Đề 1: Lập dàn ý giải thích nội dung câu nói:
“Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”:1. Mở bài:
- Giới thiệu M. Goóc-ki và quá trình tự rèn luyện để trở thành một nhà văn nổi tiếng, phần lớn nhờ đọc sách.
- Dẫn đề (ghi lại câu nói của M. Goóc-ki).
- Chuyển mạch: giải thích câu nói, nêu cách chọn sách và phương pháp đọc sách.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
* Sách chứa đựng tri thức loài người, được chọn lọc, tích lũy từ ngàn xưa, là công cụ truyền lưu văn hóa nhân loại.
* Sách mở rộng những chân trời mới
- Mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ.
- Mở rộng hiểu biết về loài người, các dân tộc xa lạ: đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm, văn hóa của họ.
- Rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ của ta.
b. Cách chọn và đọc sách
* Chọn sách tốt, sách tốt giúp ta
- Nhận thức đúng sự vật, sự việc, con người.
- Hành động đúng và tiến bộ.
- Nâng cao phẩm chất đạo đức, làm phong phú đời sống tinh thần.
* Loại bỏ sách xấu, vì sách xấu
- Bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử.
- Khích động những thị dục thấp hèn.
- Thúc đẩy những hành vi sai trái, hành động vô đạo đức.
- Dẫn chứng.
* Cách đọc sách
- Chọn thời gian và nơi đọc thích hợp.
- Chọn lọc, tiếp thu những tri thức tốt, bổ sung kiến thức bản thân.
- Dẫn chứng.
3. Kết bài:
- Tóm lược những chân trời mới mà sách có thể mở rộng cho ta.
- Sách gắn liền với nền văn minh của nhân loại.
Đề 2: Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”:
1. Mở bài:
– Giới thiệu câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
* Nghĩa đen:
– Sắt vốn là một vật thô ráp, cứng cáp.
– Kim nhỏ nhắn, sáng bóng, một đầu nhọn, một đầu có khe nhỏ để luồn chỉ phục vụ công việc may vá tỉ mỉ.
– Hành trình mài sắt thành kim ấy lại là một hành trình vô cùng khó khăn và tốn nhiều thời gian công sức, mà không phải ai cũng có thể kiên nhẫn làm được.
* Nghĩa bóng:
– “sắt” là ẩn dụ cho những sự vật, sự việc, những khó khăn mà con người cần phải trải nghiệm.
– Hành động “mài sắt” chính là biểu trưng cho đức tính kiên nhẫn, cần cù, chịu thương chịu khó dám hi sinh thời gian công sức của mình trong lao động.
– Hình ảnh cây kim sáng bóng, tinh xảo, hữu dụng là ẩn dụ cho kết quả tốt đẹp, trái ngọt cuối cùng sự thành công trong công việc.
=> Câu tục ngữ chính là lời dạy, lời khuyên của ông cha dành cho con cháu rằng phải biết kiên trì, nỗ lực, dám hy sinh thời gian công sức trong lao động thì mới có thể đi đến thành công, gặt hái được những thành quả tốt đẹp.
b. Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của đức tính kiên trì, nỗ lực trong cuộc sống:
– Không có một thành quả tốt đẹp nào mà không bắt nguồn từ sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc.
– Từ những thất bại, những vấp ngã con người ta mới đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, lấy đó làm bài học để đời, và lần nữa tiến bước tới thành công.
– Việc đạt được thành tựu thông qua những nỗ lực, cố gắng dài lâu, trải qua nhiều khó khăn vất vả, thì thành tựu ấy lại càng đáng quý, đáng tự hào hơn.
c. Ví dụ chứng minh:
– Để có một sự nghiệp cách mạng vĩ đại Bác phải trải qua bao gian khổ, buôn ba khắp nơi, làm đủ mọi nghề.
– Cao Bá Quát nhờ cố gắng rèn luyện không ngừng mà luyện được nét chữ đẹp và nổi tiếng khắp vùng là người văn hay chữ tốt.
– Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký vượt qua nghịch cảnh để trở thành một trong những người thầy nổi tiếng nhất Việt Nam.
d. Bài học:
– Mỗi chúng ta cần nỗ lực và cố gắng hết mình trong học tập, trong rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân.
– Sống mà không cố gắng, không có mục đích sẽ trở nên vô nghĩa.
Đề 3: Lập dàn ý giải thích câu tục ngữ: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”:
- MB: giới thiệu về câu nói này: để tồn tại trong xh con người cần các mqh và để bắt đầu cũng như để duy trì các mqh đó thì chào hỏi là 1 bước tiếp cận nhanh nhất để làm quen vs 1 đối tg mới, chào hỏi còn thể hiện sự quan tâm vs những người bạn của bạn, chào hỏi còn thể hiện sự kính trọng người bề trên....vì vậy dân gian mói có câu "......."(đây là ví dụ vào đề, xin lỗi lâu rồi ko viết văn nên đầu óc cũng cứng rồi ko còn văn hoa như trc, thông cảm!!!!)
- TB: bạn nên trình bày các ý:bạn trình bày quan điểm của mình trc về vấn đề này: tại sao lại nói lời chào cao hơn mâm cỗ? ở đây là có ý gì? bạn nêu dẫn chứng minh họa cho những lập luận của bạn. tiếp theo bạn nêu lên thực trạng vấn đề chào hỏi hiện nay trong xh( gia đình, bạn bè, ....), bạn nhấn mạnh vấn đề là việc chào hỏi ít đc quan tâm, và nguyên nhân nào dẫn đến điều này.cuối cùng bạn nghĩ gì về điều đó( tình trạng này bạn có suy nghĩ gì?) hãy đưa ra vài kiến nghị của bản thân để cải thiện vấn đề này.
- KB: bạn tóm tắt lại những gì đã viết. đặc biệt phải rút ra đc bài học hay kinh nghiệm gì qua vấn đề này. có thể đưa ra lời khuyên gì cho mọi người xung quanh.