Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn thơ sau, trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương

Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau, trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2010, tr.58)

Liên hệ ít nhất 02 câu thơ viết về Bác Hồ của bất kì nhà thơ nào, từ đó nhận xét về tình cảm, thái độ của mọi người dành cho Bác.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
114
0
0
NgThii NgHoaa
05/06/2022 07:17:38
+5đ tặng

Bác Hồ – vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc, không biết có bao nhiêu bài thơ, bài văn đã viết về Bác, nhưng một trong những tác phẩm để lại nhiều xúc động, ấn tượng nhất cho người đọc đó là bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương. Trong một lần ra thăm Lăng Bác, Viễn Phương vô cùng xúc động và đã viết lên bài thơ để tỏ lòng thành kính đối với Bác. Đặc biệt hai khổ thơ cuối thể hiện sâu sắc lòng thành kính và xúc động của nhà thơ đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Khi Bác mất, nhà thơ Tố Hữu đã từng viết bài thơ Bác ơi đầy xúc động:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thǎm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!

Phân tích 2 khổ cuối bài viếng lăng bác – Khi Bác mất, không chỉ dân tộc khóc, những người con đất Việt khóc mà cả “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”. Bài thơ xúc động và giàu cảm xúc, diễn tả đúng với tâm trạng của dân tộc. Và giờ đây, khi Bác nằm trong Lăng, Viễn Phương vào thăm Bác vẫn một cảm giác đấy, đau thương vô cùng, dù Bác nằm đó, yên tĩnh, nghiêm trang nhưng trái tim nhà Thơ vẫn đau nhói.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền

Trái tim của một con người chỉ luôn đau đáu vì dân tộc, hết một đời vì dân vì nước, không nghĩ gì đến lợi ích cá nhân. Và giờ đây, Bác đang nằm trong lăng với giấc ngủ ngàn thu, bình yên nhẹ nhàng, như trút bỏ mọi gánh nặng cuộc đời. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thành công vang dội, Miền Nam Miền Bắc lại sum họp anh em một nhà như mong mỏi và ước nguyện của Bác. Có lẽ, vì vậy mà giấc ngủ của Bác thật bình yên, nhẹ nhàng. Tác giả sử dụng “vầng trăng sáng dịu hiền” cho thấy hình ảnh Bác ngủ nhẹ nhàng, đẹp tự như vầng trăng sáng dịu dàng, một ánh sáng nhè nhẹ, ấm áp như trái tim Bác sưởi ấm cho toàn dân tộc Việt Nam.

Tố Hữu từng viết:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Có lẽ vì vậy mà giờ đây khi đất nước đã giải phóng, Viễn Phương đã thấy được sự bình yên trong giấc ngủ của Bác. Khi còn sống, Bác dành mọi thời gian, tình yêu, tâm trí cho đất nước. Và giờ đây khi hòa bình lập lại, giấc ngủ của Bác đã bình yên, mỉm cười thanh thản.

Tuy vậy, cảm xúc của Viễn Phương vẫn rất xúc động, thấy Bác trong lăng mà trái tim vẫn nhói đau:

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Dù Bác đã ra đi nhưng hình ảnh của Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi. Trong lời thơ của Viễn Phương, Bác đã hóa thành non sông, thành đất nước, thiên nhiên và dân tộc, Bác vẫn sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi. Nhưng dẫu biết là thế mà trái tim của Viễn Phương vẫn thấy đau nhói, vẫn thương yêu Bác vô cùng.

Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

phân tích 2 khổ cuối bài viếng lăng bác – Khổ thơ cuối diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Nhà thơ chỉ muốn được mãi ở bên Bác mà thôi nhưng tác giả biết rằng, đã đến lúc phải trở về Miền Nam. Vì vậy, chỉ có cách gửi lòng mình vào thiên nhiên được ở bên Bác mãi mãi.

Trong niềm xúc động nhớ thương, tác giả viết: “Mai về Miền Nam thương trào nước mắt” cho thấy sự lưu luyến khó dứt. Cho thấy tấm lòng tác giả thương Bác thế nào, một người cả cuộc đời vì nước vì dân, nếu không có Bác dẫn đường liệu hai miền Nam Bắc có được sum họp một nhà!? Để rồi, chỉ mong rằng mình như còn chim hàng ngày hót quanh lăng Bác để mang cho Bác niềm vui, như đóa hoa kia nở hương thơm ngát và như cây tre bên Bác mỗi ngày. Mỗi câu thơ tác giả viết ra là cả tâm tình yêu thương dành cho Bác. Đặc biệt động từ “muốn làm” lặp đi lặp lại nhiều lần thể hiện ước muốn và sự tự nguyện của tác giả.

Hình ảnh cây tre khép lại bài thơ thật khéo léo cho thấy sự trung hiếu của tác giả dành cho Bác, hay đúng hơn là cho dân tộc, một lòng vì dân tộc.

Suốt một đời Bác hi sinh cho dân tộc, không tư lợi cá nhân. Bác ơi, nếu không có Bác dân tộc Việt Nam có lẽ đã không được như ngày hôm nay. Miền Nam và Miền Bắc có lẽ không thể sum vầy. Tấm lòng của Viễn Phương dành cho Bác trong bài thơ cũng chính là tấm lòng của cả dân tộc Việt Nam dành cho Bác, mãi mãi nhớ thương Bác, hình bóng Bác không bao giờ phai trong trái tim người Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
nguyễn trụ
05/06/2022 08:46:29
+4đ tặng

 

Nếu khổ thơ thứ nhất là cảm xúc của Viễn Phương khi đứng đợi ở ngoài lăng, tập trung vào hình ảnh hàng tre, thì khổ thơ thứ 2 là cảm xúc của nhà thơ khi đứng đợi ở ngoài lăng, tập trung hình ảnh mặt trời và dòng người :

Trích thơ

Điệp ngữ " ngày ngày " nhấn mạnh sự tuần hoàn vs nối tiếp của thời gian. Ở đây có 2 hình ảnh mặt trời : " mặt trời trên lăng " và " mặt trời trong lăng ". Một mặt trời đi qua trên lăng thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Nghệ thuật nhân hóa đã làm hình ảnh trở nên sinh động và gần gũi hơn. Hình ảnh ẩn dụ đẹp, đầy sáng tạo " mặt trời trong lăng " chỉ Bác Hồ. Nếu mặt trời của tự nhiên ngày ngày tỏa sáng đem đến sức sống cho muôn vật muôn loài thì mặt trời trong lắng - Bác- một vầng dương tỏa sáng, soi đường chỉ lối đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi đêm trường nô lệ. Trong cảm nhận của tác giả thì hình ảnh mặt trời rất đỏ còn là nhiệt huyết của cách mạng, là sức nóng của trái tim và là ánh sáng của trí tuệ.

Trong khổ thơ có xuất hiện 2 cặp hình ảnh thực và ẩn dụ đối nhau. 2 câu thơ đầu là hình mặt " mặt trời trên lăng và mặt trời trong lăng ". 2 câu tiếp theo là hình ảnh " dòng người " và " tràng hoa ".

Dòng người như dòng chảy liên tục ko ngừng vào viếng lăng Bác trong thương nhớ. Cuộc đời mỗi người là 1đóa hoa, muôn đóa hoa kết lại thành 1 tràng hoa để dâng lên Bác. Hình ảnh " 79 tuổi xuân " là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc dời của Người. Người đã đi qua 79mùa xuân và mang đến cho dân tộc VN 1mùa xuân đẹp nhất

Như vậy với thể thơ tự do, giọng điệu thơ trang trọng mà sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp mà gợi cảm đoạn thơ đã thể hiện cảm xúc biết ơn thành kính của VP khi vào viếng lắng Bác đồng thời ca ngợi công lao vĩ đại của Người

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư