tối, nó là "chúa tể của muôn loài", làm cho mọi vật phải "im hơi" lặng tiếng. Nó nhớ những kỉ niệm trong cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu, nhớ đến thèm khát, cháy bỏng những lúc say mồi dưới ánh trăng:

"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan"

Những lúc ngủ ngon khi bình minh đang lên và chim rừng đang tưng bừng ca hát. Những lúc chờ đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật. Những lúc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội. Tất cả, đối với nó là một thời oanh liệt.

Nhưng thời oanh liệt đó đã thuộc về dĩ vãng. Nó chỉ còn biết cất một tiếng than: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?!". Càng căm uất cho số phận của mình lúc sa cơ thất thế, càng luyến tiếc về một quá khứ oai hùng, oanh liệt, con hổ càng tỏ một thái độ khinh bạc, coi khinh cuộc sống thực tại giả dối đang diễn ra xung quanh nó:

"Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang, tầm thường giả dối
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng…"

Chẳng qua cũng là "học đòi, bắt chước vẻ hoang vu, của chốn ngàn năm cao cả, âm u". Khinh bạc với hiện tại, nó lại khát khao được trở về với nơi núi non hùng vĩ để ngự trị sơn lâm, trở về với cuộc sống tự do, phóng khoáng, tha hồ vùng vẫy, tung hoành, Nhưng một sự thực, nó đang bị giam trong "cũi sắt". Chúa sơn lâm đành thả hồn mình theo "giấc mộng ngàn" để được sống những phút oanh liệt, để xua tan những ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình. Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính là vì chán ngán trước cuộc sống mà nó đang bị giam hãm, mất tự do.

Tâm trạng của con hổ cũng chính là tâm trạng của tác giả, tâm trạng của một lớp người trong xã hội lúc bấy giờ (1931 -1935) cảm thấy bế tắc trước cuộc sống, chán chường với thực tại, khát khao một cuộc đời tự do, phóng khoáng mặc dầu chưa được định hướng rõ ràng. Đó cũng là một thái độ đáng quý, đáng trân trọng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
+3đ tặng
Thế Lữ là gương mặt nổi bật của phong trào Thơ Mới giai đoạn đầu. Với tác phẩm Nhớ rừng đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ Mới. Hình tượng trung tâm trong tác phẩm là hình tượng con hổ, được Thế Lữ miêu tả diễn biến tâm trạng hết sức linh hoạt, tài tình.

Hổ vốn là chúa tể của rừng già, là giống ngự trị của muôn loài, nhưng nay sa cơ, lỡ bước trở thành thú tiêu khiển của con người. Bài thơ mở đầu bằng tâm trạng đau đớn, phẫn uất đến cùng cực của con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự

Bài thơ bắt đầu bằng một động từ mạnh “gậm”, và thứ được gậm chính là khối căm hờn. Nỗi căm hờn vốn là một khái niệm trừu tượng, không thể nắm bắt. Nhưng đối với con hổ, tháng ngày bị cầm tù, giam hãm đã quá lâu, khiến cho nỗi căm hờn kìa biến thành hình, thành khối. Câu thơ vì thế càng làm nổi bật lên nỗi phẫn uất của chúa tể sơn lâm. Cũi sắt nhỏ bé, con hổ nằm dài trông ngày tháng dần trôi qua vô ích. Hổ khinh thường lũ người ngạo mạn, làm sao chúng có thể hiểu hết khí phách tung hoàng, sự hống hách, ngang tàng của hổ. Và hổ càng đau đớn hơn khi phải chung bầy với những “lũ gấu dở hơi” với cặp báo “vô tư lự”. Khi đã ý thực được hoàn cảnh sống tù túng, giam cầm mà lại phải chung sống với những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm, còn gì đau đớn hơn thế nữa.

Không chỉ phẫn uất đau đớn, khi cầm tù mà hổ còn khinh thường khung cảnh giả dối mà con người gây dựng nên:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Trong câu thơ sử dụng hàng loạt các từ biểu cảm trực tiếp: uất hận ngàn thâu, ghét,… để nói lên niềm căm phẫn tột cùng với cuộc sống tầm thường. Khung cảnh tâm thường, chỉ toàn những giả dối, “hoa chăm cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” nào đâu có những vừng lá bí hiểm để chúa tể khám phá, tung hoành. Những mô gò thấp kém, không lấy một chút hoang vu. Càng cố gắng bắt chước bao nhiêu lại càng giả tạo bấy nhiêu, điều đó chỉ càng làm cho hổ ta chán ngán, thất vọng, đau đớn hơn.
 

Trong nỗi ngao ngán, phẫn uất đến tận cùng, chúa sơn lâm nhớ về những ngày xưa tung hoành, hống hách.: “Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng/ Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng/…Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi” . Hình ảnh của hổ trong quá khứ hiện lên thật đẹp đẽ, đáng ngưỡng mộ. Là chúa tể của muôn loài nên chỉ cần mắt thần quắc lên tất thảy mọi vật đều im hơi sợ hãi. Và đẹp đẽ nhất chính là hình ảnh của hổ ở khổ thơ thứ ba:

Nào đâu những đêm vào bên bờ suối

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Hai chữ nào đâu mở đầu khổ thơ, gợi nhắc một kỉ niệm đẹp đã lùi vào quá khứ. Sau mỗi câu hỏi tu từ là một khung cảnh vàng son của quá khứ được hổ vẽ ra: là nhưng đêm say mồi đứng uống ánh trăng tan đầy thơ mộng, lãng mạn; là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, không gian rộng lớn, hùng vĩ chúa sơn lâm nhìn ngắm giang sơn của mình đang dần thay đổi; rồi đến khung cảnh đầy âm thanh, màu sắc tiếng chim ca từng bừng trong buổi bình minh ru chúa sơn lâm vào giấc ngủ; khung cảnh tiếp theo hiện lên thật tráng lệ, chiều tà, màu đỏ của hoàng hôn hòa cùng với màu máu lênh láng sau rừng khiến không gian thêm phân huyền bí. Nhưng tất cả những khung cảnh ấy chỉ còn là kỉ niệm đẹp đẽ, câu thơ cuối cùng cất lên đầy ai oán tha thiết: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.

Khổ thơ cuối cùng là lời nhắn nhủ tha thiết, khắc khoải của hổ. Dù nơi đại ngàn không còn thể một lần nhìn thấy, nhưng trong từng câu thơ ta thấy được khao khát mãnh liệt được giải phóng, được tự do. Tâm trạng của hổ cũng chính là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, sống trong cảnh kìm kẹp, tù hãm của kẻ thù. Bởi vậy, tiếng thơ trong bài thơ càng nhận được sự đồng cảm lớn hơn từ bạn đọc.

Với ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc, Thế Lữ đã diễn tả chân thực nỗi chán ghét thực tại tầm thường giả dối của con hổ khi bị nhốt ở vườn bách thú. Đồng thời cũng cho thấy khát vọng từ do mãnh liệt của nó. Đằng sau hình ảnh con hổ cũng chính là tâm trạng, khát vọng của người dân Việt Nam lúc bấy giờ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo