Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận xét về văn bản chứa đoạn trích trên có ý kiến cho rằng toàn bộ câu chuyện đã vạch trần bộ mặt tàn ác

nhận xét về văn bản chứa đoạn trích trên có ý kiến cho rằng toàn bộ câu chuyện đã vạch trần bộ mặt tàn ác. viêst văn khoảng 10-12 câu
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
206
0
0
chanh
11/05/2022 12:39:51
+5đ tặng

 Nhân vật viên quan phụ mẫu – một kẻ “lòng lang dạ thú” đã được nhà văn Phạm Duy Tốn khắc họa chân thực, rõ nét trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”.     

     Để làm nên thành công của tác phẩm tự sự đặc biệt là truyện ngắn, nhân vật đóng một vai trò quan trọng và được coi là “chiếc chìa khóa vàng”. Nhân vật quan phụ mẫu đã góp phần thể hiện rõ nội dung, tư tưởng chính của tác phẩm. Nhận định trên đã khái quát một cách toàn diện, sâu sắc tính cách của tên quan. Để nhân vật bộc lộ rõ bản chất, nhà văn Phạm Duy Tốn đã xây dựng tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là một đêm mưa gió tầm tã, khúc đê của làng bị “thẩm lậu”, nguy cơ vỡ, lũ lụt là rất cao, tính mạng của người dân đang bị đe dọa. Trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” đó, quan phụ mẫu lại “vô trách nhiệm, hống hách, ham mê bài bạc, bỏ mặc đê vỡ”.     

     Nói về tên quan phụ mẫu, nhà văn không nêu rõ tên tuổi cụ thể, ngay tên làng, tên tổng cũng chỉ là những kí hiệu XXX, điều này cho thấy, tên quan phụ mẫu mang nghĩa khái quát, đại diện cho tất cả bọn quan lại, bọn tay sai thời bấy giờ. Quan phụ mẫu là cha mẹ của dân, phải lo cho dân mọi chuyện nhưng trong tình huống nguy cấp quan lại ung dung, chễm chệ ăn chơi, hưởng lạc cuộc sống xa hoa.     

     Trong khi người dân đang phải “gội gió tắm mưa” vất vả ngoài đê, hối hả “kẻ đào đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ…”. Ai nấy đều ướt như chuột lột, mệt lử, trăm lo nghìn sợ. Còn quan và bọn tay sai thì ngồi ung dung, chễm chệ trong đình, nơi an toàn và vũng chãi nhất. Xung quanh bọn chúng còn có rất nhiều những vật dụng sang trọng như đồng hồ vàng, hút thuốc bạc, dao chuôi ngà…, đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng đi lại rộn ràng. Với ngòi bút tài tình, Phạm Duy Tốn đã dựng nên 2 thế giới hoàn toàn khác nhau: một bên tăm tối, hối hả, nguy cấp; một bên sáng trưng tựa cung điện nguy nga. Mặc dù khoảng cách địa lí của hai thế giới đó không bao xa, chỉ “cách chừng bốn năm trăm thước, cũng ở trên mặt đê”. Từ đó, dần hé lộ bản chất của tên quan phụ mẫu.     

     Quan uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, tay trái dựa gối xếp, tay phải duỗi thẳng ra. Chỉ bằng vài nét phác họa, nhà văn đã gợi lên trong người đọc hình dáng của một tên quan đang ăn chơi, hưởng lạc chứ không phải một ông quan đang lo lắng, trằn trọc vì tính mạng của dân. Bản chất ăn chơi, hưởng thụ của quan cứ dần dần được bóc tách, vạch trần. Nhà văn đã sử dụng triệt để biện pháp liệt kê để làm rõ cuộc sống xa hoa, ăn chơi, hưởng lạc của tên quan. Trong khi dân mệt lử, cận kề cái chết thì hắn đang say mê chơi bài tổ tôm, ăn yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, dùng đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…toàn những thứ xa xỉ. Biện pháp đối lập khắc họa lên một cuộc sống vương giả, trọc phú giữa thời khắc nguy cấp, khốn cùng của con dân.     

     Nếu khi viết về dân, nhà văn sử dụng những câu cảm thán, trực tiếp bộc lộ nỗi niềm lo lắng, xót thương “Than ôi!...Lo thay! Nguy thay!...” thì khi viết về quan phụ mẫu, ông lại sử dụng giọng văn mỉa mai, châm biếm, sâu cay. “Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ! Con bài ngon há nỡ bỏ hoài ru”, đối với quan, dân là gốc, là điểm tựa nhưng tiếng “mặc” vang lên thể hiện thái độ vô trách nhiệm, không hề bận tâm, lo lắng của người được coi là cha mẹ của dân. Với quan, “một nước bài cao bằng mấy mươi đê lở ruộng ngập”, câu văn so sánh mà giọng mỉa mai, đau xót. Tính mạng của con người, không được lão quan ấy coi trọng như một ván bài vô tri vô giác.     

     Một mình quan phụ mẫu đang ăn chơi, hưởng lạc nhưng cũng có muôn vàn kẻ hầu, người hạ xung quanh phục dịch. Ngoài đê, tiếng trống ốc, tiếng tù và, tiếng người nhốn nháo, hối hả bao nhiêu thì trong đình lại tĩnh lặng bấy nhiêu. Bởi lẽ “trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng”. Chơi bài với quan ấy là một “hạnh phúc”, phải biết nhường quan, để quan thắng. Quan tha hồ quát mắng, sai khiến, chửi bới, dọa nạt lũ nha lệ, lính tráng khi chúng làm phiền cuộc chơi của quan. Chỉ qua vài nét phác họa, Phạm Duy Tốn đã dựng lên chân dung một tên quan phụ mẫu ham mê bài bạc, ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm với cuộc sống của người dân.     

     Với biện pháp tương phản kết hợp tăng cấp nhà văn Phạm Duy Tốn đã cho thấy bản chất đê tiện, xấu xa của tên quan “lòng lang dạ sói”. Cho dù hắn mặc kệ dân gội gió tắm mưa, ra sức bảo vệ đê nhưng khi nghe đê vỡ, tức là biết tình cảnh dân khốn cùng, rơi vào cái chết thì lẽ ra hắn phải có chút thay đổi. Nhưng không, dù “tiếng kêu vang trời dậy đất”, mọi người giật mình thì quan vẫn “điềm nhiên, lăm le” theo dõi quân bài. Tên quan phụ mẫu này thật sự là một kẻ không có lương tâm.     

     Đỉnh điểm khi có người báo đê vỡ, hắn còn cáu gắt “mặc kệ”, dọa nạt, rồi dửng dưng như không có chuyện gì xảy ra tiếp tục chơi bài và cười hả hê, sung sướng vì ù ván bài to. Trong khi đó, dân rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Hắn thật là một kẻ độc ác tàn nhẫn, không bằng loài cầm thú.     

     Để xây dựng thành công nhân vật quan phụ mẫu với bản chất, tính cách rõ nét xấu xa, độc ác, vô lương tâm, hống hách, lòng lang dạ sói, nhà văn đã sử dụng thành công phép tương phản, tăng cấp. Bên cạnh đó, sử dụng khéo léo, tinh tế thủ pháp liệt kê. Ngôn ngữ cá tính hóa rõ nét, giọng văn chế giễu, châm biếm, mỉa mai. Đó là những thành công đầu tiên, đặt nền móng cho việc xây dựng nhân vật truyện ngắn sau này.     

     Nhân vật quan phụ mẫu thể hiện giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm. Hình ảnh tiêu biểu cho một loại người, lớp người trong xã hội thời bấy giờ. Nhà văn càng căm ghét tên quan phụ mẫu bao nhiêu, càng thương xót cho số phận người dân bây nhiêu. Nhân vật tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú” đã khẳng định tài năng của nhà văn Phạm Duy Tốn. Không chỉ thành công trong việc đổi mới lối viết, tác giả còn cho người đọc thấy chân dung của tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mất nhân tính – đại diện cho giai cấp thống trị lúc bấy giờ.     

     Như vậy, với nghệ thuật tương phản tăng cấp đặc sắc, Phạm Duy Tốn đã xây dựng thành công hình ảnh viên quan phụ mẫu, giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc bộ mặt tàn ác của bọn cầm quyền, từ đó thêm cảm thông, thương xót trước cuộc sống lầm than của người dân trong xã hội phong kiến.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư