Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận về vấn đề học đi đôi với hành theo điều học mà làm

Viết bài văn nghị luận về vấn đề học đi đôi với hành theo điều học mà làm. 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
275
1
0
Mar
12/05/2022 20:11:10
+5đ tặng
Trăm hay không bằng tay quen”. Người lao động xưa đã dạy lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. Trong thời đại của khoa học phát triển như vũ bão, việc “học đi đôi với hành” càng được đạt ra một cách nghiêm túc. Học ở đây không chỉ là học trong sách vở, bó hẹp trong phạm vi nhà trường mà còn phải học trong đời sống. Ở lứa tuổi nào cũng phải không ngừng học tập, học mọi lúc mọi nơi. “Học không hành” là lối học hình thức với mục đích là hòng cầu danh lợi. Đó là lối học định hướng đến những mục đích tầm thường. Bác Hồ từng khuyên thiếu niên: “Học tập tốt, lao động tốt” cũng là muốn gắn học với hành. Nếu học những điều nhảm nhí, vô bổ thì chẳng đem đến một ý nghĩa gì cho cuộc sống này. Những người biết kết hợp giữa học với hành sẽ đóng góp tài năng và đạo đức của mình để xây dựng, giữ gìn và phát triển đất nước. Qua đó ta thấy học với hành sẽ tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hòa hợp giữa nhân cách và chuyên môn. Thật đáng trách những học sinh được đi học chỉ lo quậy phá, đua đòi trong khi còn rất nhiều viên ngọc sáng ngoài kia không được mài giũa mà mỗi ngày mỗi tối đi. “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trần Dương
12/05/2022 20:11:22
+4đ tặng

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là “Học đi đôi với hành”. Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu “Bàn luận về phép học” gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải “theo điều học mà làm”. Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là “học đi đôi với hành”? Thế nào là “theo điều học mà làm?”. Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật. Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. “Theo điều học mà làm” có nghĩa là biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: “Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm”.

Tại sao phải “học đi đôi với hành”? Tại sao lại phải “theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, “chữ chứa đầy bụng”, nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ “thầy dở, thợ dốt”. Vì không “học đi đôi với hành”, vì không biết “theo điều học mà làm” nên nhiều người “đua học hình thức cầu danh lợi” như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luân lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,… mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,… Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật… cho oai! Nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên “học đi đôi với hành”, “theo điều học mà làm” là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập.

Tổ chức UNESCO từng đề xuất một mục đích học tập, đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Vì thế, mỗi người chúng ta hãy nghe theo lời dạy của Nguyễn Thiếp, phối hợp chặt chẽ, nhuần nhị giữa học và hành để có thể thành công trong mọi mặt đời sống, chứng minh được năng lực của bản thân và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

0
0
Thư Nguyễn
12/05/2022 20:11:53
+3đ tặng
Người xưa đã dạy lí thuyết không bằng thực hành giỏi. Vấn đề này luôn đúng trong mọi thời đại và được đúc kết trong câu nói: “Học đi đôi với hành”. “Học” là hoạt động tiếp thu những kiến thức cơ bản của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. “Hành”là quá trình vận dụng những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học vào thực tế và công việc hàng ngày.

“Học để hành” có nghĩa là học để làm cho tốt mọi nhiệm vụ được giao, học ở đây không chỉ là học trong sách vở mà còn phải học trong đời sống.

“Học với hành” giúp ta vừa chuyên sâu kiến thức lại vừa thông thạo, hoàn thiện những kĩ năng làm việc và Là học sinh chúng ta phải có ý thức đúng đắn trong việc học và hành, phải có thái độ nghiêm túc, học không đi với mục đích cầu danh lợi mà phải biết vận dụng sáng tạo vào thực hành. Chỉ có như thế thì hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư