Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề môn Ngữ văn 7

Phần I: Trắc nghiệm 
Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất:
Câu 1: Đọc những câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi
“Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi em đã sống
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em người con gái anh hùng”
                                                         (Tố Hữu)
Hãy xác định câu thơ có sử dụng phép liệt kê?
A. Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng
B. Em đã sống lại rồi em đã sống
C. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
D. Không giết được em người con gái anh hùng.

Câu 2: Xác định kiểu liệt kê được sử dụng trong câu in đậm ở đoạn văn sau đây:
“Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ
                                                                                                                        (Nam Cao)
A. Liệt kê theo cặp.
B. Liệt kê không theo cặp.
C. Liệt kê tăng tiến.
D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau đây:
“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
Những từ in đậm trong đoạn văn trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Đối lập.
B. Liệt kê.
C. Tăng cấp.
D. Nhân hóa.

Câu 4: Xác định kiểu liệt kê được sử dụng trong phần in đậm ở câu văn sau đây:
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Hồ Chí Minh)
A. Liệt kê theo từng cặp.
B. Liệt kê không theo từng cặp.
C. Liệt kê tăng tiến.
D. Liệt kê không tăng tiến.

Câu 5: Dấu chấm lửng được dùng trong câu văn sau có tác dụng gì?
“Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Tràn Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…” (Hồ Chí Minh)
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu.

Câu 6: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
“Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!
                                                                                                                                                                (Phạm Duy Tốn)
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết được.
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu.

Câu 7: Cụm chủ vị in đậm trong câu sau làm thành phần gì trong câu?
“Thầy em tóc đã bạc”A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
D. Phụ ngữ trong cụm động từ.

Câu 8: Cụm chủ vị in đậm trong câu sau làm thành phần gì trong câu?
“Cô giáo phê bình các bạn đến lớp trễ
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
D. Phụ ngữ trong cụm động từ.

Phần 2: Đọc hiểu 
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, hậu quả của việc sợ thất bại là gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo em, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời? (1,0 điểm)
Câu 4: Em hãy rút ra những thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Phần 3: Tập làm văn 
           Em hãy viết một bài văn giải thích câu ca dao sau:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giố 
 
ĐỀ 1
Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất:
Câu 1: Đọc những câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi
“Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi em đã sống
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em người con gái anh hùng”
                                                         (Tố Hữu)
Hãy xác định câu thơ có sử dụng phép liệt kê?
A. Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng
B. Em đã sống lại rồi em đã sống
C. Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
D. Không giết được em người con gái anh hùng.
Câu 2: Xác định kiểu liệt kê được sử dụng trong câu in đậm ở đoạn văn sau đây:
“Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ
                                                                                                                        (Nam Cao)
A. Liệt kê theo cặp.
B. Liệt kê không theo cặp.
C. Liệt kê tăng tiến.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 3: Đọc đoạn văn sau đây:
“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.”
Những từ in đậm trong đoạn văn trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Đối lập.
B. Liệt kê.
C. Tăng cấp.
D. Nhân hóa.Câu 4: Xác định kiểu liệt kê được sử dụng trong phần in đậm ở câu văn sau đây:
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Hồ Chí Minh)
A. Liệt kê theo từng cặp.
B. Liệt kê không theo từng cặp.
C. Liệt kê tăng tiến.
D. Liệt kê không tăng tiến.
Câu 5: Dấu chấm lửng được dùng trong câu văn sau có tác dụng gì?
“Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Tràn Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…” (Hồ Chí Minh)
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu.
Câu 6: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
“Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!
                                                                                                                                                                (Phạm Duy Tốn)
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết được.
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu.
Câu 7: Cụm chủ vị in đậm trong câu sau làm thành phần gì trong câu?
“Thầy em tóc đã bạc”A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
D. Phụ ngữ trong cụm động từ.
Câu 8: Cụm chủ vị in đậm trong câu sau làm thành phần gì trong câu?
“Cô giáo phê bình các bạn đến lớp trễ
A. Chủ ngữ.
B. Vị ngữ.
C. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
D. Phụ ngữ trong cụm động từ.
Phần 2: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
(Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
Câu 2: Theo tác giả, hậu quả của việc sợ thất bại là gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Theo em, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời? (1,0 điểm)
Câu 4: Em hãy rút ra những thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên. (1,0 điểm)
Phần 3: Tập làm văn (5 điểm)
           Em hãy viết một bài văn giải thích câu ca dao sau:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
1 trả lời
Hỏi chi tiết
205
1
0
Thiện Khiêm
12/05/2022 13:17:27
+5đ tặng

Trái bầu xanh, trái bí xanh, theo gió trong lành cất tiếng hát vui chung. “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn...” Câu ca dao xưa đã thành bài hát ngân nga khắp nơi nơi như một lời nhắn nhủ những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.

Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung trên một giàn. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà xa rời nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn để rồi ganh ghét, xa lánh nhau.

Vì sao vậy? bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Mưa thuận gió hoà, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?

Câu ca dao mượn chuyện bầu bí để nói chuyện con người, chuyện cuộc đời. Ông cha ta đã cho con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà thiết tha, tế nhị.

Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, mọi người vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung quê hương, đất nước.

Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó, là cơ sở để gần gũi, cảm thông. Và chính vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, nhường nhịn sẻ chia để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được giữ vững. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương làm cho con người gắn bó với nhau hơn và cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, nhân dân Việt Nam dẫu có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh... nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do. Chính vì vậy mà mọi người đã thương yêu, đoàn kết lại thành một khối để chống quân cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước những hiểm hoạ đe doạ vận mệnh của đất nước, dân tộc.

Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng và thành quả lao động phải vất vả một nắng hai sương mới làm ra được. Trong điều kiện sống khắc nghiệt, nếu không biết nương tựa vào nhau thì làm sao tồn tại nổi? Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho tình thương nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là truyền thống quý báu tự bao đời.

Ca dao Việt Nam còn có câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
Cho dù cuộc sống ngày càng thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến quyền lợi cá nhân nhưng truyền thống đoàn kết và lòng nhân ái của dân tộc ta vẫn có giá trị trường tồn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k