Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận khổ thơ cuối bài "Viếng lăng Bác", trong đó có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập

1. Cảm nhận 6 câu thơ đầu bài "Mùa xuân nho nhỏ", trong đó có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập.
2. Cảm nhận khổ thơ cuối bài "Viếng lăng Bác", trong đó có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập.
P/s: Mọi người xác định luôn giúp e với ạ. E cần gấp ạ, mai e làm bài r. Mong mn giúp ạ, cảm ơn mn nhiều.
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.464
24
8
Tiểu Khả Ái
22/04/2018 22:52:59
Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
23
7
2.
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
Khổ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác thể hiện nỗi lòng của người con miền Nam đối với vị chủ tịch vĩ đại của đất nước. Động từ " thương trào" đã thể hiện rất sâu sắc nỗi lòng đó. Đây là một động từ mạnh, diễn tả cảm xúc mãnh liệt, là " trào" chứ không phải là " rưng rưng" hay " ngậm ngùi", là niềm thương cảm sâu sắc, là nỗi xót xa, đau đớn khi phải rời xa Bác trong lòng người con miền nam. Điệp từ " Muốn làm" được lặp lại 3 lần đã cho thấy niềm khát khao được ở bên Bác, được hóa thân vào những vật nhỏ bé nhưng vô cùng thân thương luôn luôn gần bên Bác. Người con miền Nam khao khát thành" con chim", thành "bông hoa" để dâng tiếng hót, sắc hương lên Bác. Đặc biệt là hình ảnh " cây tre trung hiếu", cho thấy ước vọng của người con miền Nam muốn được bên Bác, giống Bác, cống hiến tất cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của quốc gia, dân tộc. Ước vọng này không chỉ của riêng tác giả mà còn là của tất cả mọi người dân Việt Nam.
Phạm Văn Tùng
Khởi ngữ và thành phần biệt lập chỗ nào đấy bạn?
5
6
1. "Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"...
Có người đã cho rằng: "Đoạn thơ đẹp như bức tranh". Đó là bức tranh xuân của "Huế đẹp và thơ", quê mẹ thương yêu của thi sĩ Thanh Hải. Hai câu thơ đầu là một sắc xuân tươi xinh rực rỡ tắm mát tâm hồn chúng ta. Vần thơ như một tiếng nói thốt lên khi ngạc nhiên chợt thấy một cảnh đẹp mà lòng xôn xao xúc động
3
5
Quỳnh Anh Đỗ
23/04/2018 13:06:16
1.
..Mùa xuân là hoa nở trên nhành mai
Mùa xuân là chim hót trên cành cây
Mùa xuân là ánh mắt em nhìn ai
Thoáng trên mắt môi bao nụ cười...
Mùa xuân, đó có thể gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc "Mùa xuân nho nhỏ'' của nhà thơ Thanh Hải.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cành đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cành hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...
Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và "sống" hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:
Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!
Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi.
3
7
Quỳnh Anh Đỗ
23/04/2018 13:10:54
2. Khổ cuối của bài thơ thể hiện sự thương nhớ và tâm nguyện của nhà thơ sau khi viếng Bác và trở về miền Nam để tiếp tục dựng xây, bảo vệ đất nước, bảo vệ miền Nam kiên cường, máu lửa của tổ quốc.
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Khi phải rời miền Bắc, rời lăng Bác nhà thơ đã không thể nào kìm được lòng mình nữa, tuôn trào nước mắt. Những khổ thơ ở trên đã diễn tả cảm xúc mãnh liệt nhưng nhà thơ vẫn cố kìm giữ trong đến khổ thơ cuối thì cảm xúc của nhà thơ đã tuôn theo dòng nước mắt tuôn rơi. Từ ngữ biểu cảm đã bộc lộ được nỗi xúc động trào dâng lên tới đỉnh điểm.
Từ cái nỗi xúc động đó tác giả thể hiện ước nguyện của mình:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Điệp ngữ “muốn làm” khiến cho nhịp thơ nhanh, dồn dập, giúp tác giả thể hiện được khát vọng mãnh liệt của mình. Khát vọng đó được bộc lộ qua những hình ảnh thơ vừa đẹp vừa gợi cảm “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu” tất cả để làm đẹp cho nơi Bác nằm, cũng như tác giả muốn dâng lên Bác những gì tinh hoa nhất của mình để Bác bình yên, thanh thản trong giấc ngủ ngàn thu.
Các từ “đâu đây”, “trong lăng”, “chốn này” càng nhấn mạnh thêm cái ước mơ của tác giả được ở mãi bên Bác, lưu luyến không muốn rời. Sự khát khao này của nhà thơ cũng là khát khao chung của rất nhiều người, bởi vì
“ Ta bên người, người tỏa sáng bên ta,
Ta bỗng lớn ở bên người một chút”
Viễn Phương cũng cảm nhận được điều đó khi được ở bên Bác Hồ. Ấn tượng nhất trong khổ cuối là hình ảnh “cây tre trung hiếu”, cây tre này khiến cho chúng ta nhớ lại hình ảnh “hàng tre” ở đầu bài thơ. Hai hình ảnh “hàng tre” và “cây tre trung hiếu” đã làm nên kết cấu đầu cuối tương ứng rất chặt chẽ. Nếu như mỗi người là một cây tre trung hiếu thì cả dân tộc sẽ là hàng tre trung hiếu với Bác. Tác giả nhắc lại một lần nữa hình ảnh “cây tre” để nhấn mạnh tình cảm gắn bó, trung thành với Bác, nguyện suốt đời thực hiện lý tưởng của người và đây cũng chính là ước nguyện của cả dân tộc.
Thanh Hoa
Khởi ngữ vs thành phần biệt lập chỗ nào thế bạn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×