Qua truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa hình ảnh tên quan phủ “lòng lang dạ thú” một cách chân thực. Trong tình cảnh nhân dân ra sức bảo vệ con đê bị vỡ, nhiều người tự hỏi rằng quan phụ mẫu đang ở nơi đây? Thì ngay lập tức, Phạm Duy Tốn đã cho người đọc biết được câu trả lời. Nhà văn đã khắc không khí trong đình lại thật yên bình. Bởi đình nằm trên mặt đê, vững trãi và an toàn lắm. Trong đình lúc này, đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút. Nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng. Còn quan phủ cùng nhau lại đánh tổ tôm: “quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, say mê đánh tổ tôm”. Thì ra, viên quan phụ mẫu đang ngồi chơi bài. Sự đối lập giữa ngoài đê và trong đình đã cho thấy phần nào sự vô trách nhiệm của tên quan phủ. Cao trào được đầy lên khi có người chạy vào báo con đê sắp vỡ. Ông ta cũng không hề lo lắng mà còn “cau mặt, gắt: mặc kệ!”. Rồi sau đó vẫn không ngừng việc chơi bài. Khung cảnh trong đình thật náo nhiệt “thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh…”. Có thể thấy, hình ảnh một tên quan là kẻ vô trách nhiệm, thờ ơ trước nỗi khổ của nhân dân. Đặc biệt nhất là ở cuối truyện, khi quan lớn đang sung sướng vì ván bài ù to, thì cũng là lúc ngoài kia con đê đã vỡ. Nếu người dân rơi vào tình cảnh sầu thảm. Thì viên quan phụ mẫu lại sung sướng vì đã thắng được ván bài. Thế mới thấy rõ được sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bậc làm “cha mẹ” nhân dân. Qua đó, chúng ta thấy được viên quan phụ mẫu chính là một đại diện điển hình của những kẻ cầm quyền trong xã hội xưa.