Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Tác giả
- Phạm Duy Tốn (1883-1924),
- Nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội).
- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Truyện ngắn của ông thường viết về hiện thực xã hội đương thời.
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- In trong tạp chí Nam Phong, số 18 tháng 12/1918, viết bằng chữ quốc ngữ.
b, Bố cục
- 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “khúc đê này hỏng mất”: nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “Điếu, mày!”: cảnh quan phủ và nha lại đi hộ đê.
+ Phần 3: Còn lại: Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
c, Phương thức biểu đạt
- tự sự + miêu tả + biểu cảm
d, Thể loại
- Truyện ngắn hiện đại.
e, Ngôi kể
- Ngôi thứ 3
f, Ý nghĩa nhan đề
- Đây là vế đầu của của câu thành ngữ : “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Chỉ thái độ vô trách nhiệm, vì tiền bạc mà coi thường sinh mạng con người của một số thầy thuốc, thầy bói trong xã hội xưa.
- Nhan đề đã phản ánh được thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu với nhân dân trong cảnh khốn cùng.
- Nhan đề gợi được trí tò mò, gây hứng thú cho người đọc.
g, Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực: Phản ánh bản chất ăn chơi hưởng lac,vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi thống khổ của người dân đương thời.
- Giá trị nhân đạo: lên án những thế lực cầm quyền tàn bạo và xót thương cho số phận điêu đứng của nhân dân.
h, Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật tương phản
- Nghệ thật tăng cấp
- Ngôn ngữ truyện sinh động, kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Các biện pháp tu từ như so sánh, liệt kê… → truyện hấp dẫn, ấn tượng
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |