Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết bài văn khoảng 300 từ nghị luận về chủ đề biết ơn mẹ

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.512
2
1
NGUYEN BINH
22/04/2018 20:49:10
Con người sống trên cuộc đời không chỉ cần đầy đủ những điều kiện sinh sống thông thường mà còn cần có những đạo đức truyền thống về cách ứng xử giữa người với người mà một trong những đạo đức gốc rễ nhân văn của nhân loại đó là lòng biết ơn. Đó là một đức tính vô cùng quan trọng và con người thì không bao giờ được lãng quên.
"Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác". - Marcus Tullius Cicero. Ý câu nói này chính là mọi đức tính tốt đẹp cơ bản nhất của con người đều được gợi từ lòng biết ơn, làm người không có làng biết ơn thì nhất định không thể nảy nở đức tính tốt. Vậy lòng biết ơn là điều gì mà lại có một sự ảnh hưởng to lớn như vậy đối với đạo đức của con người? Đó là sự hiểu biết và ghi nhớ công ơn của người đã từng giúp đỡ ta. Lòng biết ơn có thể được biểu hiện đơn giản nhất đó là những lời “cảm ơn” của người được nhận ơn với người đã giúp đỡ, đó phải là một lời cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng khi người được nhận ơn cảm thấy biết ơn sâu sắc về những điều mà người khác đã cho mình. Cao hơn một lời cảm ơn là tinh thần sẵn sàng trả ơn cho người đã giúp đỡ mình bằng hành động hoặc là giá trị thiết thực bằng tất cả tấm lòng chân thành không tính toán. Nhưng dù là bằng cách nào, con người ta vẫn phải luôn ghi nhớ công ơn của người đã tạo dựng cho mình những điều tốt đẹp.
Lòng biết ơn là luôn cần thiết, vì sao? Cuộc sống là vô thường, không ai mãi sống trong nhung lụa và không ai mãi bị đau đớn. Cho dù bạn là một người có điều kiện và tài giỏi đến đâu đi nữa rồi sẽ có một lúc nào đó trong cuộc đời, sóng gió sẽ khiến bạn chao đảo và thậm chí có thể ngục ngã. Không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra nên không bao giờ có thể chắc chắn bạn sẽ mãi yên ổn, khó khăn nhất định không bỏ qua ai bao giờ và đến lúc gặp nó, nó đòi hỏi ta đủ khả năng để chống trả. Nhưng đừng nghĩ rằng ta sẽ đủ khả năng một mình để đối đầu với mọi thử thách mà chẳng cần đến một ai giúp sức. Vạn vật của vũ trụ đều có một sự liên kết nhất định, chúng không bao giờ có thể hoạt động riêng lẻ mà luôn nằm trong một chỉnh thể. Con người là một phần của vũ trụ nên cũng không thể riêng rẽ, không ai có đủ khả năng để tự mình làm nên tất cả. Chúng ta đã, đang và sẽ luôn cần tới sự giúp đỡ của rất nhiều người dù là lúc này hay lúc khác. Và khi đã nhận được sự giúp đỡ, mang lòng biết ơn là điều tất yếu. Thêm vào đó, người đã giúp đỡ chúng ta nhất định phải bỏ ra công sức của họ để chúng ta được hưởng những điều tốt đẹp nên ta cần phải nhớ tới lòng tốt của họ bằng tất cả sự chân trọng và hàm ơn.
Lòng biết ơn thật sự rất có ý nghĩa trong cuộc sống. Đối với người nhận ơn, lòng ơn chính là biểu hiện của sự trả ơn đối với người đã giúp mình, thể hiện sự trân trọng công lao, công sức và lòng tốt của người khác khi giúp đỡ mình. Đối với người làm ơn, nhận được lòng biết ơn của người từng được mình giúp đỡ khiến cho họ cảm nhận được công việc mà mình làm là có ý nghĩa và tin tưởng hơn vào đạo đức xã hội, sẽ thúc đẩy những ý muốn tốt đẹp nảy nở trong tấm lòng bao la của họ. Không chỉ đối với cá nhân, lòng biết ơn rất có ý nghĩa đối với xã hội, để đề cao đức tính này, xã hội cũng đặc biệt có những ngày dùng để tri ân những con người được coi là cao cả của nhân loại. Bởi chúng ta từ khi sinh ra đã hưởng những đặc ân của rất nhiều người khác. Chúng ta được sinh ra trên cõi đời và được chăm sóc nuối nấng, ta phải biết ơn cha mẹ, đáng sinh thành đã dành cả cuộc đời cho ta, đó là lí do của ngày lễ Vu Lan, ngày để báo hiếu mẹ cha. Chúng ta lớn khôn lên người, được cha mẹ nuôi djay nhưng cũng được thầy cô dạy bảo, phần lớn kiến thức con người là do người thầy truyền đạt, chúng ta nên người có công rất lớn ở thầy cô, nên hẳn chúng ta không thể quên ngày 20/ 11, ngày Nhà giáo Việt Nam để học trò có thể bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô của mình. Hay là ngày 27/ 2- Ngày thầy thuốc Việt Nam là ngày để tôn vinh những người hành nghề y tận tụy với nghề, đã cứu sống biết bao nhiêu tính mạng,… Điều đó chứng tỏ lòng biết ơn luôn được hiện diện trong đời sống và luôn phải hiện diện muôn đời.
Là con người, khi nhận được sự giúp đỡ của ngưởi khác tức là ta đã nhận được công sức của họ để có được những điều tốt đẹp, vì vậy không thể thiếu đi lòng biết ơn trong bất cứ việc gì. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có một số cá nhân sống vô ơn, không biết ơn những người đã xây dựng cho mình cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay, những người ấy không xứng đáng được nhận ơn và không xứng đáng có được những điều tốt nhất. Người được ơn thì có trách nhiệm mang ơn nhưng người làm ơn khi giúp đỡ người khác bất kì việc gì thì không nên mong được trả ơn bởi sự giúp đỡ phải đến từ sự chân thành thì lòng biết ơn mới phát ra từ trái tim. Và chỉ khi con người ta muốn giúp đỡ nhau vì tình thương và biết ơn vì lòng kính mến thì xã hội mới phát triển tốt đẹp nhất có thể.
Những trái tim có lòng biết ơn là những trái tim nóng hổi đáng sống nhất. Hãy luôn mang trong mình lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình, cho dù những người tốt ấy không yêu cầu bạn trả ơn nhưng không có nghĩa là ta có quyền quên đi sự tử tế của họ đối với ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
22/04/2018 20:50:44
Từ xa xưa ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”. Đó đều là những lời đúc rút kinh nghiệm, là bài học quý báu mà ông cha ta để lại cho con cháu. Thật vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Nó sẽ giúp ta trở thành người có ích hơn trong cuộc sống này.
Lòng biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn sẽ đánh giá được nhân cách của mỗi con người, là thước đo giá trị của chúng ta. Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, ghi nhận sự giúp đỡ ấy chính là ta đã trân trọng họ. Còn gì hạnh phúc hơn khi được người khác trân trọng mình. Hãy sống có lòng biết ơn để được mọi người yêu quý và kính trọng.
Là một người cháu, người con trong gia đình thì biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng là đạo lí. Tục thờ cúng ông bà, tổ tiên cũng chính là thể hiện lòng biết ơn của con cháu với bậc sinh thành đã có công dưỡng đục chúng ta nên người. Chúng ta phải biết lễ phép với ông bà, cha mẹ. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào có được.
Hay ngày 22/7 hằng năm những người lính họ đã đã trở thành ngày tưởng nhớ, tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ vì họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, tuổi trẻ, hay cả tính mạng mình để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Là thế hệ trẻ chúng ta không chỉ học tập mà cũng phải bảo vệ, giữ gìn nền độc lập mà khó khăn mới có được như ngày hôm nay. Chính vì thế mà để thể hiện lòng biết ơn thì mỗi chúng ta có thể đến quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, cắt cỏ để nơi đây mãi sạch sẽ. Và truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
Và còn cả những người mẹ Việt Nam anh hùng khi họ đã phải hi sinh người chồng, người con của mình để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Những người phụ nữ ấy đã phải chịu đưng rất nhiều khó khăn của cuộc sống, phải trải qua cảm giác sống cô đơn lẻ bóng một mình. Vì thế mà chúng ta phải biết ơn họ bằng cách đến quét dọn nhà cửa, nói chuyện với mẹ để mẹ vơi đi nỗi cô đơn.
Lòng biết ơn của thế hệ học trò với công ơn dưỡng dục của thày cô:
“Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”
Đó là những lời dạy dỗ mà ông cha ta dành cho chúng ta. Thầy cô là những người đã hi sinh rất nhiều cho học trò của mình, dạy học bằng tất cả tình yêu và nhiệt huyết. Chính vì thế là học sinh ta phải lễ phép, chăm chỉ học hành để không phụ công của các thầy cô dành cho mình.
Lòng biết ơn sẽ giúp con người ta trưởng thành hơn, biết trân trọng những người xung quanh ta và những gì ta đang có. Mỗi người cần có cho mình lòng biết ơn người khác, biết sống vì người.
Cuộc sống ngày nay thì ngày càng trở nên bận rộn, mỗi chúng ta đều dần dần quên đi việc phải biết ơn người khác. Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống này. “Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn. Nếu luôn luôn chỉ nhìn thấy những gì mình không có thì bạn sẽ không bao giờ có đủ được”.-Oprah Winfrey. Hay “Hãy để sự biết ơn làm gối để bạn quỳ lên nói lời cầu nguyện hàng đêm. Và hãy để đức tin làm cầu để đưa giúp bạn đi khỏi cái xấu đến với cái tốt”.-Maya Anglou.
Và thế hệ trẻ cần có những hành động không cần phô trương bởi lòng biết ơn xuất phát từ tấm lòng của mỗi con người. Thường xuyên thể hiện lòng biết ơn với những người đã tạo ra thành quả lao động. Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà cha ông ta để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới, phải phấn đấu rèn luyện nhân cách tốt để trở thành người có ích trong xã hội. Chúng ta cần lên án những người không có lòng biết ơn, vô ơn, ăn cháo đá bát… trong xã hội hiện hay. Là một người trẻ hãy sống sao cho có ý nghĩa.
Là một người trẻ trong xã hội đang ngày càng phát triển chúng ta càng cần có trong mình lòng biết ơn. Hãy biết trân trọng những gì chúng ta đang có và biết ơn về điều đấy bởi lòng biết ơn sẽ dạy cho ta có một nhân cách tốt, có cách ứng xử cao đẹp.
5
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
22/04/2018 20:51:36
Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kinh cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
Câu ca đao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về làm con.
Người dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thấm thìa. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn "thờ mẹ kính cha” phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình. Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cợ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, "chỗ ráo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm". Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, con đau của con, thao thức lo toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.
Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.
Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.
Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.
ý nghĩa và tác dụng của câu ca dao, phương hướng hành động của bản thân
Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỉ cương, đạo lý xã hội.
Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.
Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội.
Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già sức yếu.
Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải gìn, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được, mở rộng vần đề, phê phán quan niệm, thái độ sai lầm:
Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm.
Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ.
Đó là những biểu hiện cùa người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.
Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ bản xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, Tổ quổc.
Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn "trung với nước, hiếu với dân". Đạo lý ấy là sức mạnh của nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nưóc. Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguổn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước.
Bài ca dao nhắc nhở thấm thìa về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha bao thế hệ.
3
2
Vũ Quỳnh
22/04/2018 20:52:06
Dàn ý:
-Giới thiệu vấn đề nghị luận vai trò của mẹ và lòng biết ơn mẹ
-Giải thích thế nào là lòng biết ơn
-Lòng biết ơn mẹ có thể được biểu hiện như thế nào
-Những giá trị nhân văn của biết ơn mẹ là gì
-Phê phán những người có thái độ bất hiếu với mẹ
-Mở rộng, bình luận về lòng biết ơn mẹ
-Ta cần làm gì thể hiện lòng biết ơn mẹ
-Kết luận vấn đề

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×