Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về vấn đề tệ nạn xã hội kết hợp tự sự và miêu tả

Thuyết minh về vấn đề tệ nạn xã hội kết hợp tự sự và miêu tả
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
236
1
0
Tạ Thị Thu Thủy
06/05/2022 09:51:09
+5đ tặng

Xã hội hội ngày càng phát triển, đời sống của con người cũng ngày càng được cải thiện. Thế nhưng song song với sự tiến bộ thì tệ nạn xã hội cũng theo đó cũng phát sinh và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống con người. Để giữ môi trường sống lành mạnh, đảm  bảo các yếu tố an ninh, trật tự, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy kinh tế phát triển, con người vẫn luôn hàng ngày đấu tranh, hướng tới loại bỏ các tệ nạn ra khỏi cuộc sống . Vậy tệ nạn là gì, tác hại của nó nguy hiểm như thế nào mà chúng lại phải cần kiên quyết đấu tranh và bài trừ nó khỏi xã hội?

Tệ nạn xã hội là những hành động đi ngược lại với chuẩn mực xã hội, trái với đạo đức, pháp luật, đem đến những hậu quả xấu về mọi mặt. Các kiểu tệ nạn phổ biến có thể kể đến như trộm cướp, ma túy, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, lừa đảo, mê tín dị đoan, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy,… Tệ nạn xã hội đang len lỏi vào từng ngóc ngách của xã hội, nó không bỏ qua bất kể một tầng lớp, một lứa tuổi, một giới tính nào. Tệ nạn đã và đang trở thành kẻ thù đáng sợ và vô cùng gian xảo, sẵn sàng đánh vỡ mọi lớp phòng vệ của con người, để dễ dàng tấn công và đưa chúng ta vào bước đường sa ngã, dần dà làm ảnh hưởng đến đời sống bình yên của con người, kéo lùi sự phát triển của đất nước. Tệ nạn xã hội dù lớn dù nhỏ đều gây nên những ảnh hưởng và thiệt hại không chỉ với riêng từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến gia đình, cơ quan tổ chức, mang đến những hậu quả không mong muốn.

Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội là sự tổng hợp của nhiều yếu tố kinh tế, văn hóa, sự chênh lệch giàu nghèo, diễn tiến tâm lý của các cá nhân, tác động quá mức từ môi trường sống,... Nguyên nhân khách quan có thể đến từ điều kiện sống, sự giáo dục, ảnh hưởng từ những người khác, ví như sự nghèo đói, không được giáo dục đầy đủ đã khiến con người ta quên đi mấy “đói cho sạch rách cho thơm” để trở thành trộm cướp, lừa đảo. Hay những hành vi, văn hóa khác biệt được du nhập từ nước ngoài như ma túy, bóng cười, đập đá, cần sa, các kiểu quan hệ tình dục kém lành mạnh, tiệc thác loạn,… cùng với sự dụ dỗ, dẫn dắt của những kẻ có ý đồ xấu khiến nhiều bạn trẻ thiếu hiểu biết mắc câu, trở thành con mồi hòa mình vào những cuộc ăn chơi mà không lường trước được hậu quả. Bên cạnh đó việc để nhiều bạn trẻ sa chân vào tệ nạn cũng một phần là do sự giáo dục chưa đầy đủ của gia đình và nhà trường khi không thể theo sát con em cũng như tuyên truyền nhắc nhở về hậu quả và tác hại của các loại tệ nạn trong xã hội. 

Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, lơ là cảnh giác trước sự rủ rê, dụ dỗ của các đối tượng xấu, không ý thức được hành vi của mình là tệ nạn xã hội, cũng như không nhận thức đúng đắn về tác hại của các hành vi trái đạo đức này. Có người điềm nhiên sử dụng ma túy, chất kích thích như một phép thử cho vui, cho biết với bạn bè, đôi khi còn xem chúng là một cách thức giải khuây. Một số cá nhân khác, việc sa chân vào tệ nạn xã hội không phải là ngẫu nhiên, tình cờ hay do thiếu hiểu biết mà do lối sống buông thả, thích hưởng thụ, không có mục đích sống.

Hậu quả của những tệ nạn trên dù lớn, dù nhỏ cũng đều gây những ảnh hưởng xấu đối với nhiều con người và cả đối với sự phát triển đất nước. Trộm cắp, lừa đảo đối với kẻ gây án thì sẽ trở thành tội phạm, rơi vào vòng lao lý, chịu sự trừng phạt của pháp luật, mất đi cuộc đời trong sạch và lương thiện, phải chịu sự ghét bỏ, kỳ thị của xã hội, ảnh hưởng đến cả con cháu sau này. Đối với người bị mất tài sản do trộm, cướp, lừa đảo, họ sẽ phải chịu đau đớn vì mất của cải dành dụm bấy lâu. Thậm chí lâm vào cảnh kiệt quệ, túng quẫn, mà đôi kia chính bản thân người bị hại lại trở thành người tiếp theo sa vào tệ nạn, đó là một điều đáng buồn. 

Cờ bạc, rượu bia lại trở thành một trong những nguyên nhân chính của các bi kịch trong gia đình. Những tệ nạn xã hội này có thể gây tan vỡ hạnh phúc gia đình, nảy sinh tình trạng bạo hành. Không chỉ vậy, việc sử dụng bia rượu, chất kích thích quá nhiều còn trở thành lưỡi hái tử thần, khi chúng bào mòn sức khỏe, làm tổn hại gan thận, suy nhược, ức chế thần kinh, vắt kiệt thể xác con người. Cuối cùng cuộc đời đang tươi đẹp lại trở nên mù mờ tăm tối với căn bệnh ung thư gan không thể chữa trị, chứng loạn thần mất kiểm soát hành vi gây nên những vụ án mạng thương tâm, bế tắc tuyệt vọng với HIV/AIDS, xấu hổ, nhục nhã với các căn bệnh giang mai, lậu,… Rồi tương lai của những đứa trẻ sống trong gia đình có cha mẹ vướng vào tệ nạn xã hội cũng trở thành một dấu hỏi lớn, khi mà chúng không nhận được sự giáo dục đàng hoàng, phải sống trong môi trường mà cái xấu luôn phơi bày trước mắt. Như vậy liệu có bao nhiêu đứa trẻ có thể phát triển một cách bình thường, trở thành một công dân lương thiện? 

Không chỉ tác động đến đời sống của một số cá nhân, tập thể, mà tệ nạn xã hội còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đất nước. Tệ nạn ma túy, kéo theo những cuộc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ chất cấm với quy mô lớn, xuất hiện hàng loạt các tội phạm đặc biệt nguy hiểm, nhà nước phải dồn nguồn lực lớn để triệt phá các băng đảng, đường dây này để đảm bảo cuộc sống yên bình cho nhân dân. 

Đối với tệ nạn mại dâm, không chỉ trở thành một hình ảnh xấu xí của xã hội, mà nó còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thuần phong mỹ tục, làm lệch lạc tư tưởng của con người, là đặc trưng cho lối sống buông thả, lười biếng trong lao động, trở thành nguồn cơn làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, phá vỡ các mối quan hệ trong xã hội. 

Nhìn vào những tác hại ghê gớm của tệ nạn xã hội, mỗi chúng ta cần có ý thức tránh xa, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, điều ấy không chỉ là bảo vệ chính bản thân mà còn là bảo vệ gia đình, người thân khỏi những tác động xấu, đồng thời cũng góp phần vào việc giữ gìn sự yên bình của xã hội. Quan trọng nữa là, gia đình và nhà trường phải có sự phối hợp trong việc giáo dục, nâng cao ý thức của con trẻ về tệ nạn cũng như những hậu quả mà nó gây ra, hướng các em đến lối sống lành mạnh, an toàn. Các phương tiện truyền thông đại chúng cũng cần có những chương trình giáo dục, tuyên truyền về tệ nạn xã hội, nguy cơ và biện pháp phòng tránh, để đảm bảo mọi người dân, mọi đối tượng đều có những hiểu biết nhất định về tệ nạn, tự định hướng và bảo vệ bản thân mình tránh xa khỏi những tác nhân xấu xa.

Tệ nạn xã hội là kẻ thù vô hình và nguy hiểm vẫn luôn tiềm ẩn trong xã hội, gây ra những hậu quả và thiệt hại với nhiều tính chất, mức độ khác nhau, có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, bộ mặt xã hội và sự phát triển của đất nước. Trước tình hình đó, mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ, đóng vai trò rường cột tương lai lại càng phải ý thức được các tác hại của tệ nạn, đồng thời tránh xa, có lối sống lành mạnh, học tập, lao động thật tốt để phục vụ cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Đừng để sự thiếu hiểu biết, lối sống buông thả cắt đứt đi tiền đồ, tương lai rực rỡ của chính bản thân nhé các bạn trẻ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Mạc Hà My
06/05/2022 09:51:19
+4đ tặng

Tệ nạn xã hội ngày càng trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Những tệ nạn nổi cộm nhất chính là ma túy, thuốc lá,… và không thể không nhắc đến những văn hóa phẩm không lành mạnh. Những văn hóa phẩm này có tác động sâu rộng và tiêu cực đến thế hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước.

Tệ nạn xã hội là những vấn nạn nhức nhối, gây ảnh hưởng xấu đến con người và cộng đồng. Những tệ nạn xã hội tiêu biểu có thể kể đến như: mại dâm, thuốc lá, ma túy, … nhưng gây ảnh hưởng âm thầm mà mạnh mẽ nhất phải kể đến những văn hóa phẩm không lành mạnh. Văn hóa phẩm không lành mạnh có thể hiểu là những loại văn hóa phẩm gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, định hướng nhân cách, đạo đức của con người, làm con người trở nên xấu xa, xã hội tha hóa. Văn hóa phẩm không lành mạnh tồn tại dưới nhiều hình thức như băng đĩa lậu, sách, truyện tranh dung tục, bạo lực,…

Hiện nay tình trạng sử dụng văn hóa phẩm không lành mạnh ngày càng trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là các bạn trẻ. Các trò chơi đầy tính bạo lực, máu me đang hàng ngày hàng giờ được các bạn dùng để tiêu khiển, đôi khi là chiếm luôn thời gian học tập của chính mình. Những cuốn truyện tranh có nội dung dung tục, không phù hợp với lứa tuổi, những hình ảnh xấu, không đúng với thuần phong mĩ tục xuất hiện tràn lan, học sinh dễ dàng mua và thuê mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào. Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học công nghệ, internet ngày càng trở nên phổ biến, mỗi gia đình đều có máy tính, smartphone có kết nối mạng, bởi vậy, chỉ cần một cú click chuột là học sinh có thể tha hồ tiếp cận những văn hóa phẩm không lành mạnh. Đây chính là một trong những nguồn văn hóa phẩm đồi trụy nguy hiểm, mà ta chưa có cách nào triệt tiêu tận gốc.
 

Ảnh hưởng của văn hóa phẩm không lành mạnh đối với chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ vô cùng lớn. Chúng có tác động tiêu cực đến sự phát triển tư duy, trí tuệ, đạo đức của lớp trẻ. Hăng say bên những trò chơi điện tử bạo lực, những cuốn truyện vô thưởng vô phạt, các em đã làm lãng phí thời gian học tập, vui chơi và giúp đỡ gia đình. Không chỉ vậy những yếu tố bạo lực trong các trò chơi đó còn khiến các em phát triển lệch lạc về mặt nhân cách. Đã có biết bao nhiêu bài báo đầy thương tâm nói về việc cháu đánh, giết bà vì không được cho tiền đi chơi điện tử, vì bị ám ảnh cưỡng chế tâm lí dẫn đến những hành vi mất kiểm soát. Không ít bạn trẻ còn bỏ mạng trên bàn phím máy tính khi chơi ngày chơi đêm. Đây quả là một thực trạng hết sức đau lòng. Các bạn chính là tương lai của gia đình, của đất nước, bê trễ đến như vậy, đất nước sẽ đi về đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những văn hóa phẩm không lành mạnh ngày càng trở nên tràn lan. Thứ nhất là do sự phát triển của khoa học công nghệ, internet phủ sóng, giúp con người dễ dàng tiếp cận thông tin, kể cả các thông tin xấu, không lành mạnh. Thứ hai là do sự quản lí của cha mẹ còn lỏng lẻo, thiếu sự quan tâm, giám sát. Thứ ba, nhà trường chưa cho học sinh thấy rõ những tác hại khôn lường của văn hóa không lành mạnh. Cuối cùng, quan trọng nhất chính là bản thân mỗi bạn học sinh tò mò, muốn tìm hiểu, nhưng lại không có ý thức, không hiểu những tác hại của văn hóa phẩm không lành mạnh tác động đến bản thân.

Để loại trừ văn hóa phẩm không lành mạnh cũng không phải là không có cách. Trước hết mỗi bạn học sinh cần nhận thức rõ những tác hại nghiệm trong mà chúng gây cho chúng ta, không chỉ là nhất thời, mà là ảnh hưởng đến cả tương lai về sau. Tìm cho bản thân những thú vui giải trí lành mạnh, đọc sách văn học cổ điển, nghe nhạc,… Cha mẹ cần quan tâm, nói cho con hiểu, không nên áp đặt, vì lứa tuổi này rất dễ xúc động, làm theo ý muốn. Bởi vậy, trò chuyện mềm dẻo để con hiểu sẽ có tác dụng hơn cả là răn đe, cấm đoán. Nhà trường và xã hội nên có những buổi trò chuyện để có thể cho học sinh những nhận thức rõ ràng, chính xác hơn.

Văn hóa phẩm đồi trụy, không lành mạnh lây lan với tốc độ ngày một nhanh chóng trong xã hội đặc biệt là giới trẻ. Chúng có những tác động lớn và nguy hiểm đối với bất cứ ai. Bởi vậy chúng ta cần chung tay đẩy lùi tệ nạn này, để những mầm non tương lai được phát triển trong môi trường tốt nhất, văn minh nhất.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×