Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 7
13/05/2022 14:56:41

Viết một bài văn về Bác Hồ

3 trả lời
Hỏi chi tiết
102
2
0
npa
13/05/2022 14:59:44
+5đ tặng

"Bác ngồi đó, chiếc áo nâu giản dị
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà"

Mỗi người con đất việt, yêu quê hương, yêu Tổ Quốc, mỗi lần ngắm nhìn bóng hình đất nước đều thấy dáng hình vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta - chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 1911 nơi cảng Nhà Rồng người đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba 30 năm trời mới quay lại đất mẹ yêu thương. Từ ấy, người cùng nhân dân làm cách mạng, dẫn dắt cả dân tộc tìm đến với con đường tự do. Cả cuộc đời người vì dân vì nước, ngay cả đến lúc ra đi vẫn không ngôn nguôi niềm lo lắng

Yêu nước như Bác, được mấy người? Từ mùa hoa năm ấy người từ biệt quê hương, rũ bỏ đằng sau mọi những tình cảm cá nhân, từ bỏ gia đình, từ bỏ bạn bè, từ bỏ người yêu cất bước ra đi. Tình yêu nước đã rộng lớn bao trùm lên mọi tình yêu cá nhân riêng tư. Và tình yêu ấy lớn đến nỗi trở thành động lực khiến bác không bỏ cuộc trong những ngày làm thuê, học thêm vất vả, những giwof tăng ca, những ngày cơm đói, dù làm nghề gì, dù khó khăn đến đâu vẫn cần mẫn làm, cần mẫn học. Vì Bác biết chỉ có nỗ lực hết sức mới có thể tìm được con đường giải phóng dân tộc. Ngày trở về, Bác đã cúi xuống hôn đất mẹ yêu thương, rồi từ đây đánh dấu quãng đời làm cách mạng. Một đất nước đi ra từ đói nghèo, lạc hậu, để làm được cạc mạng khó khăn đến đâu. Người vẫn không hề bỏ cuộc, kiên nhẫn, trường kì dẫn dắt nhân dân đi qua bao mùa chiến dịch. Bác dạy "trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi". Yêu quê hương nâng lên thành yêu con người quê hương chân chất, thật thà, yêu thiên nhiên quê hương rừng vàng biển bạc. Nhà thơ Tố Hữu đã nhận xét bằng một câu "nâng niu tất cả chỉ quên mình". Người lo cho các cụ già như mẹ cha của mình, quan tâm các chú, các bác như anh em của mình, chăm chút cho các cháu nhi đồng như các con của mình. Vậy nên, mãi mãi:

Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

Mãi mãi trong lồng ngực mỗi người con xứ An Nam, một quả tim lớn mang dáng hình người lặng thầm từng ngày, từng tháng bên bàn làm việc với cây chì đỏ "vạch đường đi từng bước từng giờ". Cả cuộc đời người chưa một giây ngơi nghỉ. Đến lúc mất người vẫn nặng lòng với miền Nam. Bác hỏi cô du kích miền Nam "Trong ấy bây giờ thế nào rồi", Bác khuyến khích các cô các chú dũng cảm đánh giặc đừng lo cho Bác, mặc dù lúc ấy Bác đã yếu lắm rồi. Ngày Người ra đi, toàn dân Việt nam khóc, dân quốc tế cũng khóc, trời cũng khóc. Người không ra đi, người chỉ hóa thân vào đất nước, cùng anh em chiến đấu trong tinh thần.

Với một tầm vóc vĩ đại, dưới cương vị chủ tịch nước như Hồ Chí Minh sống thật giản dị. Ngôi nhà sàn, vài khóm dâm bụt, và cây vạn tuế,... như sống giữa thuần hậu quê hương. Hàng ngày bữa cơm canh rau đạm bạc. Bác không sống theo lối nhà tu hành mộ đạo khắc khổ. Người chỉ sống cho hợp với hoàn cảnh, với tinh thần của sự phát triển đất nước.

Trái tim của người, sự uyên bác của người, tình yêu của người, phẩm chất của người đã tạo nên một bức tượng đài vĩ đại có lẽ không chỉ trong lòng những người dân Việt Nam mà còn trong cả trái tim những người dân quốc tế chuộng hòa bình. Người ra đi nhưng còn mãi trong tim ta những lời người đã dạy:

"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải giữ lấy nước"

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bngann
13/05/2022 15:00:17
+4đ tặng

Chắc hẳn mỗi người dân Việt Nam trên khắp mọi miền tổ quốc khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đều sẽ cảm thấy vô cùng tự hào. Có biết bao lời thơ, câu hát đã viết về Người với một tình cảm đầy yêu mến, tự hào.

Bác là một tấm gương sáng ngời về nhân cách. Dù ở bất kỳ cương vị nào, Bác cũng đều làm tốt vai trò của mình. Với tư cách là một nhà cách mạng, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, lãnh đạo nhân dân giành độc lập và đấu tranh để bảo vệ nền độc lập ấy. Với tư cách là một nhà văn nhà thơ, Người đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung và nghệ thuật như Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Đường Kách Mệnh, Nhật kí trong tù… Không chỉ vậy, Bác còn dành được tình cảm yêu mến của nhân dân Việt Nam cũng như nhân dân thế giới. Người dân Việt Nam gọi “Bác” - xưng “con”. Bác đã trở thành “vị cha già kính yêu của toàn thể dân tộc”.

Nhưng có lẽ, điều mà ai cũng cảm thấy ấn tượng nhất đó là lối sống giản dị của Bác - một lối sống chưa từng có ở bất kỳ một vị nguyên thủ quốc gia nào cả. Lối sống giản dị của Bác trước hết đến từ sự kết tinh giữa văn hóa của nhân loại và truyền thống dân tộc. Cuộc đời của Người đã trải qua nhiều lắm những gian truân:

“Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người
Ba mươi nǎm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi!”

(Theo chân Bác, Tố Hữu)

Trong suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước, chàng thanh niên tràn đầy nhiệt huyết cách mạng ấy đã đi qua nhiều nước trên thế giới và tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Đối với mỗi nền văn hóa Người lại có những vốn hiểu biết nhất định trên nhiều lĩnh vực. Đến đâu, Bác Hồ cũng không ngừng học hỏi. Điều đó thể hiện qua vốn ngoại ngữ của Hồ Chủ tịch. Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Hồ Chí Minh “đã tiếp thu” toàn bộ cái hay cái đẹp của các nền văn hóa nhưng tiếp thu có chọn lọc. Đồng thời, Người cũng đã “nhào nặn” để cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt mình. Bác đã trở thành “một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.

Lựa chọn lối sống giản dị, Bác đã sống một cuộc sống không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào. Nơi ở của Bác - mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” - Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Cách sống của Người khiến cho mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và kính trọng. Đồng thời, chúng ta còn thêm yêu mến, thêm tự hào.

Không chỉ trong cuộc sống hằng ngày, ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến…

Nhưng cần phải hiểu lối sống của Bác không phải là cách sống khác người hay để thần thánh hóa bản thân mình. Bác Hồ đã chủ động lựa chọn lối sống ấy như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Một cách sống thanh cao và có thể đem lại cho Người một tinh thần thoải mái, vui vẻ. Hiểu được điều đó để cảm thấy khâm phục Bác nhiều hơn.

Quả thật, khi viết về Bác Hồ kính yêu, chỉ với vài dòng ngắn ngủi khó có thể bộc lộ hết được tình cảm dành cho Bác. Nhưng có thể thấy được rằng, bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng đều cảm thấy kính trọng, yêu mến và tự hào khi nhắc đến cái tên Hồ Chí Minh.

1
0
doan man
13/05/2022 15:01:57
+3đ tặng

   Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn Đảng và trong toàn xã hội đang được triển khai. Tấm gương đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được nêu là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa có tình; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng.

   Suy nghĩ về các cấp độ đạo đức, thì Bác Hồ chúng ta là tấm gương sáng tuyệt đẹp về cả bốn cấp độ:

   Một là đạo đức làm người về cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư.

   Hai là đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân về ý thức tổ chức và kỷ luật, ý thức tập thể, đặt cái "tôi" trong "chúng ta".

   Ba là đạo đức người chiến sĩ cộng sản, sống phấn đấu cho lý tưởng Chủ nghĩa Cộng sản, triệt để giải phóng con người, có ý thức trách nhiệm trong vai trò tiên phong, gương mẫu lôi cuốn quần chúng theo Đảng, bền chí tự học, đóng góp cho Đảng "cái đầu lạnh" với "trái tim nóng".

   Bốn là đạo đức của vị lãnh tụ của một Đảng Cộng sản cầm quyền, có uy tín lớn được cả dân tộc tin yêu nhưng luôn giữ đức khiêm tốn, sống giản dị, chống mọi đặc quyền đặc lợi, không thích được tâng bốc, sùng bái cá nhân, đề xướng nguyên tắc tổ chức Đảng là dân chủ tập trung, coi người lãnh tụ là nhân vật trung tâm đứng cùng hàng để lôi cuốn toàn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lôi cuốn toàn Đảng, toàn dân làm cách mạng theo hình vòng xoáy.

   Không muốn lãnh tụ tự coi mình là người đứng ở đỉnh chóp của Đảng, của dân tộc, công lớn nhất giành về mình với lòng ham muốn được tung hô là vĩ đại. Và chính Bác Hồ chúng ta với cái đức như vậy mới thật là vị lãnh tụ vĩ đại.

   Trong bốn cấp độ về đạo đức nêu trên, Bác Hồ luôn xem đạo đức làm người là gốc, là nền tảng. Bác Hồ cho rằng trời có bốn mùa, đất có bốn phương, người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một đức không thành người. Ở trang đầu cuốn sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc, là trường Đảng ở Trung ương, nơi bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trung, cao cấp, Bác Hồ viết: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư".

   Việc nghiên cứu lý luận Mác-Lênin để hiểu sâu thêm về đạo đức trong đó có đạo đức làm người, nhưng hiểu về lý lẽ để trả bài thì dễ còn hiểu mà làm theo được là vấn đề khó.

   Tôi nhớ, ngày 15-4-2003, Báo Công an Thành phố đưa tin, có anh Đồng, tài xế tắc xi, đã tìm cách trả lại cho khách là vợ chồng người Mỹ Billy Leepol một túi xách, trong đó có 18.800 USD và 49 triệu 400 đồng Việt Nam.

   Đối với người lái xe tắc xi, đó là số tiền khá lớn, nếu lấy cũng không sợ bị phát hiện, nhưng anh Đồng không tham, đã trả lại cho khách. Hỏi ra, thì đã được trả lời đơn giản rằng, không tham vì đã nhập tâm lời mẹ dặn, là phải ráng làm lấy mà ăn, đừng tham của người khác, hễ tham thì thâm thôi.

   Như vậy dạy để hiểu lý lẽ về đạo làm người không khó, nhưng hiểu mà làm theo là phải nhập tâm tức là phải thấm sâu vào lòng mình, thành lương tâm của mình như anh Đồng, đối với nhiều người không phải dễ.

   Phải có lương tâm làm người mới có hành vi đạo đức làm người. Chúng ta cũng biết có cán bộ gọi là cao cấp, được học khá nhiều về lý luận, về chính trị, tư tưởng, nhưng chỉ tham ăn hối lộ mấy ngàn đô la mà đang tâm làm điều phạm tội, chính là vì học nhiều nhưng chưa nhập tâm.

   Để có hành vi đạo đức làm người, cần phải nhập tâm rằng, trong con người có "con" và có "người". Hành vi theo "con" là theo bản năng sống như loài động vật, hành vi theo "người" là hành vi có ý thức về làm người, tức là sống có suy nghĩ về cái vinh cái nhục, cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, để giữ cho cuộc sống con người có niềm vui và hạnh phúc vì đã làm được điều vinh, điều đúng, điều tốt.

   Muốn phát huy được nhân tính, ngoài việc đấu tranh kềm chế thú tính, còn phải chống chủ nghĩa cá nhân vì nó dẫn đến những hành vi sai trái với đạo đức làm người.

   Tu dưỡng đạo đức làm người phải là việc tự giác của mỗi người và sự phán xét của xã hội về đạo làm người đối với mỗi con người là hoàn toàn tự do, không một quyền lực nào có thể ngăn cấm.

   Tuy nhiên kiểm tra phán xét thật chính xác về đạo đức của bản thân mình chỉ có lương tâm mình. Người ta có thể tạm thời che dấu lỗi lầm của mình về đạo đức để được khen lầm, kính phục lầm đối với mình.

   Nhưng, nếu có ai làm như vậy thì ngoài sai lầm về đạo đức còn mang thêm tội lừa dối. Khi lương tâm được thức tỉnh, sự ân hận sẽ tăng lên gấp bội. Ân hận là biểu hiện sự trừng phạt của lương tâm.

   Nhưng nếu phạm sai lầm mà có sự ân hận sâu sắc thì có thể tránh được tái phạm. Táng tận lương tâm, làm điều giả dối, điều xấu, điều ác mà không ân hận là không còn tính người.

   Giữ được trọn vẹn đạo làm người rất khó, phải tự rèn luyện thường xuyên, liên tục, đừng để khôn 50 năm mà buông lỏng tu dưỡng để dại chỉ một giờ mà hỏng cả cuộc đời.

   Các biểu hiện về suy thoái đạo đức trong một bộ phận cán bộ đảng viên hiện nay đều thuộc cấp độ đạo đức làm người, tức là suy thoái từ gốc.

   Người là một vị lãnh tụ, là một anh hùng, là một danh nhân nên chúng ta phải học và làm theo gương của người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo