C1:
Đặc điểm của trạng ngữ:
- Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu;
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.
Công dụng:Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện,..
Ví dụ Sau cơn mưa, cây cối trở nên xanh tươi hơn.
C2:
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn,sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm
các kiểu liệt kê:
*Xét theo cấu tạo, Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
*Xét theo ý nghĩa, Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
ví dụ:
Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.
C3:
Dấu chấm lửng (dấu ba chấm)(…)
Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự vật, hiện tượng trong chủ đề.
.Dấu chấm phẩy(;)
- Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
- Đứng sau các bộ phận liệt kê
Dấu gạch ngang(-)
- Đặt đầu dòng trước những bộ phận liệt kê
- Đặt đầu dòng trước lời đối thoại
- Ngăn cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu
- Đặt nối những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau
- Dùng trong cách đề ngày, tháng, năm.