Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

16/05/2022 21:43:38

Viết hoàn chỉnh được bài văn nghị luận chứng minh, giải thích về một câu tục ngữ hay một vấn đề nào đó trong đời sống

, Bố cục của bài văn nghị luận chứng minh, giải thích
Viết hoàn chỉnh được bài văn nghị luận chứng minh, giải thích về một câu tục ngữ hay một vấn đề
nào đó trong đời sống.
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
179
1
0
_ttt_
16/05/2022 21:45:30
+5đ tặng
*Chứng minh
Mở bài:

Giới thiệu vấn đề (truyền thống đạo lí hay phẩm chất hay vấn đề xã hội quan tâm).

Thân bài:

1/ Giải thích: vấn đề đang nói hay câu tục ngữ...

2/ Chứng minh: (còn gọi là bình)

- Vận dụng lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề

- Dẫn chứng trong văn học,trong cuộc sống (Ví dụ: anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa là người có tính khiêm tốn, trung thực...)

3/ Phê phán: (còn gọi là luận)

- Phê phán những hành động thái độ không đúng

4/ Nhận thức - đánh giá:

- Đưa ra hành động, nhận thức đúng của học sinh (Ví dụ: học sinh chúng ta ngày nay phải ...)

Kết bài:

Rút ra bài học chung cho mọi người. Nên nhắc lại cái đề bài lần nữa (Tóm lại..., Nói chung...,Tựu chung lại...)

 

Ông bà ta có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là câu tục ngữ được dùng để khuyên nhủ, răn dạy các thế hệ sau về tầm quan trọng của sự kiên trì, nhẫn nại.

Câu tục ngữ lấy dẫn chứng là một hành động tưởng như vô lí: mài một thanh sắt thành cây kim nhỏ. Nghe thì vô lý, nhưng chỉ cần kiên trì đến cùng, mài từ ngày này sang ngày khác không bỏ cuộc, thì cuối cùng ắt sẽ có một cây kim. Đó chính là giá trị của sự kiên trì: giúp cho mục tiêu, ước mơ của chúng ta có thể đơm hoa kết quả.

Trong cuộc sống, đức tính kiên trì vẫn luôn vô cùng đáng quý. Người thành công thì ai cũng phải có tính kiên trì, nhẫn nại. Bởi nếu gặp khó khăn, cản trở, thì chính sự kiên trì sẽ giúp ta vượt qua. Nếu thiếu sự nhẫn nại, thì ngay từ thử thách đầu tiên, ta đã bỏ cuộc rồi. Giống như để đất nước ta được độc lập như ngày hôm nay, biết bao trận chiến đã nổ ra, thất bại có chiến thắng có. Suốt mấy mươi năm chiến đấu ngoan cường, kiên trì không dừng dại, chiến thắng cuối cùng cũng được ghi tên Việt Nam.

Ý nghĩa là thế, nhưng hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang dần thiếu đi đức tính kiên trì. Họ dễ dàng buông xuôi, chấp nhận thất bại dù mới chỉ gặp một chút khó khăn. Đó là những bạn học sinh vì trời rét mướt, muốn ngủ nướng nên xin nghỉ học. Là những bạn học trò thấy bài văn dài liền không muốn viết, cất vở đi. Tuy không nhiều, nhưng những cá nhân ấy đã và đang làm hỏng đi tương lai, ước mơ của mình cũng như ảnh hưởng đến bộ mặt của cả thế hệ.

Chính vì vậy, rèn luyện và xây dựng cho mình một đức tính kiên trì bền vững là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cần có sự kiên trì với đúng mục tiêu và ước mơ. Nếu cứ cố kiên trì với những lý tưởng xa vời, viển vông thì chỉ chuốc lấy đau khổ mà thôi.

Dù hiện nay, cuộc sống đã thay đổi rất nhiều so với thời ông cha ta ở cả nghìn năm trước, nhưng câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” vẫn vẹn nguyên giá trị giáo dục cao cả ấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo