Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về đoạn thơ dưới đây (Ngườicon gái Việt Nam - Tố Hữu)

Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Em đã sống bởi vì em đã thắng
Cả nước bên em quanh giường nệm trắng
Hát cho em nghe như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa.
(Ngườicon gái VN - Tố Hữu)
(Giúp mình làm thành bài văn nhé, mình đang cần rất gấp)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.153
1
1
Nguyễn Tấn Hiếu
22/04/2018 14:54:48
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, sự đóng góp của các quốc gia, các dân tộc là không thể thiếu. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những dấu mốc lịch sử riêng đóng góp vào tiến trình phát triển ấy. Trong cái chung lại có những cái riêng, cái riêng có những chi tiết rất nhỏ mà ta không thể nào quên lãng. Các bạn thân mến phụ nữ Việt Nam được mệnh danh là ANH HÙNG, BẤT KHUẤT, TRUNG HẬU , ĐẢM ĐANG. Kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam tôi muốn cùng các bạn trở lại quá khứ với bài thơ bất tử của cố thi sĩ Tố Hữu, cùng những năm tháng hào hùng nhưng vô vàn gian lao, ác liệt ở những năm 50 - 60 thế kỷ trước. Bài thơ viết về người phụ nữ huyền thoại, bất khuất, kiên trung đã làm nên một phần lịch sử dân tộc. Đó là chị Trần Thị Lý anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người đại diện cho hàng chục triệu phụ nữ trên dải đất hình chữ S thân yêu.
Trần Thị Lý, (tên thật là Trần Thị Nhậm), sinh 1933, vào Đảng 30/4/1950 (18 tuổi). Chị là giao liên tỉnh Quảng Nam. Bị bắt giam từ 1956 tới 1958. Thời gian trong tù chị bị địch tra tấn rất tàn bạo, dã man. Tưởng như vượt ra ngoài sức chịu đựng của con người. Khi chỉ còn là một cái xác bị địch ném ra bãi rác. Chị được đồng đội bí mật cứu sống đưa về Sài Gòn. Sau đó qua Phnômpênh rồi bay về Hà Nội Việt Nam điều trị tại bệnh viện Việt Xô. Với 42 vết thương trên người, suy kiệt toàn thân, nặng 26kg. Ở đây chị đã được gặp Bác Hồ, nhà thơ Tố Hữu... khi gặp chị mọi người đều rơi lệ hết sức xúc động. Ngày 6/12/1958 sau khi vào thăm chị. Đêm ấy nhà thơ Tố Hữu cho ra đời bài thơ NGƯỜI CON GÁI VIÊT NAM. Vào đầu nhà thơ thốt lên
“Em là ai, cô gái hay nàng tiên?”
Ngay câu thơ đầu nhà thơ đã tỏ ra bàng hoàng ngơ ngác, không thể tin nổi vào mắt mình. Bởi vì thiên thần trước mắt ông như một cụ già chỉ có da bọc xương, thay vì một cô gái trẻ hiền dịu. Đau đớn thay kẻ địch đã xẻo thịt, tra điện vào cửa mình, đầu vú, dí dùi nung đỏ lên người, đổ xà phòng nước bẩn vào mồm rồi đi giầy đinh đạp vào bụng cho phọt nước và cả máu ra ngoài. Sau đó chúng dùng móc sắt xiên vào bàn chân treo ngược cô lên xà nhà. Cô nằm đó mắt nhắm nghiền bất động. Máu đang ứa ra toàn thân. Lặng thầm ông viết tiếp
“Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, là mây hay là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em là sắt hay là đồng”
Tôi chắc một điều nhà thơ của “Từ ấy”* đang rất xúc động, dù là ai chắc cũng phải rùng mình uất hận. Tấm lòng nhân hậu của ông đã thấu hiểu hết sự chịu đựng ghê gớm của chị khi sống trong sư tra tấn man rợ của nhà tù Ngô Đình Diệm. Dù có phải hi sinh chị cũng trung thành tuyệt đối. Nhà thơ muốn làm điều gì đó cho chị đỡ đi một phần đau đớn, cũng là thể hiện tấm lòng mình.
“Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt
Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
Trên mình em đau đớn cả thân cành”
Không thể kìm lòng, với tất cả tình yêu thương tha thiết, lòng căm phẫn nhà thơ giận dữ kẻ đã gây ra những vết thương kia. Không muốn nàng tiên của mình thêm một lần đau đớn, ông nhẹ nhàng thầm gọi
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em người con gái anh hùng”
Tới đây tôi thấy sự thổn thức trong nhà thơ. Nhịp đập trong con tim ông, con tim của “nàng tiên” và nhân quần như hoà làm một, vỡ oà trong thế giới nhân văn.
“Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
Còn giọt máu tươi còn đập mãi
Không phải cho em, cho lẽ phải trên đời
Cho quê hương em, cho Tổ Quốc loài người”
Sự hi sinh của chị không phải cho mình mà cho quê hương, cho Tổ Quốc, cho loài người. Sự sống kỳ diệu đã làm nên những điều kỳ diệu... để hôm nay có một Việt Nam anh hùng của những người anh hùng. Chị đã trở về trong vòng tay của tình yêu thương tha thiết, đã trở thành tâm điểm của thế giới. Cả nhân loại đã hường về chị, hướng về người con gái Việt Nam anh dũng quật cường.
“Từ cõi chết em trở về chói lọi
Như buổi em đi ngọn cờ đỏ gọi
Em trở về người con gái quang vinh
Cả nước ôm em khúc ruột của mình”
Rồi nhà thơ reo lên hạnh phúc
“Em đã sống, bởi vì em đã thắng
Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa
Cả nước cho em, cho em tất cả
Máu tiếp máu cho lại hồng đôi má
Cho mái tóc em xanh lại ngày xuân
Cho thịt da em lại nở trắng ngần”
Niềm vui không còn của riêng tác giả nữa. Như ngàn tia mặt trời chói lọi ánh sáng đã lan tỏa khắp hành tinh. Tất cả các châu lục đều hướng về Việt Nam, về người con gái quang vinh. Đọc tới đây tôi lặng đi trong niềm vui cùng xúc động. Không phải chỉ cả nước, mà cả thế giới đều đăm đăm theo dõi chị từng giờ. Cũng là theo dõi cuộc chiến anh dũng của một nước nhỏ bé, nghèo nàn, một dân tộc còn nhiều yếu kém, thiếu thốn đang đấu tranh cho độc lập tự do, thống nhất đất nước. “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” - “NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT, SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN SONG CHÂN LÝ ĐÓ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI” điều mãi mãi không bao giờ chìm vào phai nhạt, không ai được phép nghi ngờ về điều đó. Vì mục tiêu, vì lý lẽ sống mà tất cả đã dành cho chị những gì tốt nhất, để chị sớm bình phục. Lúc đó, thời điểm đó chính là tình cảm của hậu phương với tiền tuyến. Của Miền Bắc với Miền Nam. Bài thơ đã nhanh chóng được đưa vào trường học. Được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải liên tục, được dịch ra nhiều thứ tiếng phát hành ở nhiều nước trên thế giới. Cũng chính điều đã làm cho chính quyền Sài Gòn đau đầu, chúng tìm mọi cách để xuyên tạc, đánh phá vào đường dây, vào các cơ sở của ta trên toàn Miền Nam. Tiếp theo Tố Hữu viết trong niềm tin tất thắng.
“Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ
Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ
Như buổi em đi, ngọn cờ đỏ gọi
Như những ngày xưa rực rỡ sao vàng”
Những khổ thơ cuối cùng Tố Hữu không chỉ nói về con người cụ thể, mà nhà thơ muốn nhắc tất cả chúng ta, với tuổi trẻ rằng hãy vững vàng tiến lên bằng đôi chân của mình, theo lý tưởng đã chọn quyết không lùi bước trước bất kỳ khó khăn gian khổ nào. Sự hi sinh cao cả của thế hệ đi trước chính là động lực cho các thế hệ sau. Hình ảnh chị Trần Thị Lý sẽ mãi là niềm tự hào cho phụ nữ Việt Nam, mãi mãi tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc. Trở thành hồn thiêng sông núi chúng ta có trách nhiệm và nghĩa vụ phải gìn giữ, phát huy.
“Ôi đôi mắt em nhìn, rất đẹp
Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép
Của quê em Gò Nổi, Kỳ Lam
Hỡi em người con gái Việt Nam”
Kết thúc bài thơ ngắn gọn mà đầy đủ mọi ý nghĩa. Chúng ta sẽ sống trong niềm tin thép, tin vào ngày mai tươi sáng, vào chiến thắng cuối cùng. Đơn giản như em NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
3
Quỳnh Anh Đỗ
22/04/2018 15:06:39
Em đã sống, bởi vì em đã thắng
Cả nước bên em, quanh giường nệm trắng
Hát cho em như tiếng mẹ ngày xưa
Sông Thu Bồn giọng hát đò đưa
Niềm vui không còn của riêng tác giả nữa. Như ngàn tia mặt trời chói lọi ánh sáng đã lan tỏa khắp hành tinh. Tất cả các châu lục đều hướng về Việt Nam, về người con gái quang vinh. Đọc tới đây tôi lặng đi trong niềm vui cùng xúc động. Không phải chỉ cả nước, mà cả thế giới đều đăm đăm theo dõi chị từng giờ. Cũng là theo dõi cuộc chiến anh dũng của một nước nhỏ bé, nghèo nàn, một dân tộc còn nhiều yếu kém, thiếu thốn đang đấu tranh cho độc lập tự do, thống nhất đất nước. “KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO” - “NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT, SÔNG CÓ THỂ CẠN, NÚI CÓ THỂ MÒN SONG CHÂN LÝ ĐÓ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI” điều mãi mãi không bao giờ chìm vào phai nhạt, không ai được phép nghi ngờ về điều đó. Vì mục tiêu, vì lý lẽ sống mà tất cả đã dành cho chị những gì tốt nhất, để chị sớm bình phục. Lúc đó, thời điểm đó chính là tình cảm của hậu phương với tiền tuyến. Của Miền Bắc với Miền Nam. Bài thơ đã nhanh chóng được đưa vào trường học. Được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải liên tục, được dịch ra nhiều thứ tiếng phát hành ở nhiều nước trên thế giới. Cũng chính điều đã làm cho chính quyền Sài Gòn đau đầu, chúng tìm mọi cách để xuyên tạc, đánh phá vào đường dây, vào các cơ sở của ta trên toàn Miền Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×