Theo tác giả, lời cảm ơn và xin lỗi có những giá trị gì
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
PHẦN I (6.0 điểm) Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là truyện ngắn ca ngợi vẻ
đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Trong truyện có
đoạn:
“Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao
xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu cũng
không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một hình
được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia.
Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.
(Ngữ văn 9, tập 1,NXB Giáo dục, năm 2020)
Câu 1: Đoạn trích là lời của ai, nói với ai, được nói ra trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Xét về thành phần câu, hai bộ phận được in đậm ở đoạn trích có điểm gì giống
nhau?
Câu 3: Tại sao ở hầu hết các câu văn trong đoạn, nhân vật xưng “cháu” nhưng ở câu “Vả,
khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” lại dùng đại từ “ta”?
Kể tên một văn bản văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 9 nhân vật cũng xưng “ta”, ghi
rõ tên tác giả.
Câu 4: Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, làm rõ lí tưởng sống cao đẹp, tình yêu
nghề và tinh thần trách nhiệm cao với công việc của nhân vật xưng “cháu” trong truyện
ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, trong đoạn có sử dụng một phép thế để liên
kết câu và một câu mở rộng thành phần (gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ làm phép thế và
câu mở rộng thành phần)
PHẦN II: (4,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử văn hóa, là hành vi văn
minh, lịch sự trong các quan hệ xã hội.Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin
lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ảnh phẩm chất văn hóa của cả
nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.
Trong nhiều trường hợp,lời cảm ơn hay xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người
nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế
mà sống hiền hòa, vị tha hơn.”
( Trích “ Cảm ơn” và “ xin lỗi”là biểu hiện của ứng xử văn hóa – Hà Anh)
Câu 1:Theo tác giả, lời cảm ơn và xin lỗi có những giá trị gì?
Câu 2: Để có được giá trị đó, lời cảm ơn, xin lỗi phải đáp ứng được những yêu cầu nào ?
Câu 3: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến phương châm hội thoại nào đã được học?
Câu 4: Viết đoạn văn nghị luận (Khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về
giá trị của lời nói trong cuộc sống.
-HET-
0 Xem trả lời
811