1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU HỌC TẬP.
- Cần tự xác định rõ mình học để làm gì, học như thế nào, lập mục tiêu cho việc học trong thời gian ngắn hạn (mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi học kỳ) và mục tiêu dài hạn (mỗi năm học, sau khi tốt nghiệp,…).
- Mục tiêu càng cụ thể, gần gũi với bản thân sẽ càng dễ thực hiện.
- Đặt ra mục tiêu giúp thúc đẩy bản thân cố gắng, nỗ lực hơn và phát triển tiềm năng của bản thân.
2. LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP.
- Xác định khoảng thời gian cụ thể sẽ làm công việc gì và đảm bảo sẽ hoàn thành việc đó đúng thời hạn.
- Lập kế hoạch tổng quát dài hạn và kế hoạch ngắn hạn càng cụ thể càng thuận lợi khi thực hiện và đạt hiệu quả cao.
- Thời gian phải cân đối và hợp lý giữa học tập và các hoạt động khác.
- Vừa học tập tốt, vừa tích cực tham gia các hoạt động phong trào để tích lũy thêm trải nghiệm, gia tăng các mối quan hệ xã hội.
3. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP.
- Sắp xếp thời gian học tập hợp lý, đảm bảo mức độ tập trung để tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất.
- Đi học đầy đủ giúp bạn không bị lỡ mất những kiến thức quan trọng mà giảng viên giảng trên lớp và những yêu cầu mà giảng viên giao cho bạn phải hoàn thành.
- Ngồi bàn đầu tốt hơn bàn cuối. Ngồi bàn đầu có thể giúp chúng ta tập trung chú ý để nghe rõ bài giảng hơn.
- Tìm cho mình những người bạn. Việc học và làm việc nhóm ở đại học sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thú vị và hữu ích cho các bạn. Cùng trao đổi và tiếp nhận những quan điểm khác nhau, học hỏi những kỹ năng của bạn bè để cùng nhau phát triển. Có thể cùng nhau sinh hoạt ở các câu lạc bộ, tham gia những sự kiện, những buổi hội thảo, kỹ năng mềm để tích lũy thêm cho mình kiến thức và kỹ năng.
- Hãy mạnh dạn hỏi và nêu lên quan điểm của mình trong quá trình học. Điều đó có thể giúp bạn có cơ hội trao đổi, làm rõ vấn đề từ đó hiểu và nắm chắc kiến thức hơn.